intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gót ngọc gặp rắc rối

Chia sẻ: Huongdanhoctot_8 Huongdanhoctot_8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ai cũng muốn mình có một bàn chân đẹp để diện đôi giày xinh xắn. Thế nhưng gót ngọc rất dễ gặp phiền toái nếu bạn không quan tâm đến chúng đúng mực. Đôi chân là nơi “hội ngộ” của nhiều tuyến mồ hô trong cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gót ngọc gặp rắc rối

  1. Gót ngọc gặp rắc rối Ai cũng muốn mình có một bàn chân đẹp để diện đôi giày xinh xắn. Thế nhưng gót ngọc rất dễ gặp phiền toái nếu bạn không quan tâm đến chúng đúng mực. Đôi chân là nơi “hội ngộ” của nhiều tuyến mồ hô trong cơ thể. Đây cũng là nơi tiếp xúc nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhất. Nếu không biết cách chăm sóc và giữ gìn, gót ngọc sẽ dễ dàng gặp sự cố. Dưới đây là một số triệu chứng ở chân, bạn nên biết để có cách điều trị Móng chân đâm vào thịt Tình trạng : Móng mọc dài và nhọn, đâm vào phần da thịt của ngón chân làn bạn rất đau. Nguyên nhân: Cắt móng chân không đúng cách hoặc đi giày quá chật. Phòng ngừa: Nên cắt ngắn móng chân thường xuyên để chúng không đâm vào da.
  2. Điều trị : Nếu ngón chân bị sưng, đỏ, đau, bạn phải đến bác sỹ để kiểm tra. Mỗi tối bạn nên ngâm chân vào nước nóng để sát trùng. Viêm tấy ở kẽ ngón Tình trạng: Khớp ngón chân cái bỗng dưng phát triển chệch ra ngoài, gây viêm kẽ ngón chân. Nguyên nhân : Tình trạng viêm này thường do di truyền hoặc do bạn đi giày quá chật, mũi nhọn, gót cao. Phòng ngừa : Chọn giày phù hợp với hình dáng của chân, vùng ngón chân thoải mái. Nên giảm độ cao của giày. Điều trị : Đến bác sỹ để có lời khuyên phù hợp. Mặt khác bạn nên chọn giày đúng size và lót giày để bảo vệ đôi chân bạn. Ngón chân bị quặp Tình trạng : Ngón chân quặp vào, trông như búa nhổ đinh. Nguyên nhân : Có thể do bạn mang những đôi giày mũi nhọn, quá chật hoặc ngón cái bị ép vào ngón thứ hai. Ngoài ra, “thủ phạm”cũng có thể do các cơ không cân bằng, do di truyền hoặc những chấn thương ở bàn chân. Phòng ngừa : Chọn giày mũi tròn hoặc vuông, rộng và phù hợp với hình dáng của bàn chân.
  3. Điều trị: Nếu ngón chân bị quặp nghiêm trọng, bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn. Lúc này chỉ có bác sỹ mới đưa được ngón chân trở về vị trí cũ. Để hạn chế cơn đau, bạn nên mang giày vừa vặn và sử dụng tấm lót giày. Viêm dây thần kinh ở bàn chân Tình trạng: Những vết sưng đỏ xuất hiện ở ngón thứ ba và ngón thứ tư khiến chân bị đau và tê cứng. Nguyên nhân: Do xương bị cọ xát, va chạm nhiều lần với dây thần kinh do giày ôm chặt chân hoặc cấu trúc xương bị dị dạng. Phòng ngừa: Tránh đi giày chật. Điều trị: Hãy đến bác sỹ để có chế độ điều trị hợp lý. Bạn cũng nên mang những đôi giày vừa vặn, làm bằng chất liệu mềm và dùng tấm lót giầy thường xuyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2