YOMEDIA
ADSENSE
Hạch to (R59), Tiếp cận thiếu máu trẻ em (D50-D59)
2
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Hạch to (R59), Tiếp cận thiếu máu trẻ em (D50-D59)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, cách tiếp cận lâm sàng - cận lâm sàng, phân loại nhóm nguyên nhân gây thiếu máu, tiếp cận thiếu máu tại phòng khám. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hạch to (R59), Tiếp cận thiếu máu trẻ em (D50-D59)
- HẠCH TO (R59) 1. ĐỊNH NGHĨA - Hạch có thể không sờ thấy ở trẻ sơ sinh. - Đa số trẻ em có hạch tròn, nhỏ ở cổ, sau tai, bẹn. - Ở trẻ nhỏ, hạch to khi hạch cổ, nách lớn hơn 1 cm hoặc hạch bẹn lớn hơn 1,5 cm. 2. CÁCH TIẾP CẬN 2.1. Bệnh sử - Thời gian. - Sốt. - Sụt cân (giảm trên 10% cân nặng trong 6 tháng). - Đổ mồ hôi đêm. - Nhiễm trùng. - Thuốc (Phenytoin, Isoniazid, Hydralazine, Dapsone, Procaonamide, Allopurinol). - Nơi cư trú, du lịch, dị ứng, thú nuôi. 2.2. Khám lâm sàng - Sự phân bố hạch: + Hạch toàn thân: trên 2 nhóm hạch không kế tiếp nhau trong bệnh cảnh toàn thân. + Hạch khu trú: thường do nguyên nhân khu trú vùng dẫn lưu hạch. - Nếu kèm lách to nghĩ trong bệnh cảnh toàn thân (lành hoặc ác tính). - Tính chất hạch: kích thước, mật độ, di động, da xung quanh. 340
- - Diễn tiến: hạch to dần, tăng và giảm. - Khó thở, khò khè, phù mặt —> Hội chứng tĩnh mạch chủ trên. 2.3. Cận lâm sàng - Công thức máu, phết máu. - Tăng độ lắng máu kèm bất thường chức năng thận (viêm khớp dạng thấp, Lupus, Sarcoidosis). - Chức năng gan, thận. - Tăng acid uric, phosphore, BUN kèm giảm calci (hội chứng ly giải u). - LDH (thường tăng trong bệnh lý ác tính, bệnh gan, tán huyết). - X quang ngực thẳng (nếu có triệu chứng khó thở, hạch trung thất). - Nhiễm trùng (EBV, CMV, thủy đậu, Rubella, quai bị, sởi, Toxoplasmosis, Chlamydia, HIV, lao, nấm). - Siêu âm, CT, MRI (tùy từng trường hợp để đánh giá, sinh thiết). - Chọc hút và cấy (nghĩ hạch viêm). - Sinh thiết hạch (nếu nghi ngờ ác tính: hạch to nhanh trong vòng 2 tuần, không giảm trong 6 tuần). - Tủy đồ (nếu nghi ngờ ác tính). 2.4. Điều trị - Điều trị nhiễm trùng và theo dõi. - Sinh thiết hạch, tủy đồ nếu nghi ngờ ác tính và điều trị theo nguyên nhân. - Điều trị đặc hiệu với bệnh hệ thống. 341
- TIẾP CẬN THIẾU MÁU TRẺ EM (D50-D59) 1. ĐỊNH NGHĨA - Thiếu máu là trường hợp giảm nồng độ hemoglobin hay khối hồng cầu, thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi, giới tính. - Thiếu máu khi Hb dưới 2SD so với ngưỡng chuẩn. - Mức Hemoglobin theo tuổi (Harriet Lane): Hemoglobin (g/dL) Tuổi Trung bình -2SD 1 tuần 17,5 13,5 2 tuần 16,5 12,5 1 tháng 14,0 10,0 2 tháng 11,5 9,0 3-6 tháng 11,5 9,5 6 tháng-2 tuổi 12,0 11,0 2-6 tuổi 12,5 11,5 6-12 tuổi 13,5 11,5 12-18 tuổi (nữ) 14,0 12,0 12-18 tuổi (nam) 14,5 13,0 2. PHÂN LOẠI NHÓM NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU 2.1. Thiếu máu do kém tạo máu - Thiếu máu thiếu yếu tố tạo máu. + Thiếu máu thiếu sắt. + Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12. + Thiếu máu do thiếu protein. - Thiếu máu giảm sản và bất sản tủy: 342
- + Suy tủy xương mắc phải và bẩm sinh, bệnh Fanconi. + Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần. + Bệnh bạch cầu cấp và các di căn khác vào tủy. + Một số nguyên nhân khác: suy thận mạn, thiểu năng tuyến giáp, bệnh collagen, nhiễm khuẩn mạn. 2.2. Thiếu máu do mất máu - Chảy máu cấp: + Chấn thương. + Giãn tĩnh mạch thực quản/có bệnh lý nền gan mật mạn tính. + Xuất huyết tiêu hóa. + Xuất huyết từng đợt tái diễn do rối loạn quá trình cầm máu: giảm tiểu cầu, hemophilia… - Chảy máu mạn tính: + Giun móc, loét dạ dày-tá tràng. + Trĩ, sa trực tràng, polype trực tràng, thoát vị cơ hoành. 2.3. Thiếu máu do tán huyết - Bệnh về Hb: Thalassemia, HbE, HbS, HbC, HbD... - Bất thường màng hồng cầu: bệnh hồng cầu hình cầu. - Bệnh về enzyme hồng cầu: thiếu G6PD, thiếu Glutathion reductase, Pyruvate kinase... - Tán huyết miễn dịch: bất đồng nhóm máu mẹ-con ABO, Rh; tự miễn. - Nhiễm khuẩn: sốt rét, nhiễm khuẩn máu. 343
- - Nhiễm độc thuốc: Phenylhydrazin, thuốc sốt rét, hóa chất, nọc rắn... - Cường lách. - Hội chứng huyết tán tăng urê máu. 3. TIẾP CẬN THIẾU MÁU TẠI PHÒNG KHÁM 3.1. Thăm khám lâm sàng, hỏi tiền căn, bệnh sử - Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu là dấu hiệu thiếu oxy ở các mô và tổ chức. Triệu chứng có thể xuất hiện tùy theo mức độ thiếu máu và đáp ứng của cơ thể, triệu chứng thiếu máu cấp thường biểu hiện khi khám (mệt mỏi, chóng mặt, ngất, mạch nhanh, huyết áp hạ), thiếu máu mạn có khi chỉ rõ ràng trên xét nghiệm. - Khám lâm sàng cần phải được thực hiện đầy đủ và kỹ càng, cần phát hiện các biểu hiện kèm theo thiếu máu như: biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, vàng da, khám hệ thống gan, lách và hạch ngoại vi. 3.2. Các yếu tố giúp định hướng nguyên nhân thiếu máu Bệnh sử Bệnh lý nghi ngờ Sinh non Thiếu máu do sinh non Yếu tố nguy cơ trước và • Thiếu máu tán huyết sau sinh • Ức chế tạo máu • Bệnh lý của mẹ (bệnh tự • Mất máu cấp, Xuất huyết mẹ-thai miễn) • Thiếu máu thiếu sắt do mẹ thiếu • Tiền sử dùng thuốc của sắt mẹ • Nhiễm trùng (TORCH) • Quá trình chu sinh Tiền sử gia đình • Tán huyết di truyền 344
- • Sỏi túi mật • Thiếu máu tán huyết do bất đồng • Cắt lách, vàng da sau nhóm máu sanh • Nhóm máu Vàng da sớm < 24 g Tán huyết di truyền, nhiễm trùng Vàng da kéo dài Tán huyết di truyền Chế độ ăn bất thường: phụ Thiếu sắt thuộc sữa, ăn đất... Bệnh lý gan Thiếu máu do bệnh lý gan Suy thận Thiếu epo Các biểu hiện xuất huyết ra Thiếu máu là hậu quả nguyên ngoài nhân gây xuất huyết Bệnh lý nhiễm trùng Thiếu máu nhẹ thoáng qua Nhiễm virus Thiếu máu tán huyết Nhiễm trùng huyết Suy tủy thoáng qua dòng hồng cầu parvovirus 3.3. Sơ đồ tiếp cận thiếu máu 3.3.1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ TIẾP CẬN THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ MCV thấp Sắt huyết thanh, ferritin, TIBC, điện di Hb Sắt huyết thanh, Sắt huyết thanh, ferritin Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, bình thường/tăng, ferritin tăng, TIBC Tran- Tranferine tăng Tranferine không tăng ferine không tăng Thiếu máu do bệnh Thiếu máu thiếu sắt Điện di Hb lý mạn tính XN tìm HIV, lao, sốt rét, abcess, Bệnh lý hemoglobin ung thư, bệnh tự miễn 345
- 3.3.2. Thiếu máu hồng cầu to TIẾP CẬN THIẾU MÁU HỒNG CẦU TO MCV tăng Phết máu ngoại vi có hồng cầu oval to và bạch cầu đa nhân phân nhiều múi? Có → thiếu máu Không nguyên hồng cầu khổng lồ Hồng cầu lưới Tủy đồ XN B12, acid folic Đáp ứng tủy Không đáp ứng tủy Tán huyết hoặc Nhược giáp xuất huyết Bệnh lý gan 3.3.3. Thiếu máu hồng cầu bình thường TIẾP CẬN THIẾU MÁU HỒNG CẦU ĐẲNG SẮC MCV bình thường Hồng cầu lưới Đáp ứng tủy Không đáp ứng tủy Tán huyết hoặc xuất huyết ▪ Thiếu máu thiếu sắt giai đoạn sớm ▪ Bệnh lý ác tính xâm lấn tủy ▪ Thiếu máu thoáng qua ở trẻ em (TEC) ▪ Suy tủy dòng hồng cầu ▪ Suy tủy mắc phải 346
- 3.4. Chỉ định nhập viện - Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của thiếu máu (mệt mỏi, chóng mặt, ngất) cần chỉ định nhập viện bất kể lượng Hb. - Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng của thiếu máu chỉ nhập viện trong trường hợp: + Hb < 5 g/dl. + Có triệu chứng xuất huyết đang tiến triển (xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, rong kinh, tán huyết... hoặc kèm giảm thêm các dòng tế bào khác (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt). - Các trường hợp thiếu máu không rõ nguyên nhân cần chuyển khám và làm bilan chẩn đoán tại phòng khám huyết học chứ không cần nhập viện. 347
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn