intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hàm tài chính phần 2.6

Chia sẻ: Vu Tien DUNG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

221
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàm RECEIVED() Tính số tiền nhận được vào ngày đáo hạn của một chứng khoán đầu tư toàn bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hàm tài chính phần 2.6

  1. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech H à m t à i ch í nh (Financial functions)ph ầ n 2.6 Hàm RECEIVED() Tính số tiền nhận được vào ngày đáo hạn của một chứng khoán đầu tư toàn bộ. Cú pháp: = RECEIVED(settlement, maturity, investment, discount, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua. Nếu người mua vào ngay ngày phát hành, thì ngày kết toán cũng là ngày  phát hành chứng khoán. Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực. Investment : Số tiền đã đầu tư vào chứng khoán. Discount : Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán (xem hàm DISC) Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)  = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành issue, settlement, và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement hay maturity không là những ngày hợp lệ, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu investment ≤ 0 hay discount ≤ 0, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, RECEIVED() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! •
  2. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm RECEIVED() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với:  B : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis). DIM : Số ngày tính từ ngày kết toán (hay ngày phát hành) tới ngày đáo hạn chứng khoán.  Ví dụ: Tính số tiền sẽ nhận được vào ngày đáo hạn của một chứng khoán có ngày kết toán là  • 15/2/2008, ngày đáo hạn là 15/5/2008, số tiền đầu tư là $1,000,000, tỷ lệ chiết khấu của chứng  khoán là 5.75%, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, còn số ngày trong mỗi tháng thì  theo thực tế của tháng đó ? = RECEIVED(DATE(2008,2,15), DATE(2008,5,15), 1000000, 5.75%, 2)  = $1,014,584.654 Hàm SLN() Tính khấu hao cho một tài sản theo phương pháp đường thẳng (tỷ lệ khấu hao trải đều trong suốt thời hạn  sử dụng của tài sản) trong một khoảng thời gian xác định. Cú pháp: = SLN(cost, salvage, life) Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản.  SLN() dùng công thức sau đây để tính khấu hao: Ví dụ: Tính khấu hao bình quân mỗi năm cho một tài sản có giá trị ban đầu là $30,000, giá trị còn lại  • sau khi đã khấu hao là $7,500, có thời hạn sử dụng 10 năm ? = SLN(30000, 7500, 10) = $2,250
  3. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm SYD() Tính khấu hao cho một tài sản theo giá trị còn lại trong một khoảng thời gian xác định. Cú pháp: = SYD(cost, salvage, life, per) Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản.  Per : Kỳ tính khấu hao, phải có cùng đơn vị tính với Life.  SYD() dùng công thức sau đây để tính khấu hao: Ví dụ: Tính khấu hao của năm đầu tiên và năm cuối cùng của một tài sản có giá trị ban đầu là $30,000,  • giá trị còn lại sau khi đã khấu hao là $7,500, có thời hạn sử dụng 10 năm ? Năm đầu tiên: = SYD(30000, 7500, 10, 1) = $4,090.91 Năm cuối cùng: = SYD(30000, 7500, 10, 10) = $409.09 Hàm TBILLEQ() Tính phần trăm lợi nhuận tương ứng với trái phiếu cho trái phiếu kho bạc.  Cú pháp: = TBILLEQ(settlement, maturity, discount) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Discount: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán (xem hàm DISC) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. •
  4. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLEQ() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! • Nếu discount ≤ 0, TBILLEQ() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement, TBILLEQ() sẽ trả  • về giá trị lỗi #NUM! Hàm TBILLEQ() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với: DSM : Số ngày giữa settlement và maturity, được tính theo cơ sở một năm có 360 ngày.  Ví dụ: Tính phần trăm lợi nhuận tương ứng với trái phiếu cho một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là  • 31/3/2008, ngày đáo hạn là 1/6/2008, và có tỷ lệ chiết khấu là 9.14% ? = TBILLEQ(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 9.14%)  = 0.094151 (= 9.42%)  Hàm TBILLPRICE() Tính giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 cho một trái phiếu kho bạc (dựa trên tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ  lợi nhuận của nó) Hàm này là nghịch đảo của hàm TBILLYIELD() Cú pháp: = TBILLPRICE(settlement, maturity, discount) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Discount: Tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ lợi nhuận) của trái phiếu (xem hàm TBILLYIELD) Lưu ý:
  5. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu discount ≤ 0, TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement > maturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement (từ ngày kết toán  • đến ngày đáo hạn nhiều hơn 1 năm), TBILLPRICE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Hàm TBILLPRICE() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với: DSM : Số ngày giữa settlement và maturity, nhưng không tính ngày đáo hạn (maturity date). Ví dụ: Tính giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 cho một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là  • 31/3/2008, ngày đáo hạn là 1/6/2008, và có tỷ lệ chiết khấu là 9% ? = TBILLPRICE(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 9%)  = $98.45  Hàm TBILLYIELD() Tính tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ lợi nhuận) cho một trái phiếu kho bạc (dựa theo giá trị của đồng $100). Hàm này là nghịch đảo của hàm TBILLPRICE()  Cú pháp: = TBILLYIELD(settlement, maturity, pr ) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Pr : Giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của trái phiếu (xem hàm TBILLPRICE)
  6. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Settlement, và maturity sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu pr ≤ 0, TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement > maturity, hay nếu maturity lớn hơn một năm sau settlement (từ ngày kết toán  • đến ngày đáo hạn nhiều hơn 1 năm), TBILLYIELD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Hàm TBILLYIELD() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với: DSM : Số ngày giữa settlement và maturity, nhưng không tính ngày đáo hạn (maturity date). Ví dụ: Tính tỷ lệ lợi nhuận của một trái phiếu kho bạc có ngày kết toán là 31/3/2008, ngày đáo hạn là  • 1/6/2008, biết giá trị dựa trên đồng mệnh giá $100 của nó là $98.45 ? = TBILLYIELD(DATE(2008,3,31), DATE(2008,6,1), 98.45)  = 0.091417 (= 9.1417%)  Hàm VDB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng trong nhiều kỳ bằng phương pháp số dư giảm dần kép (double­ declining balance method), hay bằng phương pháp nào khác được chỉ định. Cú pháp: = VDB(cost, salvage, life, start_period, end_period, factor, no_switch) Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao)
  7. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Life : Số kỳ tính khấu hao (hay còn gọi là hạn sử dụng của tài sản).  Start_period : Kỳ đầu tiên muốn tính khấu hao. Start_period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với  Life.  End_period : Kỳ cuối cùng muốn tính khấu hao. End_period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với  Life.  Factor : Tỷ lệ để giảm dần số dư (nếu bỏ qua, mặc định là 2, tức sử dụng phương pháp số dư giảm dần  kép). Để biết thêm về phương pháp số dư giảm dần kép, xem hàm DDB(). No_switch : Một giá trị logic cho biết có chuyển qua phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng  (straight­line depreciation method) không, khi độ khấu hao lớn hơn độ giảm dần số dư. Mặc định là  FALSE. = TRUE : Excel sẽ không sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, ngay cả khi độ khấu  hao lớn hơn độ giảm dần số dư. = FALSE : Khi độ khấu hao lớn hơn độ giảm dần số dư, Excel sẽ tự động chuyển sang sử dụng phương  pháp tính khấu hao theo đường thẳng.  Lưu ý: Tất cả các tham số (ngoại trừ no_switch) phải là những số dương. • Ví dụ: Với một tài sản có giá trị khi mua vào là $2,400, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử  • dụng là $300, hạn sử dụng là 10 năm, và được sử dụng trong nhiều kỳ, ta có những các tính khấu  hao theo từng khoảng thời gian như sau: Khấu hao cho ngày đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = VDB(2400, 300, 10*365, 0, 1) = $1.32 Khấu hao tháng đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = VDB(2400, 300, 10*12, 0, 1) = $40 Khấu hao năm đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = VDB(2400, 300, 10, 0, 1) = $480 Khấu hao giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 18, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = VDB(2400, 300, 10*12, 6, 18) = $396.31 Khấu hao giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 18, dùng factor = 1.5 thay cho phương pháp số dư giảm dần kép: = VDB(2400, 300, 10*12, 6, 18, 1.5) = $311.81
  8. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Qua ví dụ trên ta thấy, hàm VDB() chỉ hơn hàm DDB() ở chỗ VBD() tính được khấu hao từ một kỳ  • nào đó đến một kỳ nào đó (xem lại các ví dụ của hàm DDB). Còn nếu tính khấu hao tại một kỳ  (tháng thứ nhất, năm thứ hai, v.v...) thì VBD() cho ra kết quả tương tự DDB(). Hàm XIRR() Đây chính là hàm IRR(): tính lợi suất nội hàm (hay còn gọi là hàm tính tỷ suất lưu hành nội bộ, hay tỷ suất  hoàn vốn nội bộ) cho một chuỗi các lưu động tiền mặt được thể hiện bởi các trị số; nhưng khác IRR(),  XIRR() áp dụng cho các lưu động tiền mặt không định kỳ. Cú pháp: = XIRR(values, dates, guess) Values : Các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ hạn của khoản đầu tư, tương ứng với lịch chi trả  trong dates. Tiền chi trả đầu tiên là tùy chọn và tương ứng với tiền chi trả hoặc chi phí ở đầu khoản đầu tư. Nếu trị đầu  tiên là chi phí hoặc tiền chi trả, trị đó phải là số âm. Những lần chi trả còn lại đều được tính dựa theo năm  có 365 ngày. Dãy giá trị phải chứa ít nhất một trị dương và một trị âm. Dates : Loạt ngày chi trả tương ứng.  Guess : Một con số % ước lượng gần với kết quả của XIRR(). Nếu bỏ qua, thì mặc định guess = 10%. ­ Excel dùng chức năng lặp trong phép tính XIRR. Bắt đầu với guess, XIRR lặp cho tới khi kết quả chính  xác trong khoảng 0.00001%. Nếu XIRR không thể đưa ra kết quả sau 100 lần lặp, IRR sẽ trả về giá trị lỗi  #NUM! ­ Trong trường hợp XIRR trả về giá trị lỗi #NUM!, hãy thử lại với một giá trị guess khác. Lưu ý: Các số trong dates sẽ được tự động cắt bỏ phần lẻ nếu có. • XIRR() cần ít nhất một lưu động tiền mặt dương và một lưu động tiền mặt âm, nếu không, XIRR()  • sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Nếu có bất kỳ đối số nào trong dates không phải là ngày tháng hợp lệ, XIRR() sẽ trả về giá trị lỗi  • #NUM! Nếu có bất kỳ đối số nào trong dates trước ngày bắt đầu, XIRR() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu số lượng values và số lượng dates không tương ứng, XIRR() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • XIRR() có quan hệ mật thiết với XNPV(), kết quả do XIRR() trả về chính là lãi suất rate sao cho  • XNPV() = 0. Ví dụ:
  9. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm XNPV() Tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu với các khoản chi trả (hoặc  thu nhập) không định kỳ. Nếu muốn tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ lệ  chiết khấu với các khoản chi trả (hoặc thu nhập) theo những kỳ hạn đều đặn, dùng hàm NPV(). Cú pháp: = XNPV(rate, values, dates) Rate : Tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư (suốt thời gian thực hiện dự án  chẳng hạn). Tỷ suất này có thể thể hiện tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất đầu tư lạm phát. Values : Các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ hạn của khoản đầu tư, tương ứng với lịch chi trả  trong dates. Tiền chi trả đầu tiên là tùy chọn và tương ứng với tiền chi trả hoặc chi phí ở đầu khoản đầu tư. Nếu trị đầu  tiên là chi phí hoặc tiền chi trả, trị đó phải là số âm. Những lần chi trả còn lại đều được tính dựa theo năm  có 365 ngày. Dãy giá trị phải chứa ít nhất một trị dương và một trị âm. Dates : Loạt ngày chi trả tương ứng.  Lưu ý: Các số trong dates sẽ được tự động cắt bỏ phần lẻ nếu có. •
  10. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Nếu có bất kỳ đối số nào không phải là số, XNPV() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! • Nếu có bất kỳ đối số nào trong dates không phải là ngày tháng hợp lệ, XNPV() sẽ trả về giá trị lỗi  • #NUM! Nếu có bất kỳ đối số nào trong dates trước ngày bắt đầu, XNPV() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu số lượng values và số lượng dates không tương ứng, XNPV() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu coi n là số lưu động tiền mặt trong danh sách các values, thì hàm XNPV() tính toán theo  • công thức sau đây: Ví dụ:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2