intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp nhân viên bỏ thói quen chần chừ

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

137
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Chần chừ là kẻ đánh cắp thời gian". Những nhân viên có tính chần chừ có thể sẽ biết điều đó, nhưng họ lại không biết cách thoát khỏi thói quen bị tên "kẻ cắp" đó khống chế. Tổ chức của bạn có thể sẽ có những nhân viên như thế này. Làm sao để nhận ra họ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp nhân viên bỏ thói quen chần chừ

  1. Giúp nhân viên bỏ thói quen chần chừ ‘Chần chừ là kẻ đánh cắp thời gian". Những nhân viên có tính chần chừ có thể sẽ biết điều đó, nhưng họ lại không biết cách thoát khỏi thói quen bị tên "kẻ cắp" đó khống chế. Tổ chức của bạn có thể sẽ có những nhân viên như thế này. Làm sao để nhận ra họ?
  2. Các biểu hiện dễ thấy: - Những người khi được hỏi "Công việc tiến hành thế nào rồi?" luôn trả lời rằng: "Tôi vẫn đang làm" và chẳng đưa ra được thêm thông tin nào nữa. - Những nhân viên luôn "vắt chân lên cổ" khi đến hạn hoàn thành công việc hoặc dự án. - Những nhân viên hoàn thành công việc nhưng kết quả có vẻ không đúng với năng lực làm việc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen chần chừ: - Đó có thể là do người đó quá cầu toàn và viển vông - muốn làm được những kế hoạch to lớn nhưng không gắn liền với thực tế, muốn có được hết thứ này đến thức khác, rốt cuộc lại không làm được gì cả. - Hoặc người đó luôn lưỡng lự không biết bắt đầu như thế nào. Nguyên nhân là vì họ tin rằng để công việc đến n ước rút sẽ có động cơ làm việc tốt hơn, rồi đến nước rút lại "vắt chân lên cổ".
  3. Cách giải quyết Đầu tiên, hãy quan sát và ghi chép nh ững biểu hiện làm việc của nhân viên. Sau đó, tổ chức một cuộc gặp riêng và đưa ra những quan sát của bạn, hỏi xem nhân viên có đồng tình trước những nhận xét này không. Hãy để ý phản ứng của nhân viên, xem họ có cố tình phớt lờ, đổ lỗi cho người khác hay không. Nếu nhân viên cố tình đổ lỗi cho những người khác hoặc cho tổ chức, hãy giúp họ tập trung vào những điều họ có thể thay đổi.
  4. Hãy giúp họ nhận ra vấn đề bằng cách đặt những câu hỏi: - Bạn có đặt ra những tiêu chuẩn quá cao và khó thực hiện khiến bạn cảm thấy khó khăn khi bắt đầu nhiệm vụ hay không? - Bạn có lẫn lộn các chi tiết và cảm thấy khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ hay không? - Bạn có để công việc đến phút chót với hy vọng áp lực thời gian sẽ làm bạn cố gắng hơn không? - Bạn có nhận quá nhiều nhiệm vụ đến nỗi bạn không thể biết cái gì cần làm trước? - Có phải bạn có không muốn làm vì bực tức điều gì đó hay không? Lắng nghe gợi ý của nhân viên xem họ có gặp phải vấn đề cá nhân về gia đình, mất khả năng tập trung hay không. Sau đó có thể gợi ý họ n ên liên hệ với
  5. chương trình hỗ trợ nhân viên của tổ chức. Kết thúc cuộc gặp bằng việc động viên và thể hiện sự tin tưởng vào những sự thay đổi của họ trong thời gian sắp tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2