intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ vì thiếu kẽm

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bà mẹ “thanh minh” với chuyên gia dinh dưỡng về việc con mình chậm phát triển chiều cao: “Tôi cho cháu ăn không thiếu thứ gì, tuần nào cũng cho uống calci, mà cháu vẫn không dài ra”, mà không biết rằng con mình không thiếu calci, mà lại thiếu một chất quan trọng kẽm. Hiện nay thiếu kẽm đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, đang có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu cao. .Ảnh minh họa Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, có hiện tượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ vì thiếu kẽm

  1. Hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ vì thiếu kẽm
  2. Một bà mẹ “thanh minh” với chuyên gia dinh dưỡng về việc con mình chậm phát triển chiều cao: “Tôi cho cháu ăn không thiếu thứ gì, tuần nào cũng cho uống calci, mà cháu vẫn không dài ra”, mà không biết rằng con mình không thiếu calci, mà lại thiếu một chất quan trọng - kẽm. Hiện nay thiếu kẽm đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, đang có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu cao.
  3. Ảnh minh họa Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, có hiện tượng gián đoạn quá trình nhân đôi của các tế bào phôi trong thời kỳ bào thai, dẫn đến sự khiếm khuyết về sự tăng trưởng của bào thai và tỷ lệ quái thai cao ở các động vật chịu một chế độ ăn thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai.
  4. Chiều dài “nền” và kẽm Độ tuổi học sinh cần uống sữa bổ sung kẽm để tăng chiều cao. Các khảo sát ở người cũng cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn - và nhất là giảm ăn - nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển, cũng như không đáp ứng được nhu cầu dự trữ năng lượng và các chất dinh dưỡng để tạo ra sữa mẹ cho con bú trong thời kỳ sau sanh. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân và thiếu sữa mẹ. Nếu đứa trẻ sinh ra có chiều dài chênh 1 cm so với mức trung bình thì khi đến tuổi trưởng thành, chiều cao của đứa trẻ này có thể chênh đến 3 cm so với mức trung bình của trẻ cùng độ tuổi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự phát triển chiều dài “nền” của đứa trẻ trong những năm tháng đầu đời đối với sự phát triển chiều cao về sau của chúng. Và sự thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển tầm vóc của đứa trẻ về sau.
  5. Bổ xương bằng kẽm Đó là một sự thật mà gần đây càng được chứng minh rõ rệt. Về mặt dinh dưỡng, ngoài các chất dinh dưỡng cơ bản cung cấp cho sự hình thành và tăng trưởng của xương như: Canxi, phốt pho, vitamin D… các nghiên cứu ngày càng cho thấy kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của hệ xương. Dù đã được biết đến từ rất lâu, nhưng mãi đến khi Prasad (1961) phát hiện ra chứng lùn và thiểu năng sinh dục ở trẻ em Iran, người ta mới bắt đầu hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của kẽm đối với chiều cao và sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu của tác giả Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Hầu hết các công trình bổ sung kẽm cho các lứa tuổi lớn hơn bị chậm tăng trưởng hoặc suy dinh dưỡng đều có tác động làm phục hồi rõ rệt về cân nặng lẫn chiều cao. Gần đây, một số công ty đã nhanh nhạy bổ sung thêm kẽm, lysin vào trong sữa (như NutiVia) giúp tăng trưởng chiều cao từ 4-25 tuổi. Bổ xương bằng kẽm - nghe có vẻ lạ tai, nhưng tại sao không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2