intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ đánh bại stress

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở trẻ em, những ảnh hưởng của stress không dễ nhận thấy, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời hỗ trợ con giải tỏa căng thẳng. Cha mẹ cần giúp trẻ vượt ra khỏi cảm giác bế tắc do stress mang lại. Nhẹ nhàng chia sẻ Khi bạn nhận thấy có điều gì đó khiến trẻ lo lắng, hãy nhẹ nhàng tâm sự cùng trẻ. Đừng nên nói những câu như: “Nào, con làm sao?” khiến trẻ có cảm giác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ đánh bại stress

  1. Giúp trẻ đánh bại stress Ở trẻ em, những ảnh hưởng của stress không dễ nhận thấy, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời hỗ trợ con giải tỏa căng thẳng. Cha mẹ cần giúp trẻ vượt ra khỏi cảm giác bế tắc do stress mang lại.
  2. Nhẹ nhàng chia sẻ Khi bạn nhận thấy có điều gì đó khiến trẻ lo lắng, hãy nhẹ nhàng tâm sự cùng trẻ. Đừng nên nói những câu như: “Nào, con làm sao?” khiến trẻ có cảm giác như mình đang bị buộc tội. Hãy để trẻ cảm nhận rằng bạn đang thực sự cảm thông và mong muốn được nghe mọi chuyện mà trẻ chia sẻ. Lắng nghe Khi trẻ chia sẻ hãy thể hiện bạn đang rất quan tâm tới vấn đề đó, lắng nghe với thái độ thật cởi mở và tôn trọng. Bạn không nên thúc giục, đổ lỗi hay giáo huấn trẻ. Ban nên tận dụng những câu hỏi mang tính gợi mở như “chuyện gì xảy ra tiếp theo vậy con?” để trẻ nhanh chóng đi đến phần kết của câu chuyện. Tạo cảm giác an toàn Bạn có thể nói: “Chắc chuyện đó khiến con rất bối rối” hay “Điều đó dường như không được công bằng với con lắm”.
  3. Điều này chứng tỏ bạn hiểu được cảm giác của trẻ, khiến trẻ thấy mình đang được ủng hộ và an tâm hơn. Giúp trẻ diễn đạt cảm xúc Đôi khi trẻ vẫn chưa thể tìm được những từ ngữ chính xác để diễn tả cảm xúc của mình. Khi diễn đạt giúp trẻ, bạn nên lồng thêm những sắc thái để trẻ nhận ra mình đang ở trạng thái tâm lý như thế nào. Chung sức giải quyết Hãy cùng bàn bạc với trẻ để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Bạn chỉ nên định hướng và khuyến khích trẻ đưa ra cách giải quyết vấn để chứ không nên thay trẻ quyết định mọi việc. “Thổi bay” cảm giác căng thẳng Sau khi chia sẻ cùng trẻ, bạn nên chuyển sang một chủ đề mới tích cực và thoải mái hơn, giúp trẻ quên đi những cảm giác nặng nề vừa phải trải qua. Luôn là người đồng hành Không phải lúc nào trẻ cũng muốn chia sẻ mọi chuyện với
  4. bạn, do vậy hãy để trẻ cảm thấy bạn luôn ở bên cạnh bất cứ khi nào trẻ cần. Cùng trẻ làm việc gì đó như xem phim, chơi trò chơi, đi dạo hay nấu ăn. Cảm giác gần gũi có thể giúp trẻ dễ dàng chia sẻ mọi chuyện. Giải pháp lâu dài Cố gắng tìm hiểu và hạn chế những nguyên nhân gây stress cho trẻ . Ví dụ như trẻ đang thấy lo lắng vì có quá nhiều bài vở thì bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu, để trẻ rảnh tay làm bài tập hơn. Làm cha mẹ ai cũng thấy “xót” khi con gặp phải rắc rối, xong bạn đừng nên nóng vội can thiệp. Nên cho trẻ có cơ hội tự điều hòa cuộc sống, học cách khống chế cảm xúc và tự đứng dậy sau khi vấp ngã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2