intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử 5

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng" 5 Thơ ca của Yong-Un và Tử có thể nói là một thứ thơ ca tự ý thức, một thứ thơ ca tự qui chiếu. Thơ và Người Thơ nhiều lần trở thành đề tài, trở thành hình tượng trong thơ ca của họ. thơ tự soi gương, tự phản ánh như châu ngọc trong lưới trời Đế Thích. Hàn Mặc Tử viết: Thuở ấy càn khôn mới dựng nên, Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên, Người thơ phong vận như thơ ấy Nào đã ra đời ngọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử 5

  1. Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng" 5 Thơ ca của Yong-Un và Tử có thể nói là một thứ thơ ca tự ý thức, một thứ thơ ca tự qui chiếu. Thơ và Người Thơ nhiều lần trở thành đề tài, trở thành hình tượng trong thơ ca của họ. thơ tự soi gương, tự phản ánh như châu ngọc trong lưới trời Đế Thích. Hàn Mặc Tử viết: Thuở ấy càn khôn mới dựng nên, Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên, Người thơ phong vận như thơ ấy Nào đã ra đời ngọc biết tên. (Xuân đầu tiên) Còn HanYong-Un: Ánh tà dương như bàn tay ngọc đang mơn trớn lòng trời vô tận Như gót sen vàng dạo biển vô biên, đó là bài thơ ai? (Bài 3)
  2. Thơ hay người thơ ở đây không chỉ là ngôn ngữ mà còn là im lặng. Hơn nữa, đó còn là hiện tượng của sáng tạo, hiện tượng của khởi nguyên, hiện tượng của vô tận. Thơ của họ đầy những trầm tư mặc tưởng về bản thân hiện tượng thơ ca. Đó là thơ của thơ. 3. TÌNH YÊU CỦA NIỀM IM LẶNG Tình yêu của niềm im lặng là tình yêu của vô biên và vĩnh cửu. Đó cũng là tình yêu của cái chết, điều mà Han Yong-Un diễn đạt rất tinh tế như sau: Hãy đến đây trong cánh tay em, bờ ngực em dịu mềm chờ đón. Nếu ai đuổi bắt anh, hãy tựa đầu vào ngực em. Dù dịu dàng như nước, nó là gươm vàng và khiên thép chở che anh Dù ngực em có tơi bời dưới vó ngựa như hoa, mái đầu anh cũng không rơi khỏi nó… (Bài 85) Vào tận cái chết của cô gái cũng là một tứ thơ của Hàn Mặc Tử nhưng không phải là trốn lánh một kẻ đuổi bắt nào, mà “cốt để dò xem tình ý lạ”: Xác cô thơm quá, thơm hơn ngọc,
  3. Cả một mùa xuân đã hiện hình. Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi, Chết rồi, xiêm áo trắng như tinh. (Cô gái đồng trinh) Và nhà thơ khám phá được điều gì? “Té ra nàng sắp sửa yêu ta”. Bí mật của cái chết ấy là có một tình yêu sắp sửa. Khi Nàng ngủ, Nàng chết thì như Nim của Han Yong-Un, đó là lúc bí ẩn của tình yêu mới thể hiện. Cả một mùa xuân đã hiện hình! Càng đọc hai nhà thơ họ Hàn, càng thấy ánh sáng kỳ lạ của họ tương chiếu, một điều đáng kinh ngạc! Tình yêu của niềm im lặng cũng có thể là tình yêu cách xa hàng thế giới, tình yêu của mộng, một tứ thơ rất quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử và Han Yong-Un. Hàn Mặc Tử viết: Anh đứng cách xa hàng thế giới, Lặng nhìn trong mộng miệng em cười (Lưu luyến)
  4. Ôi muôn năm! Giấc mộng đã đời chưa? Lúc ấy sóng triều rên rỉ chưa bưa, Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết. (Đôi ta) Một mai kia ở bên khe nước ngọc, Với sao sương, anh nằm chết như trăng (Duyên kỳ ngộ) Với Han Yong-Un, tình yêu của niềm im lặng thể hiện bằng nghịch lý, những nghịch lý tựa công án Thiền: Giọng nói em là “im lặng” chứ? Khi em ngừng hát, tôi nghe giai điệu sáng trong hơn Giọng em là “lặng im”. Gương mặt em là “bóng tối” phải không? Khi tôi nhắm mắt tôi lại, gương mặt em tôi thấy sáng ngời hơn! Gương mặt em là “bóng tối”.
  5. Cái bóng của em là “ánh sáng” ư? Sau khi trăng lặn rồi, bóng em chiếu vào khung cửa tối. Bóng của em là ánh sáng, em ơi! (Bài 63)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2