intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy khuyến khích những thay đổi lành mạnh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

116
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với phần lớn các nhà quản lý, việc tạo điều kiện để nhân viên đưa ra những ý tưởng luôn là một nhiệm vụ không có hồi kết. Những chướng ngại vật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này có thể là tinh thần làm việc kém, các biện pháp động viên thiếu hiệu quả, đào tạo không thích hợp.... Đảm bảo rằng mọi người đều chiến thắng Sự thay đổi lành mạnh và các ý tưởng sáng tạo sẽ không xuất hiện, nếu nhân viên của bạn không thấy được bất cứ lợi ích nào trong đó dành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy khuyến khích những thay đổi lành mạnh

  1. Hãy khuyến khích những thay đổi lành mạnh Đối với phần lớn các nhà quản lý, việc tạo điều kiện để nhân viên đưa ra những ý tưởng luôn là một nhiệm vụ không có hồi kết. Những chướng ngại vật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này có thể là tinh thần làm việc kém, các biện pháp động viên thiếu hiệu quả, đào tạo không thích hợp.... Đảm bảo rằng mọi người đều chiến thắng Sự thay đổi lành mạnh và các ý tưởng sáng tạo sẽ không xuất hiện, nếu nhân viên của bạn không thấy được bất cứ lợi ích nào trong đó dành cho họ. Họ muốn điều này sẽ đem lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người, hay nói
  2. cách khác, nếu họ tin rằng bạn đang khai thác tối đa những ý tưởng do họ đề xuất, họ sẽ không còn muốn đóng góp ý kiến gì nữa. Như vậy, những ý tưởng sáng tạo được nêu ra phải làm cho tất cả mọi người và mọi phòng ban trong công ty, từ nhân viên thư ký cho tới vị chủ tịch, thấy được những lợi ích dành cho mình. Ngược lại, ngay cả những nhân viên hăng hái và tích cực nhất rồi cũng sẽ bỏ cuộc. Công nhận những nỗ lực của nhân viên Việc công khai đánh giá cao thành tích làm việc và các ý tưởng mới của nhân viên sẽ có tác dụng như một chất xúc tác, thúc đẩy nhân viên nhiệt tình công tác cũng như khuyến khích các thay đổi lành mạnh khác. Những lời khen ngợi không nhất thiết phải dành để phát biểu trong các buổi hội họp, mà bạn có thể nói một cách chân thành, thân tình trong những cơ hội giao tiếp thường ngày. Việc này tỏ ra khá hiệu quả đấy. Bạn cũng có thể chúc mừng thành công của nhân viên bằng cách soạn email gửi tới toàn thể phòng ban trong công ty, hay mời nhân viên một bữa ăn trưa như một hình thức vừa ngợi khen, vừa cảm ơn vì ý tưởng mà họ đề xuất, vừa là dịp để bạn tìm hiểu thêm, nếu ý tưởng đó thực sự tuyệt vời. Thậm chí, một vài phần thưởng nho nhỏ cũng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí nhân viên. Sự
  3. cảm kích của bạn đối với những đóng góp của họ sẽ động viên họ nỗ lực hơn nữa. Là một tấm gương cho nhân viên Hãy nhớ rằng bạn luôn là tấm gương - nhân viên của bạn soi vào đó để điều chỉnh các suy nghĩ và hành vi của họ. Nếu bạn kêu gọi nhân viên của bạn tìm tòi ý tưởng mới, bạn hãy thực hiện lời kêu gọi của chính mình. Hãy lấy ví dụ từ những ý tưởng của bản thân bạn, kể cả một vài ý tưởng khá đơn giản, để nhân viên của bạn thấy rằng không có ý tưởng nào bị xem là tồi tệ cả. Khuyến khích các phản hồi Những ý tưởng hữu ích, phù hợp và có tác dụng tích cực sẽ không đến từ sự cô lập, mà chúng sẽ đến từ môi trường hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Bạn hãy lôi kéo nhân viên tham gia vào hoạt động chung bằng cách hỏi xem liệu họ có cần đến một trợ giúp hay nguồn lực nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Một chính sách cởi mở sẽ làm cho nhân viên hiểu rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe họ và đưa ra những chỉ dẫn, góp ý để giúp họ vượt qua khó khăn. Quan trọng hơn cả là bạn cần tập trung lắng nghe những gì
  4. nhân viên trình bày, thậm chí lặp lại để chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe họ nói. Để các nhân viên biết rằng họ quan trọng Bạn đừng tiếc thời gian giải thích cho nhân viên thấy những nỗ lực của họ đáng giá như thế nào trong các mục tiêu tổng thể của công ty. Điều này làm cho nhân viên thấy rằng bất kỳ ý tưởng mới nào mà họ đưa ra đều có thể tác động lâu dài và tích cực đến thành công chung của công ty. Tự thể hiện sự nhiệt tình trong công việc 8 giờ làm việc trong ngày có thể được cảm nhận như 20 giờ, hay 20 giờ làm việc có thể chỉ bằng tám giờ - sự khác biệt là ở chỗ nhân viên gắn bó về mặt tinh thần với công việc của họ như thế nào. Và trước khi để các nhân viên có được một niềm tin và sự đam mê với công việc, bạn cần thể hiện những điều đó thông qua chính việc làm của bạn. Như một phản ứng dây chuyền, sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc của bạn sẽ truyền cảm hứng tới toàn thể nhân viên trong công ty. Tin tưởng tập thể nhân viên của bạn
  5. Việc tin tưởng vào các kỹ năng của tập thể nhân viên và vận dụng những sáng kiến phù hợp sẽ nâng cao đáng kể tinh thần làm việc trong công ty. Ngược lại, bạn có thể sẽ hủy hoại lòng nhiệt tình công việc đó, nếu không thể hiện mối quan tâm đúng mức tới các ý kiến đóng góp của nhân viên. Sau khi lắng nghe, nếu bạn cho rằng ý tưởng nhân viên vừa nêu là thiếu hợp lý, hãy nói thật cho họ biết. Các nhân viên của bạn sẽ càng tôn trọng bạn và dường như gắn bó hơn với công ty, nếu họ biết rằng bạn là một người đáng tin cậy để trao đổi, trình bày suy nghĩ của mình. Một giám đốc ở doanh nghiệp hiện đại không đơn thuần chỉ là CEO (Giám đốc điều hành) nữa mà họ còn là một Frontline Manager (Giám đốc tiền tuyến) - người chịu trách nhiệm đầu tiên về sự thoả mãn và hiệu suất làm việc của nhân viên dưới quyền. Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, việc khuyến khích những ý tưởng sáng tạo và sự thay đổi lành mạnh là rất quan trọng và cần thiết. Để làm được như vậy, bạn phải là một nhà lãnh đạo biết phát huy hết năng lực và sự nhiệt trình trong công việc của các nhân viên. Bạn chỉ trở thành một nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của từ này, một khi bạn giúp cho các nhân viên dưới quyền cảm thấy thấy thoải mái khi làm việc với bạn, làm việc cho bạn để rồi đưa ra được những ý tưởng tuyệt vời nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2