Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân<br />
chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa<br />
<br />
Dương Nam Hà1,2, Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1,<br />
Trần Văn Long1, Laurie Bonney2,3, Peter Lane2,3, Guillaume Duteurtre4,<br />
Stephen Ives5<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội,<br />
Việt Nam<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Khoa Đất và Thực phẩm, Đại học Tasmania, Hobart, Australia<br />
3<br />
Viện Nông nghiệp Tasmania (TIA), Đại học Tasmania, Hobart, Australia<br />
4<br />
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp cho Phát triển Quốc tế (CIRAD), Pháp,<br />
UMR SELMET, S/C DRASEC, Hà Nội, Việt Nam<br />
5<br />
Trường Cao đẳng thuộc Đại học Tasmania, Launceston, Tasmania 7250, Australia<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
Stephen.Ives@utas.edu.au<br />
<br />
Từ khóa<br />
52<br />
Ảnh hưởng văn hóa-xã hội, Can thiệp cho phát triển, Chăn nuôi gia súc, Tác nhân<br />
quy mô nhỏ, Việt Nam<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có đặc điểm độ cao lớn, cơ sở hạ tầng kém<br />
phát triển và mật độ dân cư thưa thớt với các thành phần dân tộc đa<br />
dạng. Những đặc điểm văn hóa-xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến<br />
các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. Một phần do<br />
sự cô lập về địa lý và kinh tế, vùng Tây Bắc có tốc độ phát triển chậm cũng<br />
như tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong cả nước. Điều này thực sự đòi hỏi các<br />
can thiệp phù hợp chú trọng đến sự thay đổi hành vi của các tác nhân<br />
quy mô nhỏ thông qua phát triển chuỗi giá trị tại địa phương (Baulch,<br />
Chuyen, Haughton, và Haughton, 2007; Donovan, Franzel, Cunha, Gyau và<br />
Mithöfer, 2015; Wells-Dang, 2012). Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn về<br />
sự biến động của sinh kế nông thôn, động cơ để làm nông nghiệp và mối<br />
quan hệ giữa các yếu tố văn hóa-xã hội và các quyết định kinh tế (Firth,<br />
1951), đặc biệt là bản chất của những động lực nhằm thúc đẩy các quyết<br />
định về sản xuất và thị trường của người nông dân (Emery và Flora, 2006;<br />
Harvey và Reed, 1996). Tuy nhiên, ở Việt Nam, có rất ít tài liệu về cách<br />
thực hiện cũng như các gợi ý về việc lồng ghép các yếu tố văn hóa-xã hội<br />
vào các can thiệp phát triển chuỗi giá trị, đặc biệt liên quan đến vùng cao<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Tây Bắc (xem Friederichsen, 2004; Tugault-Lafleur và Turner, 2011; Turner,<br />
2012; Wells-Dang, 2012). Thông qua nghiên cứu chuỗi giá trị bò thịt địa<br />
phương vùng Tây Bắc, báo cáo này là một nỗ lực khỏa lấp những khoảng<br />
trống kiến thức nhằm hỗ trợ việc thiết kế chính sách trong tương lai để<br />
tăng cường tính bao trùm thị trường cho các hộ nông dân quy mô nhỏ.<br />
<br />
Cách tiếp cận nghiên cứu<br />
Tiếp cận chuỗi giá trị (Kaplinsky và Morris, 2001) đã được áp dụng tại hai<br />
địa điểm nghiên cứu là tỉnh Sơn La và Điện Biên ở khu vực Tây Bắc Việt<br />
Nam. Bên cạnh khảo sát ban đầu với 186 nông dân trong 4 xã được chọn,<br />
một chuỗi các thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đã được triển khai với<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
nhiều tác nhân khác nhau trong chuỗi (như các nhà thu mua, các lò giết<br />
mổ, các nhà bán lẻ, nhà hàng và người tiêu dùng) trong khu vực. Phân<br />
tích lợi ích-chi phí cũng được thực hiện với một số nông dân vào giai đoạn<br />
cuối của dự án nhằm đánh giá các can thiệp đã được tiến hành. Nghiên<br />
cứu cũng xem xét hành vi của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ liên quan đến<br />
nhận thức về giá trị do có thể có liên quan đến văn hóa của họ (Harvey và<br />
Reed, 1996; Gasson, 1973). Những cách thực hành khác nhau của nông<br />
dân được phân tích qua các cách tiếp cận trên với giả định rằng các yếu tố<br />
văn hóa xã hội có tác động đáng kể tới các hộ chăn nuôi địa phương hơn<br />
là các động lực kinh tế đơn thuần. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng tiếp 53<br />
cận thể chế trong bối cảnh chuỗi giá trị (Kaplinsky và Morris, 2001) nhằm<br />
tìm hiểu nền tảng chính sách với các thể chế được hiểu là “qui định của<br />
cuộc chơi” và các tổ chức được hiểu là “những người chơi” (Aoki, 2007;<br />
North, 1990).<br />
<br />
Kết quả<br />
Một chuỗi giá trị địa phương ở vùng cao Tây Bắc thường liên quan tới<br />
nhiều hộ chăn nuôi nhỏ từ khâu sản xuất tới phân phối và tiêu thụ do tính<br />
chất địa hình phức tạp. Trong bối cảnh này, sự lấn át của một vài tác nhân<br />
trung gian trong chuỗi giá trị địa phương có thể dẫn đến những bất lợi về<br />
nông nghiệp và kinh tế-xã hội của các hộ chăn nuôi nhỏ do việc bất bình<br />
bẳng trong tiếp cận thị trường và thông tin, do đó, bất đối xứng về quyền<br />
lực. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lại là các chủ thể chăn nuôi chính<br />
trong khu vực. Tuy nhiên, sự tham gia không tích cực của họ trong chuỗi<br />
giá trị thể hiện ở việc bán gia súc không thường xuyên có thể hàm ý cả<br />
những động lực kinh tế hoặc phi kinh tế; và mặc dù những lý do này khác<br />
nhau giữa các nhóm dân tộc ở các địa bàn khác nhau, các động lực kinh tế<br />
vẫn đóng một vai trò quan trọng. Hiểu biết nhiều hơn về chuỗi giá trị địa<br />
phương với sự chú ý tới các yếu tố văn hóa-xã hội giúp dự án của chúng<br />
tôi thiết kế những hoạt động can thiệp về kỹ thuật và thị trường thích hợp<br />
nhằm cải thiện kết quả của chuỗi.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt động chăn nuôi bò thịt của<br />
nông dân tại các tỉnh đã được hỗ trợ bởi các nhà chức trách địa phương<br />
thông qua hai loại chính sách khác nhau được đưa ra ở cấp quốc gia: (i)<br />
chính sách phát triển chăn nuôi, và (ii) chính sách xóa đói giảm nghèo. Các<br />
chính sách cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ kinh<br />
doanh gia súc và thị trường thịt gia súc. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông<br />
thôn (DARD) với các đơn vị trực thuộc và các dịch vụ hoạt động phân cấp<br />
tương tác với Ủy ban Nhân dân tỉnh và các trung tâm cấp tỉnh chịu trách<br />
nhiệm quản lý nông nghiệp và các chính sách phát triển chăn nuôi. Nghiên<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cứu cũng phát hiện hai nhóm thể chế có lẽ khá hữu ích cho việc phát triển<br />
chuỗi giá trị tại địa phương. Thứ nhất là các thể chế quản lý việc tiếp cận<br />
đồng cỏ tự nhiên dường như hạn chế việc thương mại hóa bò thịt. Thứ<br />
hai chăn nuôi theo hợp đồng có thể khuyến khích việc chăn nuôi và tiếp<br />
thị bò thịt, theo hình thức các doanh nghiệp tư nhân ký gửi gia súc cho<br />
nông dân.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Để phát triển chăn nuôi bò thịt ở vùng sâu vùng xa, các động lực kinh tế<br />
đóng vai trò quan trọng trong định hướng nhận thức của người nông dân<br />
54 về chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ các cách thực hành<br />
cần phải được trình diễn thử nghiệm thông qua những người nông dân<br />
nòng cốt của cộng đồng như trưởng bản. Những hộ khác sẽ dễ dàng chấp<br />
nhận hơn và tin tưởng vào động cơ thúc đẩy sự can thiệp và thay đổi hành<br />
vi bằng cách tham gia vào các nghiên cứu và quá trình phát triển. Hơn<br />
nữa, việc tập hợp người dân vào các nhóm sở thích cũng cần kết hợp biện<br />
pháp tiếp cận văn hóa-xã hội. Sự tham gia của các trưởng bản hoặc những<br />
người nông dân thực hành tốt sẽ giúp hình thành một nhóm nông dân lớn<br />
hơn cũng như tổ chức có hiệu quả hơn cho việc áp dụng và phổ biến kiến<br />
thức trong cộng đồng. Liên quan đến liên kết dọc giữa nông dân, các lò<br />
mổ và các nhà bán lẻ thông qua việc tạo lập mạng lưới và thương hiệu, rõ<br />
ràng là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và những người tham gia vào<br />
chuỗi là rất quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị.<br />
<br />
Hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi và thị trường bò<br />
thịt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đa dạng hóa chăn nuôi bò thịt trong hệ<br />
thống nông hộ quy mô nhỏ cũng như tiến hành các can thiệp thích hợp<br />
chú trọng đến tiếp cận văn hóa-xã hội nên được xem là những nhiệm vụ<br />
chính của các nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế<br />
trong chăn nuôi bò thịt cũng như nâng cấp toàn bộ chuỗi giá trị bò thịt<br />
dựa trên phát triển thị trường địa phương.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Aoki, M. (2007). Các thể chế nội sinh và sự thay đổi thể chế. Tạp chí kinh tế<br />
tổ chức, 3, 1-31.<br />
2. Baulch, B., Chuyen, T. T. K., Haughton, D., & Haughton, J. (2007). Phát triển<br />
dân tộc thiểu số tại Việt nam. Tạp chí nghiên cứu phát triển , 43(7), 1151-<br />
1176. doi:10.1080/02673030701526278<br />
3. Donovan, J., Franzel, S., Cunha, M., Gyau, A., & Mithöfer, D. (2015). Hướng<br />
dẫn xây dựng chuỗi giá trị: rà soát so sánh. Tạp chí kinh doanh nông nghiệp<br />
ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, 5(1), 2-23. doi: https://doi.<br />
org/10.1108/JADEE-07-2013-0025<br />
4. Emery, M. & Flora, C. (2006). Phát triển xoắn ốc: lập bản đồ chuyển đổi cộng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
đồng với khuôn khổ vốn cộng đồng. Phát triển cộng đồng , 37(1), 19-35.<br />
5. Firth, R. (1951). Các yếu tố tổ chức xã hội. London: Watts.<br />
6. Friederichsen, J. R. (2004). Sự tham gia của các hộ nông dân H’mông vào các<br />
nghiên cứu nông nghiệp tại vùng cao phía bắc Việt Nam. Báo cáo được trình<br />
bày tại Trans-KARST 2004, Hà Nội, Việt Nam.<br />
7. Gasson, R. (1973). Mục tiêu và giá trị của người nông dân. Tạp chí kinh tế<br />
nông nghiệp 24(3), 521-542. doi:10.1111/j.1477-9552.1973.tb00952.x<br />
8. Harvey, D.L. và Reed, M.H. (1996). Văn hóa nghèo đói: Phân tích tư tưởng.<br />
Những quan điểm xã hội học, 39(4), 465-495.<br />
9. Kaplinsky, R., & Morris, M. (2001). Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị. IDRC Ottawa. 55<br />
10. North, D. (1990). Thể chế, thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế: Nhà xuất<br />
bản đại học Cambridge.<br />
11. Tugault-Lafleur, C., & Turner, S. (2011). Về Gạo và Gia vị: Sinh kế và sự đa<br />
dạng của người H’mông tại Miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong J. Michaud<br />
& T. Forsyth (Eds.), Di chuyển miền núi : tính dân tộc và sinh kế tại vùng cao<br />
Trung Quốc, Việt Nam và Lào (tr. 100-122). Vancouver: Ấn phẩm Đại học<br />
British Columbia.<br />
12. Turner, S. (2012). “Mãi mãi H’Mông”: Sinh kế dân tộc thiểu số H’Mông và<br />
chuyển đổi đất nông nghiệp tại vùng cao phía Bắc Việt Nam. Nhà địa lý<br />
chuyên nghiệp 64(4), 540-553. doi:10.1080/00330124.2011.611438<br />
13. Wells-Dang A. (2012). Phát triển dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Điều gì dẫn<br />
đến thành công? Tài liệu bối cảnh giới thiệu Đánh giá nghèo đói cấp chương<br />
trình 2012, tháng 5-2012, 45 p. http://www.ngocentre.org.vn/webfm_<br />
send/4084<br />