intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạt sinh học trong khí quyển có thể thay đổi khí hậu?

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nghiên cứu toàn cầu được công bố hôm 1/4 cho thấy các mảnh vụn sinh học tí hon (lông, phấn hoa, nấm, Khí vi khuẩn, virus, da động quyển. vật...) là một bộ phận lớn trong khí quyển, có thể kiểm soát thời tiết và ảnh hưởng tới khí hậu. Ngoài ra, chúng có thể lây lan bệnh tật khắp Trái đất. Chuyên gia Ruprecht Jaenicke thuộc Viện Vật lý khí quyển, ĐH Mainz (Đức) đã thu thập mẫu không khí trên khắp ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạt sinh học trong khí quyển có thể thay đổi khí hậu?

  1. Hạt sinh học trong khí quyển có thể thay đổi khí hậu? Một nghiên cứu toàn cầu được công bố hôm 1/4 cho thấy các mảnh vụn sinh học tí hon (lông, phấn hoa, nấm, Khí vi khuẩn, virus, da động quyển. vật...) là một bộ phận lớn trong khí quyển, có thể kiểm soát thời tiết và ảnh hưởng tới khí hậu. Ngoài ra, chúng có thể lây lan bệnh tật khắp Trái đất. Chuyên gia Ruprecht Jaenicke thuộc Viện Vật lý khí quyển, ĐH Mainz (Đức) đã thu thập mẫu không khí trên khắp
  2. nước Đức, Siberia, rừng Amazone, Greenland và các đại dương trong vòng 15 năm qua. Kết quả cho thấy các mảnh vụn hữu cơ, đa phần dưới dạng tế bào sinh học, chiếm khoảng 25% tổng các loại hạt trong khí quyển. Ông ước tính khoảng 1 tỷ tấn chất sinh học như thế này bay vào khí quyển mỗi năm, từ các cánh đồng, rừng, đồng cỏ chăn nuôi và thành phố. Con số này gấp khoảng 20 lần so với ước tính trước đây và tương đương lượng bụi khoáng. Nhiều hạt sinh học tí hon này
  3. có hình dạng và cấu trúc giúp hình thành mây và tạo mưa. Các hạt được tạo nên từ tế bào sinh học hấp thụ hơi ẩm rất tốt trong không khí để hình thành hạt nhân của mây. Tuy nhiên, theo Tim Lenton thuộc ĐH East Anglia, khó có thể dự đoán tác động của các hạt sinh học đối với nhiệt độ toàn cầu. Bằng cách phân tán bức xạ mặt trời và che khuất bề mặt Trái đất, các hạt sinh học khô có tác dụng làm mát đối với khí hậu. Tuy nhiên, các hạt sinh học ướt có thể làm ấm bề mặt trái đất, đặc biệt vào ban đêm, do chúng
  4. góp một phần vào việc hình thành sương mù và mây ở tầm thấp. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các loại vi khuẩn nhất định có lẽ đã tiến hoá để sống lâu trong khí quyển, sử dụng gió và mưa do mây tạo ra làm phương tiện hiệu quả để tự phân tán chúng hoặc các bào tử của chúng tới nơi khác. Đáng lo ngại hơn, một số chuyên gia còn cho rằng kết quả nghiên cứu của Jaenicke làm dấy lên một mối đe doạ mới về sức khoẻ. Theo nhà sinh học biển Gene Shinn thuộc Cục khảo sát địa chất
  5. Mỹ, danh sách các hạt sinh học của Jaenicke có cả các chất gây dị ứng, đặc biệt là đối với người bị hen. Shinn tin rằng các cơn bão bụi lan khắp Đại Tây dương từ sa mạc Sahara chứa vi khuẩn và protein gây dịch bệnh cho san hô Carebbean cũng như hen suyễn trên một số đảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2