Gốm sứ Việt trong thương mại quốc tế
lượt xem 10
download
Gốm sứ Việt trong thương mại quốc tế sẽ cho chúng ta một cái nhìn chi tiết nhất về thời gian ra đời phát triển của gốm sứ, thời gian gốm sứ xuất hiện trên thị trường thế giới, cuối cùng là sự phát triển của gốm sứ cho đến ngày hôm nay. Mời các bạn tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gốm sứ Việt trong thương mại quốc tế
- GỐM SỨ VIỆT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đồng Thị Hồng Hoàn Có lẽ ít loai đồ vật nào lại đuợc sử dụng phổ biến và gần gũi với con người trong mọi thời đại như gốm sứ, từ đồ dùng thiết yếu trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng… cho đến trang trí nội thất kiến trúc hay vật liệu cho công trình xây dựng. Qua các nghiên cứu khảo cổ, cho thấy gốm Việt Nam đã xuất hiện uớc chừng cách ngày nay gần 1 vạn năm, vào giai đoạn cuối của văn hoá Hoà Bình đầu văn hoá Bắc Sơn và gắn bó suốt chặng đường dài của lịch sử người Việt. Theo kết quả của các cuộc khai quật trong vòng 20 năm trở lại đây, tổ tiên người Việt cách đây 5000 đến 4000 năm đã biết sử dụng bàn xoay thành thục, biết trang trí lên gốm bằng những nét khắc tinh xảo, chủ yếu là hoa văn răng lược, khắc vạch, làn sóng… Theo tài liệu nghiên cứu “Lịch sử đồ gốm” của Nguyễn Văn Tuấn: thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 (603939), đồ gốm Việt nam đã xuất cảng sang Ả Rập, Nam Thái Bình Dương khách thương Ả Rập Ibn Khurdadhbih đã từng viết về cuộc du hành của ông ghé qua Long Biên trước khi đến Quảng Châu. Vào thời Tiền Lê(9801009), khu vực Quảng Ninh sát Hải Phòng có cảng Vân Đồn sầm uất, sự trao đổi hàng hóa với các nước đã ảnh hưởng rõ trên gốm qua các di vật gốm sứ ảnh hưởng nước men ảnh hưởng văn hóa Chăm, Hoa, Ấn Độ, Hồi Giáo… đồ men ngọc được sản xuất nhiều. Năm 1010 với sự ra đời và phát triển của kinh thành Thăng Long(Hà Nội), đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của khu vực xung quanh kinh thành. Quá trình khai quật khảo cổ, người ta đã tìm thấy dấu vết của nhiều làng gốm xưa nằm sâu dưới lòng đất. Đó là những di tích nhà cổ, lò gốm, sân gạch và nhiều phế vật bằng gốm điển hình ở miền Bắc: Chu Đậu(Hải Dương), Bát Tràng(Hà Nội), Phù Lãng(Bắc Ninh), Quảng Ninh… và nhiều địa điểm ở miền Trung, miền Nam như: Bình Định, Binh Dương, Sài Gòn… Khai quật Hoàng thành Thăng Long, nghiên cứu gốm cổ Việt Nam (hợp tác Việt nam Nhật bản) và các di tích khác cùng thời kỳ ta thấy, gốm thời LýTrần ngoài phục vụ đời sống sinh hoạt, còn đáp ứng nhu cầu xây dựng, trang trí và thờ cúng ở công trình kiến trúc tín ngưỡng Phật giáo và cung đình. Nhưng, sản phẩm đồ gốm gia dụng thời Trần không còn vẻ thanh nhã như thời Lý mà tạo dáng vững chắc, giản dị. Đồ gốm hoa lam dưới men thời Trần là một thành tựu lớn làm căn bản cho nghề gốm để các đời sau kế thừa và phát triển. Vào thời Hồ (1400 1407), gốm Chu Đậu xuất hiện nhiều nơi gồm các sản phẩm men trắng, hoa văn màu chàm… Thế kỷ XV, nhà Lê đã giành được chính quyền từ ách áp bức, đô hộ của Trung Quốc và đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới, thanh bình, thịnh trị. Với sự quan tâm và khuyến khích của nhà nước mới, xuất hiện nhiều vùng lò gốm mới được hình thành, điển hình là gốm Chu Đậu ở lưu vực Sông Hồng và khu vực gần cảng Hội An, gốm sứ mang nhiều phong cách chế tác mới cả về mặt tạo hình và trang trí sản phẩm, khác hẳn so với gốm sứ Trung Quốc trước đây. Người Nhật bắt đầu nhập cảng gốm Việt để dùng trong Trà Đạo. Việc khám phá ra tàu cổ Hội An năm 1999 đã mang lại một sự hiểu biết sâu sắc về chất lượng gốm sứ của Việt Nam được sản xuất khoảng giữa thế kỷ XV. Nhiều làng gốm Việt Nam đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng 1
- được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh, Trung Quốc và xuất khẩu ra nước ngoài. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, đầu thế kỷ XV cũng ghi “Làng Bát Tràng làm nghề bát chén, trước đây mỗi lần cống nạp Trung Quốc, làng Bát Tràng phải nộp 70 bộ bát chén…”. Oueda Tokoumosouke trong “Đồ gốm Nhật Bản”(La ceramique Japonnaise) Nhà XB Le Roux Paris, 1873 trang 78, 87, 90, 93… cho rằng: từ năm 1596 1873, ở Nhật bản có nhiều thợ gốm giỏi bắt chước và làm theo gốm cổ Việt Nam, mà họ gọi là gốm Giao Chỉ. Tác giả Morimura Kenichi trong hội thảo: “đồ gốm sứ Việt Nam và mối quan hệ Việt Nam Nhật Bản”, đã đưa ra nhận xét rằng: chính đồ gốm sứ Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVXVI đã có ảnh hưởng và có mối quan hệ mật thiết với quá trình hình thành các dòng phái trà đạo của Nhật Bản. Năm 1980, một phát hiện lý thú của ông Makato Anabuki, về chiếc bình gốm hoa lam cổ Chu Ðậu cao 54 cm hiện trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokapi Saray ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), ở quanh vai có 13 chữ Hán: “Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút “(dịch: Năm Thái Hòa thứ tám (1450), tại châu Nam Sách, người thợ Bùi Thị Hý viết). Gần đây, việc trục vớt những tàu cổ đắm ở vùng biển Pandanan (Philippine), vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Đà Nẵng), cho thấy nhiều hiện vật gốm đều là gốm Chu Đậu, chứng tỏ gốm Chu Đậu đã xuất khẩu với số lượng lớn cách đây 7 8 thế kỷ. Thời kỳ ấy, gốm Chu Đậu đã đạt được 4 tiêu chuẩn ở đỉnh điểm mà văn hoá gốm đòi hỏi: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông. Chuyến tàu cuối cùng chở gốm Chu Đậu xuất đi Tây Ban Nha năm 1999 được phát lộ qua kết quả khảo cổ con tàu đắm ở Cù Lao Chàm thu vớt 27 vạn sản phẩm gốm cao cấp có xuất sứ từ Chu Đậu. Đây chỉ là sản phẩm trong một năm của các nghệ nhân Chu Đậu, vậy trong 200 năm phát triển rực rỡ, các nghệ nhân Chu Đậu đã sản xuất một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu? Hiện nay ở hầu hết các nước Đông Nam Á, cùng với 46 bảo tàng trên thế giới có tiêu bản gốm Chu Đậu, chiếc bình cổ của Bùi Thị Hý ở bảo tàng Thổ Nhỹ Kỳ được bảo hộ tới 1 triệu USD và những sản phẩm gốm Chu Đậu cổ được bán với giá hàng trăm ngàn USD trên thế giới là chuyện bình thường. Cuối thế kỷ XV dưới triều Lê (14281527) có nhiều sản phẩm gốm phong phú và được lưu thông rộng rãi, loại sứ trắng hoa lam, hoa xanh, đặc biệt phát triển, đồ gốm sứ Việt Nam xuất cảng mạnh sang Ả Rập, nam Thái Bình Dương. Các sản phẩm Chu Đậu hiện nay được tìm thấy rất nhiều nơi trên thế giới từ Ai Cập, Trung Cận Đông, đến toàn bộ các nước ở Đông Nam Á và rất nhiều ở Nhật Bản, mở đầu cho thời kỳ xuất khẩu đồ gốm sang nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Tk XVXVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây. Thế kỷ XVI dưới triều Mạc (15271592) và thế kỷ XVII XVIII sau này, còn ghi lại trong các cuốn sách ghi chép lại của các thương nhân Châu Âu đến Đại Việt buôn bán vào thế kỷ 1718 (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688', Những người Châu Âu ở nước An Nam,...) đều có ghi chép về các sản phẩm gốm, sứ của người Việt tinh xảo không thua gì Trung Hoa. Nhiều bình lớn, bình hương có niên hiệu thời Mạc được bảo tồn ở một số đình chùa và các sưu tập ở Việt Nam và quốc tế. Nhiều nghệ nhân gốm còn lưu danh trên sản phẩm của mình, tiêu biểu là Đặng Mậu Nghiệp, tự Huyền Thông, quê ở xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (nay thuộc xã Minh Tân, Nam Thanh, Hải Dương). Những minh văn đắp nổi, khắc chìm còn lưu rõ trên sản phẩm gốm thời Mạc. Kết quả khảo cổ khu vực khảo cổ cảng thị Domea ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã tìm thấy cả chục ngàn di vật gốm dòng Chu Đậu thế kỷ XVIXVII , thời kỳ này gốm Việt Nam phát triển trong một bối cảnh 2
- kinh tế mới của đất nước và khu vực. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. Sử sách các cuốn du ký còn ghi hàng vạn đồ gốm Việt Nam được xuất cảng sang Inđônêxia thế kỷ XVIXVII. Thời Hậu Lê (1593 1789). Nhà Lê được hai họ Nguyễn Trịnh nỗ lực phù tá năm 1593 đánh bại nhà Mạc trở về Thăng Long. Sau thời kỳ chiến tranh dữ dội, các trung tâm gốm nổi tiếng ở Chu Đậu, Thanh Lâm gần quê hương của vua Mạc vị tàn phá nặng nề nên tàn lụi dần. Từ thế kỷ XVII đến XVIII, nghề gốm hoạt động ở vùng Bát Tràng, Thổ Hà… chuyên sản xuất loại gốm sinh hoạt và thờ cúng theo phong cách mới. Các đề tài bắt nguồn từ Phật giáo mất dần, thay thế bằng các đề tài Nho giáo như tứ linh, tam hữu, tam đa, lục bảo... Cuối thế kỷ XVIII nghề gốm Việt Nam suy thoái dần vì nhiều nguyên nhân, nội tại và ngoại lai. Đồ tự khí, trang trí tại chùa chiền dần dần thay thế bằng loại đồ gốm sứ Trung Quốc và châu Âu (điển hình là ở các lăng mộ vua Nguyễn). Đồ gốm gia dụng không có gì đặc sắc chỉ dùng để phục vụ giới bình dân, từ cuối TK XVII, nhất là từ TK XVIII, việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á. Hiện nay có rất nhiều làng gốm ở Việt Nam được phục hồi dần, trong đó phải kể đến gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Móng Cái, Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), tuy muộn mằn hơn các nơi khác nhưng gốm Chu Đậu (Hải Dương) cũng đang tìm lại nghề thất truyền của làng. Miền Trung có gốm Thanh Hà (Hội An), Gõ (Phú Yên), độc đáo hơn cả là gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận); Miền Nam gần đây xuất gốm Lai Thiệu(Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Sài Gòn…Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam phong phú, từ những đồ vật phục vụ sinh hoạt như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá, bát đĩa...đến những sản phẩm gốm sứ trang trí như tượng, lọ hoa, bình, đôn, tranh… Hiện nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời để khôi phục giữ gìn bằng được “thần thái phong cách gốm cổ Chu Đậu”. Sau một năm sản xuất, xí nghiệp đã có lô hàng đầu tiên 8490 sản phẩm xuất khẩu trị giá 20.000 USD. Thế là sau 400 năm Chu Đậu lại có hàng xuất cho Tây Ban Nha – nơi chuyến cuối cùng được xuất sang ở thế kỷ thứ XVII. Các loại gốm được ưa chuộng hiện nay vẫn là gốm men ngọc truyền thống với hoa văn khắc chìm hoặc in nổi trong lòng bát, lòng đĩa dưới màu men ngọc trong suốt, cho ta một vẻ đẹp dịu dàng, sâu đậm; gốm hoa lam với lối trang trí dưới men nhưng không khắc vạch và chỉ vẽ lối nhẹ nhàng như thủy mặc; gốm da lươn mang một màu vàng sẫm. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa Việt như chú bé thổi sáo trên lưng trâu, cây đa cổng làng, mái chùa, hồ sen…Hiện nay, sản phẩm và thương hiệu gốm Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và khẳng định được vị trí của mình. Trong bối cảnh hiện nay, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, sức mua đã giảm mạnh. Dự báo trong những tháng tới, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới 3
- tiếp tục gặp khó khăn nên xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam sẽ khó có thể tăng cao, mặc dù theo chu kỳ chung hàng năm, thì xuất khẩu các mặt hàng này thường tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Ngành gốm cổ xưa ít ghi danh những tác giả trên sản phẩm của mình, có lẽ vì thế mà suốt cả vạn năm nghề gốm cổ truyền chỉ ghi danh Đặng Mậu Nghiệp, tự Huyền Thông, quê ở xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (Hải Dương), mới đây lại được nghe tên Bùi Thị Hý qua dòng chữ trên bình cổ ở bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ do phát hiện của ông Đại sư Nhật : "Thái hòa bát niên (1450) Nam Sách châu, tương nhân Bùi Thị Hý bút”… để lại sản phẩm giá trị cho quốc gia và quốc tế. Nhưng ngành gốm hiện nay phát triển còn ghi lại sáng tạo của những người thực sự có tâm huyết và công lao với ngành gốm hiện đại như Nguyễn Văn Y, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Trọng Niết, Lê Ngọc Hân, Lê Duy Ngoạm, Cao Trọng Thiềm, Nguyễn Trọng Đoan… Thiết nghĩ nếu ngành gốm có thêm nhiều tác có tài năng và tâm huyết, chắc chắn các sản phẩm gốm Việt nam sẽ được lưu danh mãi mãi trên thương trường quốc tế mà còn là những tác phẩm độc nhất được ghi danh ở những bảo tàng nghệ thuật uy tín quốc tế như sản phẩm của Bùi Thị Hý ở Nam Sách Hải Dương. Tài liệu tham khảo: 1. Viện Nghệ thuật “Mỹ thuật Lê Sơ” Nhà XB Văn hóa 1978 2. Viện khảo cổ học “Những phát hiện mới về khảo cổ học” Nhà XBKHXH 1995 3. Viện Mỹ thuậtTrường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội, Trường ĐH Mỹ Thuật CN “Nguyễn Văn Y với mỹ thuật ứng dụng” Nhà XB Mỹ thuật 1999 4. Hội Mỹ thuật Viêt Nam “Mỹ thuật ứng dụng Việt nam đương đại” Nhà XB Mỹ thuật 2003 5. Viện Khảo cổ học “Hoàng Thành Thăng Long” Nhà XB Văn hóa thông tin 2006 6. Trần Văn Tuấn “Lịch sử đồ gốm” http://www.sfaantiques.com 7. Trần Khánh Chương“Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ” 470tr, Nhà XB Mỹ thuật 2004 8. Bùi ngọc Tuấn “Đồ gốm cổ truyền Việt Nam” Web: http://www.thuvienebook.com 9. “Vài nét về đồ Gốm Việt Nam trên thị trường Gốm quốc tế vào thế kỷ 14 đến thế kỷ 17” Web: http://gosanh.vn 10. Vũ Úy “Gốm Chu Đậu bừng tỉnh sau 400 năm thất truyền ” Web: http://www.vietnamnet.com.vn 11. Hồ Trung Tú “Vẻ đẹp Chu Đậu” – Web: http://vietbao.vn 12. Quốc Bảo “Đề tài Phật giáo trong gốm cổ Việt nam” Web: http://covat.net 13. Viện thông tin khoa học xã hội “Nghề gốm Thổ Hà Bắc Giang (Ảnh chụp trước năm 1935)” Web http://www.issi.gov.vn 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU - 3
13 p | 120 | 31
-
Phù Nam - nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa
9 p | 131 | 23
-
Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV - XVII
9 p | 28 | 3
-
Nền kinh tế triều Lý trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1009-1225)
4 p | 45 | 3
-
Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo: Nhận thức mới từ tiếp cận nghiên cứu so sánh
28 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử công thương Việt Nam (1945-2010): Phần 2
452 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn