Hành trình đến thành công của Bayer
lượt xem 15
download
Với lịch sử hơn 100 năm tồn tại, Bayer đã chứng kiến và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử ngành dược phẩm thế giới. Hơn một thế kỷ trước, hãng Bayer khổng lồ ngày nay chỉ là một xưởng nhuộm kiêm giặt ủi, chủ của nó là Frederick Bayer. Sau đó, nhờ việc phát minh ra chất nhuộm Anilin mà Frederick trở nên nổi tiếng. Ngày 1 tháng 8 năm 1863, ông cùng với một số thợ nhuộm hợp tác xây dựng công ty thương mại Federick Bayer, tiền thân của hãng dược phẩm hoá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hành trình đến thành công của Bayer
- Hành trình đến thành công của Bayer (Phần 1) Với lịch sử hơn 100 năm tồn tại, Bayer đã chứng kiến và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử ngành dược phẩm thế giới. Hơn một thế kỷ trước, hãng Bayer khổng lồ ngày nay chỉ là một xưởng nhuộm kiêm giặt ủi, chủ của nó là Frederick Bayer. Sau đó, nhờ việc phát minh ra chất nhuộm Anilin mà Frederick trở nên nổi tiếng. Ngày 1 tháng 8 năm 1863, ông cùng với một số thợ nhuộm hợp tác xây dựng công ty thương mại Federick Bayer, tiền thân của hãng dược phẩm hoá học
- Bayer. Năm 1881, công ty thương mại Bayer phát triển thành công ty cổ phần sản xuất thuốc nhuộm, tiếp đó vào năm 1886 thành lập bộ phận sản xuất thuốc chữa bệnh, từ đó bắt đầu theo đuổi nghiên cứu và sản xuất dược phẩm. Thành công nhờ nghiên cứu khoa học Nhà máy sản xuất dược phẩm của hãng Bayer từ chỗ mỗi năm sản xuất được vài nghìn mark đến nay tiêu thụ hơn 4 tỷ euros và trở thành hãng dược phẩm hàng đầu thế giới. Một trong những yếu tố thành công là Bayer luôn coi trọng nghiên cứu và khai thác sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vào năm thứ hai khi Bayer bắt đầu kinh doanh dược phẩm, hãng đã thành lập phòng thực nghiệm dược lý đầu tiên trên thế giới. Tiếp đó, vào năm 1911, Bayer xây dựng phònh thí nghiệm hoá trị liệu. Cùng với việc thành lập hai phòng thí nghiệm này, Bayer đã bỏ ra khoản tiền lớn làm kinh phí nghiên cứu và chế thử thuốc chữa bệnh một cách có hệ thống. Không lâu sau, hãng đã có kết quả nhất định và nghiên cứu phát minh ra những dược phẩm nổi tiếng thế giới. Sau khi thưởng thức vị ngọt của nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công ty y dược Bayer càng chú trọng hơn vào các kế hoạch kinh doanh, mở rộng thị trường trên toàn cầu. Thành công nối tiếp những thành công, Bayer liên tục có được những đột phá mới về thuốc chữa bệnh, sản xuất ra nhiều loại dược phẩm nổi tiếng thế giới. Năm 1939, nhà nghiên cứu Gerhard Domagk của Bayer giành được giải thưởng Nobel hoá học nhờ phát triển ra tác dụng của dược phẩm Sunfamit. Lịch sử phát triển của Bayer có thể nói là một pho sử nghiên cứu. Một trăm năm, từ lúc xây dựng thương hiệu đến nay, Bayer đã nghiên cứu tất cả các lĩnh vực
- nghiên cứu của thuốc chữa bệnh. Trong thời gian trước thập niên 70 đến thập niên 80, số thuốc do Bayer nghiên cứu phát minh lên tới hơn 700 loại. Sau thập niên 70 và 80, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá học và kỹ thuật máy tính điện tử, công tác nghiên cứu khoa học dược phẩm của Bayer càng bước lên đỉnh cao mới, hãng đưa ra hơn 20 loại thuốc mới, trong đó có nifedipine (nefelat) hiệu quả rõ rệt đối với bệnh huyết áp cao và bệnh động mạch vành. Ngày nay, đội ngũ nghiên cứu của Bayer hết sức hùng mạnh, bốn trung tâm nghiên cứu lớn của hãng tổng cộng có hơn 2800 nhân viên nghiên cứu. Từ viên thuốc lịch sử Aspirin Năm 1897, hóa học gia Felix Hoffman của Bayer đi tìm một hợp chất để chữa chứng đau nhức cho thân sinh. Ông đã tổng hợp và chuyển salicylic acid ra acetylsalicylic acid dưới dạng ít kích thích hơn. Khám phá này được ca tụng là thuốc chống đau nhức và giảm nóng sốt rất thần hiệu. Năm 1899, Bayer chính thức tung ra thị trường một loại acetylsalicylic acid dưới tên A-S-Pirin: "A" cho acetyl, "S" cho salicylic, "Spir" cho cây Spirea (một loại cây giống như cây liễu và cũng cho salicin), tiếp vĩ ngữ "in" chỉ dược phẩm. Hãng cũng tung ra loại Bayer Women's Aspirin Plus Calcium, vừa để tăng cường xương cốt vừa bảo vệ trái tim của phái nữ. Bayer được tưởng thưởng nhờ khám phá này và độc quyền sản xuất Aspirin trong 17 năm kế tiếp. Trước thế chiến thứ nhất, chính phủ Anh sợ nước Ðức sẽ ngưng cung cấp Aspirin cho các quốc gia khác, đã đặt một phần thưởng rất lớn cho ai có thể làm ra thuốc này. Hóa học gia George Nicholas đã bào chế chất Aspirin và lãnh giải thưởng. Ông bị hư một mắt vì nổ ống nghiệm ether trong khi làm việc. Sau khi đánh bại nước
- Ðức, Anh quốc chiếm hữu biệt danh Aspirin, Bayer mất quyền sở hữu về tên cũng như độc quyền sản xuất dược phẩm này. Các viện bào chế khác trên thế giới tự do sản xuất Aspirin. Aspirin không được viết chữ hoa như trước nữa. Mặc dù ngày nay, Aspirin không còn là sản phẩm độc quyền của Bayer nữa nhưng những thành công của viên thuốc lịch sử này có phần đóng góp rất lớn của Bayer. Có thể coi Bayer là cha đẻ của Aspirin. Đến đối thủ đáng gờm của Viagra Đó là Levitra với hoạt chất là Vardenatil, phát minh mới Bayer Healthcare. Đây là loại dược phẩm điều trị RLC mới nhất trong nhóm thuốc uống ức chế PDE5 (có tác dụng tăng cường và kéo dài sự cương dương). Các kết quả từ các công trình nghiên cứu gần đây cũng cho thấy Levitra là loại thuốc có thời gian tác dụng rất nhanh sau khi uống, chỉ sau từ 10 - 25 phút. Đây thực sự là điểm khác biệt của Levitra với các thuốc uống khác và cũng đáp ứng được mong muốn của phần lớn người sử dụng thuốc vì họ không phải chờ đợi quá lâu cho hiệu quả của thuốc. Levitra cũng đã được chứng minh và công nhận là chọn lựa hàng cho các nhà chuyên môn khi điều trị RLC. Ngay cả những nam giới đã thất bại với Viagra, thì Levitra vẫn cho kết quả đáng khích lệ với 61,8%. Ngoài ra, với những bệnh nhân mà việc điều trị RLC thực sự được coi là thách thức như tiểu đường, bệnh nhân sau mổ cắt tiền liệt tuyến, Levitra vẫn cho tỷ lệ thành công tương đương là 72% và 71%. Vì thế, mặc dù luôn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của Viagra, nhưng Levitra vẫn luôn có những bước đi vững chắc cho mình trên thị trường dược phẩm thế giới.
- (Còn tiếp)
- Hành trình đến thành công của Bayer (Phần cuối) Con đường thành công không hề bằng phẳng Sau khi tuyên bố thu hồi khẩn cấp thuốc chống cholesterol Baycor vì đã khiến 52 người tử vong, cổ phiếu của Bayer liên tục rớt giá, giảm 16% ở Francfort. Bayer dự
- tính thất thu hơn 800 triệu USD do việc thu hồi thuốc và hãng đã buộc phải thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" với dự kiến bán đứt nhánh dược phẩm và cắt giảm 1.800 nhân công. Loại thuốc gây hại nói trên đã được Bayer thu hồi trên phạm vi toàn thế giới (trừ Nhật) do tác dụng đáng ngại của nó lên hệ cơ. Nhiều bệnh nhân đã chết sau khi uống Baycol kèm với loại thuốc hạ cholesterol khác có tên là Gemfibrozil. Lúc đó, người phụ trách nhánh dược phẩm của hãng, David Ebsworth, đã tuyên bố: "Đến lúc này chúng tôi đã biết được 52 trường hợp thiệt mạng do thuốc Baycol/Lipobay (có tên khác là Staltor/Cholstat)". Trong khi đó, theo các cơ quan y tế thì số người chết hiện là 41 (31 người ở Mỹ, 3 ở Tây Ban Nha, 6 ở Đức và 1 người ở Pháp). Quyết định của Bayer được xem là bất ngờ đối với các bác sĩ tim mạch vì thế hệ thuốc Baycol được ví như một cuộc cách mạng trong cuộc chiến chống cholesterol và hiện có tới 6 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới đang dùng thuốc này để chống lại nguy cơ bị bệnh tim mạch. Thuốc Baycol đã được phép bán tại Mỹ từ năm 1997 và châu Âu từ năm 1998, sau khi đạt những kết quả thử nghiệm lâm sàng rất khả quan. Một cú đấm nữa đã xảy đến với Bayer khi kênh truyền hình ZDF của Đức tiết lộ rằng Bayer đã biết trước tính độc hại của thuốc. Trong phóng sự của mình, hãng truyền hình này đã đưa ra bằng chứng về một ghi nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và Dược phẩm Mỹ (FDA) gửi cho Bayer từ tháng 10/1999, liên quan tới chiến dịch quảng cáo thuốc Baycol/Lipobay của hãng. Theo ghi nhận này, Bayer đã "giảm thiểu một cách rõ ràng những chống chỉ định quan trọng nhất có liên quan tới các tổn hại cơ vân". FDA đã kết tội nội dung quảng cáo của Bayer là "sai lầm và dối trá", và yêu cầu hãng phải ngừng mục quảng cáo của mình ngay tức khắc.
- Baycol là thuốc bán vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm. Doanh số do bán Baycol đã tăng đến 82% trong năm 2000 và thuốc này suýt nữa đã trở thành một trong 3 "hàng độc" của hãng. Thừa cholesterol đang là bệnh thời thượng trên thế giới. Riêng ở châu Âu đã có hàng chục triệu người mang trong mình nỗi ám ảnh cholesterol. Việc Bayer "mắc cạn" hẳn đã khiến các hãng khác sung sướng vì có thêm thị trường cho sản phẩm của mình. Kiên định với đường lối kinh doanh Tuy nhiên, những hậu quả do việc thu hồi Baycol gây nên không làm chệch quyết tâm tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường dược phẩm của Bayer. Hãng vẫn kiên định với đường lối kinh doanh của mình. Hiện nay, các công ty hóa chất lớn đang có xu hướng rời bỏ lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Tháng 12 - 2000, tập đoàn hóa chất BASF (Đức), đã nhượng lại bộ phận sản xuất kinh doanh dược phẩm của mình cho công ty Mỹ Abbot Laboratories. Cũng trong tháng đó, nhà sản xuất hóa chất lớn của Mỹ là công ty Du Pont đã công bố tách bộ phận sản xuất dược phẩm ra khỏi công ty. Ngay cả công ty hóa chất chuyên dụng Degussa cũng đang đi tìm đối tác mua lại bộ phận sản xuất dược phẩm của mình. Các công ty hóa chất lớn khác như công ty ICI (Anh), Dow Chemical (Mỹ), Novartis (Thụy Sĩ) và tập đoàn Aventis (Pháp - Đức) cũng đã tách riêng hoàn toàn các bộ phận sản xuất hóa chất và sản xuất dược phẩm của họ. Mặc dù vậy, không theo xu hướng chung, Bayer vẫn tiếp tục kết hợp sản xuất hóa chất với sản xuất dược phẩm. Theo Bayer, nguyên nhân của xu hướng trên là hiện
- nay, giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất và dược phẩm hầu như không còn sự liên kết cộng sinh nữa. Hai nhóm sản phẩm này hướng vào các thị trường khác nhau với những nhóm khách hàng hoàn toàn khác nhau. Trong khi các nhà sản xuất hóa chất phải tranh luận với các khách hàng công nghiệp của mình về giá nguyên liệu, thì các nhà sản xuất dược phẩm lại cần bàn bạc với các bác sĩ về tình hình ngân sách y tế ngày càng eo hẹp. Giải thích cho việc giữ nguyên sự phối kết hợp của mình, Bayer cho rằng đối với hãng từ nhiều năm nay, các hóa chất điều chế trong các phòng thí nghiệm hóa học vẫn luôn là cơ sở để sản xuất nhiều loại dược phẩm của Bayer. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất và dược phẩm của hãng có mối liên hệ với nhau. Mặt khác, thị trường dược phẩm thế giới sẽ luôn có biến động, nếu một loại dược phẩm nào đó mất uy tín thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh. Do vậy, Bayer muốn tận dụng ưu thế của lĩnh vực này để hạn chế rủi ro của lĩnh vực kia. Ngày nay, bất kỳ ai đến thăm thành phố Leverkusen, Đức yên bình đều phải ghé qua tổ hợp sản xuất dược phẩm khổng lồ của Bayer. Từ một nhà sản xuất thuốc nhỏ lẻ tại địa phương, giờ đây Bayer đã là một trong 10 hãng dược phẩm lớn nhất trên thế giới, hãng dược phẩm lớn thứ 2 của Đức với gần 1200 loại dược phẩm, doanh thu hàng năm khoảng 5 tỷ USD, số lượng công nhân viên trên 30 nghìn người cùng nhiều nhà máy sản xuất thuốc, viện nghiên cứu và văn phòng đại diện ở trên 120 địa phương khắp nước Đức.
- Nhắc đến Bayer mọi người không chỉ nghĩ đến việc đơn thuần là một nhà sản xuất dược phẩm lớn mà Bayer còn là bài học thành công trong kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn