intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động thể chất, tinh thần và xã hội của bệnh nhân. Bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm sóc tốt sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, giảm số lần nhập viện, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc và các yếu tố ảnh hưởng giúp điều dưỡng có kế hoạch can thiệp phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả việc tự chăm sóc của bệnh nhân. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm sóc tốt và các yếu tố liên quan với hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố liên quan

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phan Kim Huỳnh1, Tô Gia Kiên2, Faye Hummel3 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động thể chất, tinh thần và xã hội của bệnh nhân. Bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm sóc tốt sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, giảm số lần nhập viện, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc và các yếu tố ảnh hưởng giúp điều dưỡng có kế hoạch can thiệp phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả việc tự chăm sóc của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm sóc tốt và các yếu tố liên quan với hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 05/2020 đến 10/2021 trên bệnh nhân COPD đến khám và điều trị tại phòng khám quản lý hen-COPD, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, được chẩn đoán mắc COPD, có khả năng nghe hiểu tiếng Việt, không mắc các bệnh tâm thần kinh, sống cùng với ít nhất một người thân trong gia đình hoặc họ hàng, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập gồm đặc điểm dân số xã hội, đặc điểm liên quan bệnh lý, hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân và cảm nhận sự hỗ trợ từ gia đình. Kết quả: Tổng cộng có 220 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 66,9 ± 8,8. Bệnh nhân nam chiếm 90%. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi tự chăm sóc mức độ trung bình trở lên là 94,5%. Tỷ lệ bệnh nhân cảm nhận được gia đình hỗ trợ tốt là 37,7%. Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có số chênh hành vi tự chăm sóc tốt cao hơn bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi (OR=4,62, KTC95%: 1,41- 5,13, p=0,011). Những bệnh nhân cảm nhận được gia đình hỗ trợ tốt có số chênh hành vi tự chăm sóc tốt cao hơn bệnh nhân cảm nhận được gia đình hỗ trợ kém (OR=8,67, KTC95%: 1,32-56,7, p=0,024). Bệnh nhân nam bỏ thuốc lá có tỷ lệ hành vi tự chăm sóc tốt cao hơn bệnh nhân đang hút thuốc lá (p=0,023). Kết luận: Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân COPD ở các nhóm tuổi để duy trì và nâng cao hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân trong đó có truyền thông tư vấn cai thuốc lá cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người nhà bệnh nhân để có thể hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn trong quá trình tự chăm sóc. Từ khóa: hành vi tự chăm sóc, yếu tố liên quan, cảm nhận gia đình hỗ trợ ABSTRACT SELF-CARE BEHAVIORS AND RELATED FACTORS IN CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE PATIENTS Phan Kim Huynh, To Gia Kien, Faye Hummel * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 395 - 404 Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) has many negative effects on patients' Physical, mental and social functioning. COPD patients with good self-care behaviors will help control the Khoa Điều dưỡng-Kỹ Thuật Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2 3Đại học Bắc Colorado, Hoa Kỳ Tác giả liên lạc: CN. Phan Kim Huỳnh ĐT: 0932944773 Email: phanhuyhtg@gmail.com Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 395
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 disease, reduce the number of hospitalizations, improve health and quality of life. Research on self-care behavior and related factors helps nurses plan appropriate interventions to help improve the effectiveness of patients' self-care. Objective: To determine the percentage of COPD patients with good self-care behaviors and determine the relationship between related factors and self-care behaviors. Methods: The cross-sectional study was conducted from May 2020 to Octorber 2021 on COPD patients being visited at the asthma-COPD management clinic, Gia Dinh People's Hospital. Patients aged 40 years or older, diagnosed with COPD, able to hear and understand Vietnamese, do not suffer from neuropsychiatric diseases, live with at least one family member or relative, and agree to participate were recruited in the study. Eligible participants were interviewed face-to-face using a structured questionnaire. Data collected includes socio- demographic characteristics, pathological characteristics, patient's self-care behaviors, and patient’s perceived family support. Results: A total of 220 patients were included in the study. The percentage of men was 90%. The mean age was 66.9 ± 8.8 years. The percentage of COPD patients with good self-care behaviors was 94.5%. The percentage of patients with average and good perceived family support was 54.1% and 37.7% respectively. The odds of patients aged 60 years and older was 4.62 times higher in self-care behavior compared to those were under 60 years old (OR=4.62, CI95%: 1.41-5.13, p=0.011). The odds of patients felt good perceived family support was 8.67 times higher in self-care behaviors compared to those felt poor perceived family support (OR=8.67, CI95%: 1.32- 56.7, p=0.024). Male patients who quit smoking had a higher rate of good self-care behavior than current smokers (p=0.023). Conclusions: It is necessary to strengthen health education for COPD patients in all age groups to maintain and improve self-care behaviors of patients, including smoking cessation counseling for patients. Besides, it is necessary to provide patient's family knowledge and skills so that they can better support patients in self-care activities. Keywords: self-care behaviors, perceived family support, related factors ĐẶT VẤNĐỀ đồng/ ngày nằm viện và tổng chi phí là 18,3 triệu đồng/đợt nằm viện(4). COPD là vấn đề đáng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic quan tâm của hệ thống y tế(5). COPD không chỉ Obtructive Pulnomary Disease (COPD)) là bệnh ảnh hưởng các hoạt động thể chất của bệnh thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng do nhân mà còn tác động đến các vấn đề tâm lý, xã sự già hóa dân số, hút thuốc lá và ô nhiễm hội(1,6,7). Chính vì vậy, bệnh nhân cần học cách tự không khí(1). Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn chăm sóc và chịu trách nhiệm quản lý bệnh của cầu ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong họ mỗi ngày. Tự chăm sóc tốt sẽ giúp giảm số năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi lần nhập viện, kiểm soát tình trạng bệnh, nâng trở lên. COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống(8,9). năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm)(2). COPD được dự báo sẽ tăng Tuy nhiên, hành vi tự chăm sóc của bệnh trong vòng 30 năm tiếp theo và đến năm 2030 sẽ nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi, có hơn 4,5 triệu người chết do COPD và các yếu thu nhập, trình độ học vấn, các triệu chứng của tố liên quan đến bệnh(3). bệnh, kiến thức về bệnh, yếu tố tâm lý (lo âu, trầm cảm) và sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội(9). Theo Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc COPD là 7,1% ở hiểu biết của chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam có nam, 1,9% ở nữ và 75% số ca mắc COPD là do rất ít nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc của hút thuốc lá(2). Theo một nghiên cứu năm 2019, bệnh nhân COPD và các yếu tố liên quan. Các chi phí điều trị COPD trung bình là 2,5 triệu 396 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học dữ liệu về các vấn đề trên vẫn còn rất hạn chế. p: tỷ lệ bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm Mục tiêu sóc tốt p=0,765(10). Xác định mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, Thay vào công thức n=191. Chúng tôi chọn giới tính, tình trạng thu nhập, trình độ học vấn, cỡ mẫu n=213 bệnh nhân (cộng thêm 10% từ tình trạng hút thuốc lá, mức độ tắc nghẽn đường chối tham gia nghiên cứu). Trong khoảng thời thở, cảm nhận được gia đình hỗ trợ với hành vi gian từ 11/2020 đến 5/2021, chúng tôi lựa chọn tự chăm sóc để giúp điều dưỡng xây dựng các được 220 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn và đồng ý chương trình can thiệp phù hợp nhằm giúp tham gia nghiên cứu. Vì vậy, cỡ mẫu của bệnh nhân COPD tự chăm sóc tốt hơn. nghiên cứu là 220. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Kỹ thuật chọn mẫu Đối tượng nghiên cứu Chọn mẫu thuận tiện trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu. Thời gian sáng từ Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên được chẩn đoán 7h30 – 11h30, chiều từ 13h - 16h, tại phòng mắc COPD đến khám tại phòng khám Quản lý khám quản lý hen-COPD, Bệnh viện Nhân hen-COPD, bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong Dân Gia Định. khoảng thời gian từ 11/2020 đến 05/2021. Cách tiến hành nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn vào Khi bệnh nhân đến khám, nghiên cứu viên Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, được chẩn đoán thông qua hồ sơ lưu trữ tại phòng khám để xác mắc COPD, có khả năng nghe hiểu tiếng Việt, định bệnh nhân mắc COPD và tình trạng bệnh không mắc các bệnh tâm thần kinh, sống cùng kèm theo. Nghiên cứu viên sẽ hỏi bệnh nhân và với ít nhất một người thân trong gia đình hoặc xem hồ sơ bệnh án để xác định bệnh nhân thỏa họ hàng được mời tham gia vào nghiên cứu. tiêu chí chọn vào. Nếu bệnh nhân thỏa các tiêu Tiêu chuẩn loại ra chí chọn vào, nghiên cứu viên giải thích về Bệnh nhân COPD mắc các bệnh nặng như nghiên cứu và mời bệnh nhân tham gia vào ung thư, suy tim xung huyết, lao (do các triệu nghiên cứu. Sau khi đã được giải thích mục tiêu chứng của bệnh chồng lấp triệu chứng COPD, nghiên cứu, bệnh nhân thỏa tiêu chí đưa vào làm nặng hơn tình trạng bệnh và ảnh hưởng đến được yêu cầu ký xác nhận vào phiếu đồng ý khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân) không tham gia nghiên cứu. được mời tham gia nghiên cứu. Biến số nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Biến số nghiên cứu chính là hành vi tự chăm Thiết kế nghiên cứu sóc của bệnh nhân COPD. Là biến thứ tự, đo Nghiên cứu cắt ngang mô tả. lường mức độ tự chăm sóc của bệnh nhân Cỡ mẫu COPD, được tính toán dựa vào tổng điểm hành vi tự chăm sóc, có 2 giá trị là hành vi tự chăm sóc Được tính toán theo công thức: tốt và hành vi tự chăm sóc kém. Hành vi chăm sóc là tốt khi tổng điểm hành vi tự chăm sóc từ 71-140 điểm. Hành vi tự chăm sóc kém khi tổng Trong đó : điểm hành vi tự chăm sóc
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 (biến số thứ tự, có 2 giá trị là dưới cấp 2 và trên chăm sóc kém (35-70 điểm), hành vi tự chăm sóc cấp 3), tình trạng hút thuốc lá (biến danh định, trung bình (71-105 điểm) và hành vi tự chăm sóc ghi nhận tình trạng hút thuốc lá của bệnh nhân, cao (106-140 điểm). Hành vi chăm sóc tốt được với 3 giá trị là chưa từng hút thuốc lá, bỏ hút định nghĩa là hành vi tự chăm sóc trung bình và thuốc lá và đang hút thuốc lá), tình trạng hôn cao (71-10 điểm). Bộ câu hỏi có tính giá trị và độ nhân (biến danh định, có 2 giá trị là đã kết hôn tin cậy tốt với Cronbach’s α=0,87(11,12). và độc thân/góa/ly dị/ly thân, mức độ tắc nghẽn Thông tin về cảm nhận được gia đình hỗ trợ đường thở (biến thứ tự, ghi nhận mức độ tắc của bệnh nhân COPD được khảo sát bằng thang nghẽn đường thở dựa vào chỉ số FEV1% sau test đo sự hỗ trợ từ gia đình (Family Support Scale) hồi phục phế quản so với trị số lý thuyết, ghi được Uddin MA và Bhuiyan AJ xây dựng năm nhận từ hồ sơ khám bệnh của bệnh nhân, có 4 2019(13). Thang đo gồm 20 mục, dựa trên thang giá trị, mức độ 1 (nhẹ) FEV1 ≥80%, mức độ 2 Likert 4 điểm (từ 0 là không đến 3 là nhiều). (trung bình) 50% ≤ FEV1
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học được dùng để đo lường mức độ liên quan giữa Đặc điểm của đối tượng Tần số (tỷ lệ %) n(%) cảm nhận được gia đình hỗ trợ với hành vi tự Đã bỏ hút thuốc 160 (72,7) Chưa từng hút thuốc 21 (9,6) chăm sóc, nhóm tuổi và hành vi tự chăm sóc. Có bệnh kèm theo Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống Không 52 (23,6) kê khi p
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 điểm và thấp nhấp là 64 điểm. Các hành vi tự khi tắm/khi làm công việc nhà, tiêm ngừa cúm chăm sóc đa số được bệnh nhân thực hành tốt. hàng năm, tham gia các hoạt động tập thể ít nhất Tuy nhiên, vẫn còn các hành vi tự chăm sóc mà 1 lần/tuần, có tỷ lệ từ mức đồng ý trở lên dưới bệnh nhân COPD còn thực hiện chưa tốt như 30%. Bệnh nhân COPD có hành vi tự chăm sóc kiểm tra sức khỏe hàng năm, tham gia các khóa tốt chiếm 94,5%, chỉ 5,5% bệnh nhân có hành vi học phục hồi chức năng hô hấp, đi khám khi tự chăm sóc kém. tăng 1,5-2,5kg trong vòng 1 tuần, ngồi trên ghế Bảng 2. Mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân COPD (n=220) Hành vi tự chăm sóc OR Đặc điểm Giá trị P Giá trị P** Kém (n=12) n (%) Tốt (n=208) n (%) (KTC95%) Giới tính Nam 11 (5,6) 187 (94,4) 1,0* Nữ 1 (4,5) 21(95,5) Nhóm tuổi < 60 tuổi 6 (14,0) 37 (86,0) 1 0,015* ≥ 60 tuổi 6 (3,4) 171 (96,6) 4,62 (1,41-5,13) 0,011 Địa chỉ Tp.HCM 11 (5,2) 201 (94,8) 0,366* Tỉnh khác 1 (12,5) 7 (87,5) Nghề nghiệp Không còn đi làm 7 (4,1) 165 (95,9) 0,141* Đang đi làm 5 (10,4) 43 (89,6) Trình độ học vấn ≤ cấp 2 8 (7,2) 103 (92,8) 0,248 ≥ cấp 3 4 (3,7) 105 (96,3) Tình trạng thu nhập Đủ ăn 8 (5,5) 137 (94,5) 1,00* Khá 4 (5,3) 71 (94,7) Tình trạng hôn nhân Kết hôn 8 (4,7) 161 (95,3) 0,48* Độc thân/góa/ly dị/ly thân 4 (7,8) 47 (92,2) Nam Tình trạng hút thuốc lá Đang hút thuốc 6 (15,8) 32 (84,2) 0,023* Đã bỏ hút thuốc 5 (3,2) 150 (96,8) Chưa từng hút thuốc 0 (0,0) 5 (100,0) Nữ Tình trạng hút thuốc lá Đang hút thuốc 0 (0,0) 1 (100,0) Đã bỏ hút thuốc 0 (0,0) 5 (100,0) 1,00* Chưa từng hút thuốc 1 (6,25) 15 (93,75) Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD (post FEV1) (%) Mức độ 1 (FEV1 ≥ 80%) 1 (5,9) 16 (94,1) Mức độ 2 (50 ≤ FEV1< 80%) 5 (5,1) 94 (94,9) 0,825* Mức độ 3 (30 ≤ FEV1 < 50%) 6 (7,0) 80 (93,0) Mức độ 4 (FEV1 < 30%) 0 (0) 18 (100) Có bệnh kèm theo Không 4 (7,7) 48 (92,3) 0,484* Có 8 (4,8) 160 (95,2) Cảm nhận được gia đình hỗ trợ 400 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Hành vi tự chăm sóc OR Đặc điểm Giá trị P Giá trị P** Kém (n=12) n (%) Tốt (n=208) n (%) (KTC95%) Mức độ kém 3 (17,6) 14 (82,4) 0,046* 1 Mức độ trung bình 7 (5,8) 113 (94,2) 3,45 (0,80-14,9) 0,096 Mức độ tốt 2 (2,4) 81 (97,6) 8,67 (1,32-56,7) 0,024 * Kiểm định Fisher **Hồi quy logistic OR: Odds Ratio KTC95%: Khoảng tin cậy 95% Kiểm định Fisher chính xác cho thấy có mối Bệnh nhân COPD trong nghiên cứu đa số liên quan giữa cảm nhận được gia đình hỗ trợ, không còn đi làm 78,2%, kết quả này tương đồng nhóm tuổi và tình trạng bỏ thuốc lá ở bệnh nhân với các nghiên cứu của các tác giả nước nam với hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ngoài(12,19). Bệnh nhân có trình trạng thu nhập đủ COPD (p 0,05) (Bảng 2). Trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng tích BÀN LUẬN cực đến hiệu quả của can thiệp giáo dục sức Khảo sát trên 220 bệnh nhân COPD cho thấy khỏe cho bệnh nhân trong có có nâng cao kiến đa phần bệnh nhân là nam, có độ tuổi ≥60, kết thức về COPD và hành vi tự chăm sóc(20,21). quả này tương đồng với các nghiên cứu trên Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân bệnh nhân COPD được thực hiện trong và ngoài kết hôn, sống cùng với vợ/chồng chiếm 65,9% nước(12,14,15,16,17). Đa số bệnh nhân đã từng hút cao hơn tỷ lệ bệnh nhân độc thân/góa/ly dị/ly thuốc lá 72,7% và có 17,7% bệnh nhân đang hút thân (sống cùng người thân khác trong gia đình) thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính 34,1% (Bảng 1). Kết quả này cũng tương đồng của COPD nên cần duy trì và tăng cường truyền với các nghiên cứu của các tác giả nước thông tư vấn cai thuốc lá cho bệnh nhân COPD. ngoài(12,19,22). Bệnh nhân sống cùng với gia đình, Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh đặc biệt là sống cùng vợ/chồng sẽ được hỗ trợ tốt nhân có địa chỉ tại tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn trong quá trình tự chăm sóc các bệnh lý mãn đăng kí khám và điều trị tại bệnh viện Nhân tính(17,20,22). Dân Gia Định. Việc dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế Kết quả thu thập về mức độ tắc nghẽn chất lượng sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân đường thở của đối tượng nghiên cứu cho thấy COPD tuân thủ điều trị tốt hơn, có kiến thức về chỉ số FEV1 (sau test hồi phục phế quản) trung bệnh và hành vi tự chăm sóc phù hợp hơn(18). bình là 52,1 ± 17,1%. Đa số bệnh nhân tắc nghẽn Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 401
  8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 mức độ 2, mức độ 3 với tỷ lệ lần lượt là 45% và này có thể ảnh hưởng đến kết quả cảm nhận 39,1% (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu này tương được gia đình hỗ trợ kém hơn. Bên cạnh đó, sự đồng với nghiên cứu của Hoàng Minh và Lê khác biệt có thể do sự không tương đồng về Khắc Bảo (2021)(16) thực hiện tại phòng quản lý truyền thống và văn hóa. Truyền thống văn hóa hen-COPD, bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tắc của Việt Nam rất coi trọng gia đình và những nghẽn đường thở là một trong những yếu tố gây người thân trong gia đình luôn có mối quan hệ khó chịu cho bệnh nhân bên cạnh triệu chứng thân thiết, gắn kết, chăm sóc lẫn nhau nhất là khi ho, khạc đờm, gây cản trở các sinh hoạt hàng bệnh tật. Bên cạnh đó, 76,8% người tham gia ngày của bệnh nhân cũng như giảm khả năng nghiên cứu sống cùng vợ/chồng của mình, là thực hiện các hành vi tự chăm sóc. Thêm vào đó, những người hỗ trợ tích cực nhất cho bệnh nhân bệnh nhân COPD còn mắc các bệnh kèm theo về tuân thủ điều trị, cải thiện triệu chứng và sức với tỷ lệ cao 76,4%. Kết quả này giống với khỏe tinh thần. Nhìn chung đối tượng nghiên nghiên cứu của Park SK (2017)(18) có 78,9% bệnh cứu cảm nhận được gia đình hỗ trợ tốt do đó nhân có bệnh đồng mắc nhưng cao hơn nghiên điều dưỡng cần tiếp tục có kế hoạch can thiệp cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền và Chu Thị giáo sức khỏe nhằm nâng cao vai trò hỗ trợ của Hạnh (2021)(23) nghiên cứu về tỷ lệ tái nhập viện gia đình đối với bệnh nhân. vì đợt cấp của COPD tại bệnh viện Bạch Mai có Tỷ lệ bệnh nhân đạt mức độ hành vi tự chăm 54,9% có bệnh lý đồng mắc. Sự khác biệt giữa sóc tốt là 94,5%, chỉ có 5,5% bệnh nhân có hành các nghiên cứu có thể là do sự khác nhau về mẫu vi tự chăm sóc kém. Kết quả này cao hơn nghiên nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu và tiêu chuẩn cứu của Xiaolian J (2002)(10) với 76,53% có hành vi lựa chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Các tự chăm sóc từ mức trung bình trở lên. Tuy bệnh đồng mắc thường gặp là bệnh tim mạch, nhiên, nghiên cứu cho kết quả thấp hơn nghiên bệnh cơ xương khớp, ung thư phổi có thể có cứu của Shirvani NJ (2020)(12) cho thấy chỉ có 1% triệu chứng kết hợp với triệu chứng của COPD bệnh nhân có hành vi tự chăm sóc mức độ trung gây hạn chế khả năng thực hiện hành vi tự chăm bình và 99% bệnh nhân có hành vi tự chăm sóc sóc của bệnh nhân(24,25). Chính vì vậy, bệnh đồng tốt. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về các mắc trên bệnh nhân COPD là vấn đề cần được đặc tính của mẫu nghiên cứu, nhận thức của điều dưỡng quan tâm để có thể hỗ trợ cho bệnh bệnh nhân về bệnh, hiệu quả chương trình can nhân trong việc tự chăm sóc tại nhà. thiệp giáo dục sức khỏe tại các quốc gia và thời Tỷ lệ bệnh nhân có cảm nhận được gia đình điểm nghiên cứu khác nhau. hỗ trợ mức độ trung bình là 54,6%, mức độ tốt là Nghiên cứu cho thấy cảm nhận được gia 37,7%, chỉ 7,7% bệnh nhân cảm nhận được gia đình hỗ trợ là yếu tố có liên quan đến hành vi tự đình hỗ trợ kém. Kết quả này tương tự kết quả chăm sóc của bệnh nhân COPD, mối liên quan nghiên cứu của Kaşıkçı MK và Alberto J (2007)(26) này có ý nghĩa thống kê với p=0,046 (Bảng 2). cho thấy chỉ 8,5% bệnh nhân cảm nhận được gia Theo đó thì bệnh nhân có cảm nhận gia đình hỗ đình hỗ trợ kém, 91,5% cảm nhận được hỗ trợ từ trợ tốt thì có số chênh hành vi tự chăm sóc tốt trung bình trở lên. Kết quả này cũng cao hơn cao hơn bệnh nhân có cảm được gia đình hỗ trợ hơn nghiên cứu của Shirvani NJ (2020)(12) cho kém (OR=8,67, KTC95%: 1,32-56,7) (Bảng 2). Kết thấy 65% bệnh nhân có cảm nhận được gia đình quả này tương đồng với nghiên cứu của Chen Z hỗ trợ mức độ trung bình trở lên và 35% bệnh (2017)(17) cho thấy bệnh nhân cảm nhận được hỗ nhân có cảm nhận được gia đình hỗ trợ kém. Sự trợ tốt cao hơn thì có liên quan với tỷ lệ hút khác biệt có thể do trong nghiên cứu của thuốc lá thấp hơn (OR=0,99, KTC95%: 0,98-1,0, Shirvani đối tượng tham gia nghiên cứu lựa p=0,03) và có tỷ lệ tiêm ngừa phế cầu cao hơn chọn cả những người chỉ sống một mình. Điều (OR=1,02, KTC95%: 1,0-1,03, p=0,02) so với bệnh 402 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
  9. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học nhân cảm nhận được hỗ trợ kém. Nghiên cứu nghiên cứu của chúng tôi cũng không lựa chọn của Bouldin ED (2017)(22) cũng cho thấy so với những bệnh nhân không sống cùng bất cứ người những người nhận được sự hỗ trợ kém, những thân nào. Trong khi nghiên cứu của Shirvani NJ bệnh nhân đái tháo đường có sự hỗ trợ từ gia (2020) lựa chọn cả đối tượng không sống cùng đình tốt báo cáo mức độ tuân thủ dùng thuốc người thân vào nghiên cứu. cao hơn (OR=1,93, KTC95%: 1,07–3,49, p=0,028). Đề tài là nghiên cứu cắt ngang mô tả không Chính vì vậy, trong công tác điều dưỡng cần xác định được các mối liên hệ nhân-quả giữa tăng cường sự hỗ trợ của gia đình đối với bệnh nhân. hành vi tự chăm sóc và cảm nhận được gia đình Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy bệnh hỗ trợ, cần thực hiện thêm các nghiên cứu phù nhân từ 60 tuổi trở lên có số chênh hành vi tự hợp để xác định mối liên hệ này. Nghiên cứu chăm sóc tốt cao hơn bệnh nhân ở nhóm tuổi cũng chưa xác định ảnh hưởng của các bệnh dưới 60 tuổi (OR=4,62, KTC95%: 1,41- 5,13) (Bảng đồng mắc đến hành vi tự chăm sóc của bệnh 2). Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu nhân COPD, cần thực hiện thêm các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy có mối liên để xác định tác động này nhằm giúp hỗ trợ bệnh quan giữa tuổi và hành vi tự chăm sóc, bệnh nhân COPD tự chăm sóc tốt hơn. nhân càng lớn tuổi thì thực hiện hành vi tự chăm sóc tốt hơn(19,27). Điều này là do khi bệnh nhân KẾT LUẬN càng lớn tuổi thì niềm tin của bệnh nhân về sức Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ bệnh khỏe càng lớn hơn, quan tâm nhiều hơn đến sức nhân COPD có hành vi tự chăm sóc mức độ khỏe của bản thân cũng như không còn đi làm trung bình trở lên là 94,5%, tỷ lệ bệnh nhân có nên dành nhiều thời gian hơn để tự chăm sóc. cảm nhận được gia đình hỗ trợ mức độ trung Tuy nhiên, khi tuổi càng lớn thì khả năng tự bình là 54,1% và tốt là 37,7%. Bệnh nhân cảm chăm sóc của bệnh nhân càng giảm. Do đó, bệnh nhận được gia đình hỗ trợ tốt có hành vi tự nhân cần được sự hỗ trợ, nhắc nhở, giúp đỡ chăm sóc tốt cao hơn bệnh nhân cảm nhận được nhiều hơn từ những người thân trong gia đình gia đình hỗ trợ kém. Nhóm tuổi và tình trạng bỏ để có thể duy trì hành vi tự chăm sóc tốt. thuốc lá ở nam có mối liên quan với hành vi tự Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan chăm sóc của bệnh nhân COPD. Do đó, trong giữa bệnh nhân nam đã bỏ thuốc lá với hành vi quá trình chăm sóc bệnh nhân COPD điều tự chăm sóc (p=0,023) (Bảng 2). Điều này có thể dưỡng cần quan tâm nâng cao hành vi tự chăm do một khi bệnh nhân có quyết tâm cai thuốc lá sóc của bệnh nhân COPD ở các nhóm tuổi, tăng thành công hoặc không sử dụng thuốc lá chứng cường tư vấn cai thuốc lá cũng như tăng cường tỏ bệnh nhân đã có nhận thức về tác dụng của sự hỗ trợ của gia đình đối với bệnh nhân. các hành vi tốt bảo vệ sức khỏe. Từ đó, bệnh TÀI LIỆU THAM KHẢO nhân tự chăm sóc tốt hơn, quản lý bệnh tốt hơn. 1. Global initiative for chronic obstructive lung disease (2020). Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Global initiative for chronic obstructive lung disease. global COPD, điều dưỡng cần tư vấn và hỗ trợ để bệnh strategy for the diagnosis, management, and prevention of COPD, Report 2020. URL: https://goldcopd.org/gold-reports nhân cai thuốc lá càng sớm càng tốt. 2. World Health Organization (2020). Chronic obstructive Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối pulmonary disease (COPD) in Viet Nam. URL: liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và trình độ https://www.who.int/vietnam/health-topics/chronic- obstructive-pulmonary-disease-copd. học vấn, tình trạng sống cùng người thân như 3. Global initiative for chronic obstructive lung disease (2019). trong nghiên cứu của Shirvani NJ(12). Sự khác biệt Global initiative for chronic obstructive lung disease. global strategy for the diagnosis, management, and prevention of có thể do trong nghiên cứu của Shirvani tỷ lệ COPD, Report 2019. URL: https://goldcopd.org/wp- bệnh nhân không biết chữ chiếm tỷ lệ cao 43,5% content/uploads/2018/11/GOLD-2019-v1.7-FINAL-14Nov2018- so với nhóm bệnh nhân có đi học và trong WMS.pdf. Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học 403
  10. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 4. Ngo CQ, Thi Bui T, et al (2019). Direct Hospitalization Cost of 17. Chen Z, Fan VS, et al (2017). Association between Social Patients with Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Support and Self-Care Behaviors in Adults with Chronic Pulmonary Disease in Vietnam. International Journal of Obstructive Pulmonary Disease. Ann Am Thorac Soc, Environmental Research and Public Health, 16(1):1-8. 14(9):1419-1427. 5. Bộ Y Tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc 18. Park SK (2017). Factors affecting self-care behavior in Koreans nghẽn mạn tính. BYT, pp.15-25. with COPD. Applied Nursing Research, 38:29-37. 6. Borges-Santos E, Wada JT, et al (2015). Anxiety and depression 19. Wang KY, Sung PY, et al (2012). Influence of family caregiver are related to dyspnea and clinical control but not with caring behavior on COPD patients' self-care behavior in thoracoabdominal mechanics in patients with COPD. Taiwan. Respiratory Care, 57(2):263-272. Respiratory Physiology & Neurobiology, 210:1-6. 20. Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tiến Dũng (2013). Các yếu tố 7. Iyer AS, Bhatt SP, et al (2016). Depression is associated with liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại readmission for acute exacerbation of chronic obstructive bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Tim Mạch Học pulmonary disease. Ann Am Thorac Soc, 13(2):197-203. Việt Nam, 64:1-3. 8. Clari M, Matarese M, et al (2017). Self-care of people with 21. Lê Thu Hương, Đỗ Thị Tường Oanh, et al (2019). Bệnh phổi tắc chronic obstructive pulmonary disease: a meta-synthesis. nghẽn mạn tính: hiệu quả chương trình Phục hồi chức năng tại Patient-Patient-Centered Outcomes Research, 10(4):407-427. nhà. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(1):82-87. 9. Riegel B, Jaarsma T, et al (2012). A Middle-Range Theory of 22. Bouldin ED, Trivedi RB, et al (2017). Associations between Self-Care of Chronic Illness. Advances in Nursing Science, having an informal caregiver, social support, and self-care 35(3):194-204. among low-income adults with poorly controlled diabetes. 10. Xiaolian J, Chaiwan S, et al (2002). Family support and selfcare Chronic Illness, 13(4):239-250. behavior of Chinese chronic obstructive pulmonary disease 23. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Hạnh (2021). Tỷ lệ tái patients. Nurs Health Sci, 4:41-49. nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số 11. Alberto J (1993). The reliability and validity of the COPDSC: a yếu tố liên quan. Nghiên Cứu Y Học, 137(1):158-168. tool that measures self-care behavior of persons with chronic 24. Hội Hô hấp Thành phố Hồ Chí Minh (2017). COPD và các obstructive pulmonary disease. Perspect Respir Nurs, 4(5):1-4. bệnh đồng mắc 2017. URL: 12. Shirvani NJ, Ghaffari F, et al (2020). Association Between http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/chuyende/copd/39 Perceived Family Social Support and Self-care Behaviors in 4-copd-va-cac-benh-dong-mac. Elders with Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD): 25. Raherison C, Ouaalaya EH, et al (2018). Comorbidities and A Medical Center-based Study from Iran. Open Nursing Journal, COPD severity in a clinic-based cohort. BMC Pulmonary 14(1):1-7. Medicine, 18(1):1-10. 13. Uddin M, Bhuiyan A (2019). Development of the family 26. Kaşıkçı KM, Alberto J (2007). Family support, perceived support scale (FSS) for elderly people. MOJ Gerontology and self‐efficacy and self‐care behaviour of Turkish patients with Geriatrics, 4(1):17-20. chronic obstructive pulmonary disease. Journal of Clinical 14. Bùi Văn Cường, Nguyễn Thị Thơm, et al (2017). Thay đổi kiến Nursing, 16(8):1468-1478. thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 27. Hu H, Li G, et al (2015). The association of family social khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm support, depression, anxiety and self-efficacy with specific 2017. Khoa Học Điều Dưỡng, 2(2):6-13. hypertension self-care behaviours in Chinese local community. 15. Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hoài (2018). Thực trạng Journal of Human Hypertension, 29(3):198-203. kiến thức và thực hành chăm sóc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên. Khoa Học và Công Nghệ-Đại Ngày nhận bài báo: 01/10/2021 Học Thái Nguyên, 177(01):171-176. 16. Hoàng Minh, Lê Khắc Bảo (2021). Yếu tố tiên đoán ngưng thở Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 05/10/2021 tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn Ngày bài báo được đăng: 15/10/2021 tính. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 25(2):127-133. 404 Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2