intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Happy Birthday! 5 điều học được từ một sinh nhật Tàu

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bức tranh vẽ nữ chiến sĩ quân giải phóng nhân dân trìu mến BẮC KINH – Tháng này Đảng Cộng sản Trung Quốc tròn 90 tuổi và các nghệ sĩ “chính thống” đã làm một món quà dâng Đảng – một triển lãm nghệ thuật kỷ niệm kéo dài ba tuần tại Bảo tàng Quân sự Trung Quốc, Bắc Kinh. Tọa lạc ở vị trí xa nhất so với những địa điểm nghệ thuật của thủ đô, Bảo tàng Quân sự hóa ra lại là một địa điểm hoàn hảo cho triển lãm. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Happy Birthday! 5 điều học được từ một sinh nhật Tàu

  1. Happy Birthday! 5 điều học được từ một sinh nhật Tàu Một bức tranh vẽ nữ chiến sĩ quân giải phóng nhân dân trìu mến BẮC KINH – Tháng này Đảng Cộng sản Trung Quốc tròn 90 tuổi và các nghệ sĩ “chính thống” đã làm một món quà dâng Đảng – một triển lãm nghệ thuật kỷ niệm kéo dài ba tuần tại Bảo tàng Quân sự Trung Quốc, Bắc Kinh. Tọa lạc ở vị trí xa nhất so với những địa điểm nghệ thuật của thủ đô, Bảo tàng Quân sự hóa ra lại là một địa điểm hoàn hảo cho triển lãm. Triển lãm có mùi ẩm mốc của một bảo tàng cổ lỗ sĩ – cảm giác chung là chẳng tí ti gì là đương đại – và rất nhiều tác phẩm
  2. dường như được thực hiện không phải từ cuộc sống mà từ một câu chuyện đã được thừa nhận rộng rãi, như cung cách nghệ thuật tưởng niệm xưa nay vẫn vậy. Khi tôi đến nơi thì đã có nguyên cả đám đông xếp hàng ngay ngắn trong cái nóng 38 độ C, nhưng không phải xếp hàng đợi nghệ thuật. Thay vào đó điểm hấp dẫn chính lại là những hiện vật quân sự nổi tiếng ở đây, trong đó có những thứ vũ khí quốc phòng hung dữ cũng như những chiếc xe tăng Mỹ bị bắt từ chiến tranh Triều Tiên và những món lưu niệm từ chương trình không gian của Trung Quốc. Trên hai tầng dành riêng cho triển lãm sinh nhật Đảng chỉ có lác đác vài du khách cùng tôi đi xem các tác phẩm nghệ thuật. Nghe đâu Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc đã đặt hàng hơn 300 tác phẩm mới từ các thành viên của Hội nghệ sĩ Trung Quốc danh giá để thực hiện triển lãm này. Qua đó ta thấy gì về thị yếu chính thống của Trung Quốc? Sau đây là 5 điều ghi nhận được của ARTINFO China.
  3. "Nắng và đồng chí của tôi" (“Sunlight and My Comrade”) của Wang Yidong 1. KHÔNG PHẢI TRANH THÌ KHÔNG LÀ NGHỆ THUẬT Ở đây chỉ có hai loại tác phẩm: tranh và lại tranh. Bạn có thể xem tranh thủy mặc vẽ bằng mực tàu trên giấy, và sơn dầu. Sơn dầu, được coi là tranh theo phong cách phương Tây, hiện đại đến mức có thể và được bày riêng một tầng. Không có tác phẩm điêu khắc, và đương nhiên là không có video hay sắp đặt.
  4. "Chân dung của Tống Khánh Linh" (“Portraits of Soong Ching-Ling (Madame Sun Yat-sen)”) của Hou Yimin 2. CÀNG GIỐNG ẢNH CHỤP CÀNG TỐT Một số tác phẩm – đặc biệt là những bức sơn dầu thể hiện lãnh tụ Trung Quốc – rõ là vẽ từ ảnh chụp. Cũng chẳng có gì là sai cả, nếu bạn đang xem Gerhard Richter hay Zhang Xiaogang. Nhưng ở đây những hình ảnh được xử lý đầy vẻ tôn thờ, thiếu điều tráng men, lại quét thêm một lớp sơn như thể tượng sáp trong bảo tàng Madame Tussauds, hay gần hơn, như gương mặt Mao Trạch Đông đang quàn tại Quảng trường Thiên An Môn.
  5. "Mặt trời của Đảng chiếu trong tim ta" (“Sunshine of the Party Reflects Our Hearts”) của Lei Honglian 3. KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG MẾN HƠN QUÂN ĐỘI Đảng Cộng sản Trung Quốc tuy nói với ta rằng nước Trung Hoa được xây dựng với nền tảng “công nông binh” nhưng lạ thay chẳng thấy công nhân ở đâu trong triển lãm này, và cả quá trình công nghiệp hóa vô cùng quan trọng trong câu chuyện về một Trung Quốc đương đại cũng không có nốt. Nông dân thì được thể hiện trong viền chân của những tác phẩm mô tả lịch sử hình thành Đảng Cộng sản, trong khi đó Quân giải phóng Nhân dân mới được xếp ở vị trí cao nhất. Trong các tác phẩm ấy, họ được thể hiện là những người vui vẻ, dễ mến. Những người lính ca hát và nhảy múa (Mặt trời của Đảng chiếu trong tim ta là tên của một tác phẩm điển hình), hay những phụ nữ hào hứng đi tòng
  6. quân, như trong bức 8000 thiếu nữ Hồ Nam leo núi Pamir của Zhou Lingzi. Những bức tranh này thể hiện một quan điểm chính thống về quân đội là zui ke’ai de ren (1) của Trung Quốc, có nghĩa là “những người đáng mến nhất”, một cụm từ lần đầu tiên được Nhân dân Nhật báo dành riêng cho quân đội trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và sau đó thường xuyên được trích dẫn lại. "8000 thiếu nữ Hồ Nam leo núi Pamir” ("8,000 Hunan Girls Ascend the Pamirs”) của Zhou Lingzi 4. AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT Nếu cứ căn cứ vào triển lãm này bạn dễ kết luận rằng tranh Trung Quốc đang nguy to: thật đúng là nghệ thuật chính thống, ở đây hầu như chẳng có gì là đối đầu, thử thách, đánh đố hay gợi cảm hứng. Nói vậy không
  7. có nghĩa triển lãm này không có ai hay ho – có nhiều tên tuổi như Wang Fidong, Xu Jiang, Wang Qi và Li Qun – nhưng những gì hay ho đều bị lọt thỏm trong mớ quá nhiều những thứ tầm tầm, và có nhiều món thì ôi thôi… Tác phẩm nào tệ nhất ở đây? Hát bài núi non dâng Đảng của Zhuang Daojing, vẽ phụ nữ dân tộc thiểu số đang hát và nhảy múa, xung quanh là khách du lịch mắt trố thay nhau chụp ảnh. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc thường được xử lý theo kiểu hoạt hình, ví dụ như bức thủy mặc vẽ cảnh dân du mục Tây Tạng lần đầu gặp Quân giải phóng dưới tựa đề phấn khởi Chào nhân dân Tây Tạng!. "Chào nhân dân Tây Tạng!" (“G’day Tibetans!”) của Guo Hua 5. NGAY CẢ THỨ NGHỆ THUẬT CHÍNH THỐNG NHÀM CHÁN CŨNG CÓ THỂ NỔI LOẠN
  8. Một triển lãm dù có tệ đến đâu chăng nữa vẫn là một thứ sống động khi nó đang diễn ra. Triển lãm này cũng không phải là ngoại lệ. Người xem Trung Quốc phần lớn thời gian có vẻ mệt mỏi, nhưng khi gặp những bức chân dung khổng lồ của lãnh tụ thì lập tức tóm lấy cơ hội để tham gia tương tác. Mọi người xếp thành một hàng nhỏ để đợi đến lượt chụp hình với bộ tứ bình vẽ ba cựu lãnh tụ Đảng – Mao, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân – cùng với đương kim Tổng Bí thư Ôn Gia Bảo. Khách tham quan bảo tàng chụp hình với chân dung các lãnh tụ Trung Quốc, từ trái sang là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Ôn Gia Bảo. Ban đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên khi thấy hầu hết mọi người chọn chụp với Giang Trạch Dân hơn là Đặng hay Mao…, cho tới khi tôi nhớ lại việc các thảo luận trên mạng về Giang Trạch Dân đang bị chặn. Sau vụ cựu chủ tịch không đến dự lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Đảng hôm 1
  9. tháng 7, trên Twitter toàn là những tin đồn rằng ông đã chết hay đang hấp hối. Chuyện này khiến cho chân dung của một nhân vật khá nhàm chán bỗng trở nên thú vị – lại là một thứ biểu tượng cấm kỵ về tự do ngôn luận nữa ở Trung Quốc. Và chuyện người xem thích thú chụp hình cho bằng được với ông này đã mang đến một yếu tố nhất định của nghệ thuật trình diễn, và như vậy phần nào cứu vớt được triển lãm, ít nhất là đối với tôi. Khách tham quan bảo tàng chụp hình với chân dung Đặng Tiều Bình * (1) zui ke’ai de ren = “tối khả ái đích nhân“. Đây là câu của nhà văn Ngụy Nguy viết về quân Chí nguyện Trung Quốc tại Triều tiên, trong một bài ký, không phải của Nhân dân Nhật báo, và không chỉ quân đội
  10. nói chung. Trong bài của Ngụy Nguy lặp đi lặp lại câu: “Anh chí nguyện quân Trung Quốc kháng Mỹ viện Triều ơi, chúng tôi yêu anh lắm” – Lê Thanh Dũng chú thích)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2