intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống canh tác “nông lâm kết hợp"

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

380
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông lâm kết hợp (NLKH) từ lâu được xem là một hệ thống canh tác rất quan trọng ở nước ta, đặc biệt ở những nơi có rừng nhiệt đới với lượng mưa lớn và địa hình đồi núi có độ dốc cao. Các hệ thống NLKH có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống canh tác “nông lâm kết hợp"

  1. Hệ thống canh tác “nông lâm kết hợp"
  2. Nông lâm kết hợp (NLKH) từ lâu được xem là một hệ thống canh tác rất quan trọng ở nước ta, đặc biệt ở những nơi có rừng nhiệt đới với lượng mưa lớn và địa hình đồi núi có độ dốc cao. Các hệ thống NLKH có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Bài viết này nhằm giới thiệu khái quát về mô hình trên qua bài tiểu luận của môn học “Lâm nghiệp đại cương”. 1. Nông lâm kết hợp là gì? - Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng Mô hình nông lâm kết hợp (TG) dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979). - Mô hình được hình thành từ rất lâu và phát triển từ mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng) bao gồm: • Ao: đào ao nuôi cá (chủ yếu là nuôi cá giống trong mùa khô để có cá giống thả vào mùa mưa). Mặt nước ao trồng rau muống, rau cần, làm giàn trồng mướp v.v...
  3. • Vườn: + Cây ăn quả: Trồng mít, dừa, mãng cầu xiêm, cam, quýt, chanh, đu đủ… + Rau xanh: Đậu leo, đậu bắp, cà chua, dưa leo, rau ngót, mùi tàu…. • Chuồng: Chủ yếu là nuôi lợn, 1 hộ gia đình nuôi từ 2 - 3 con lợn, mặc dù thu nhập từ nuôi lợn không cao. Ngoài ra một số vùng còn kết hợp với nuôi trăn, ngoài tận dụng bắt chuột còn để tăng thêm thu nhập. Nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô hình này là huyện Châu Thành và Tân Châu của tỉnh An Giang điển hình là hệ canh tác VAC của nông dân Nguyễn Đa ở huyện Tân Châu đã đem lại lợi nhuận khá cao mỗi năm khi áp dụng mô hình trên (Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2003). 2. Đặc điểm của mô hình nông lâm kết hợp NLKH với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau: + Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững. + Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất.
  4. + Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất. + Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ + Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường. 3. Điều kiện tạo thành hệ thống NLKH bền vững: Một hệ thống NLKH phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây: - Có sức sản xuất cao, tạo ra nhiều loại sản phẩm: sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cừ cột và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật...v.v. - Mang lại các lợi ích gián tiếp như bảo tồn đất và nước, cải tạo độ phì của đất, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh,..v.v. Gia tăng thu nhập của nông dân. - Sản xuất mang tính bền vững: Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài. - Mức độ chấp nhận của nông dân: kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá (tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân). Để đảm bảo sự chấp nhận cao,
  5. nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống nông lâm kết hợp. (Trích: Giáo trình “Nông lâm kết hợp”. Đại học Thái Nguyên trường Đại học Nông lâm. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2007.) 4. Các hệ canh tác nông lâm kết hợp: Tùy theo mục đích và điều kiện sinh thái cụ thể của từng địa phương, có thể có những hệ canh tác nông lâm kết hợp khác nhau. Dưới đây là một số hệ canh tác nông lâm kết hợp chính: 4.1. Hệ canh tác nông lâm kết hợp: - Mục đích cơ bản của hệ canh tác này là sản xuất nông nghiệp và gây trồng những loài cây gỗ lâu năm để phòng hộ cho cây nông nghiệp (chắn gió, chắn sóng, bảo vệ đất chống xói mòn, cải tạo đất,…), cung cấp chất đốt (củi đun), gỗ gia dụng cho nhân dân địa phương. Ví dụ: những đai rừng phòng hộ ở vùng đồng bằng, đai rừng phòng hộ chống cát bay và chắn sóng ở ven biển, đai rừng chống xói mòn đất ở vùng đồi núi trung du…Hệ canh tác này được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng An Giang, Cà Mau…và các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc.
  6. 4.2. Hệ canh tác lâm nông kết hợp - Mục đích cơ bản của hệ canh tác này là sản xuất lâm nghiệp nhằm giải quyết một phần nhu cầu trước mắt về lương thực thực phẩm đồng thời kết hợp chăm sóc cây nông nghiệp mà chăm sóc cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Ví dụ: khi bắt đầu trồng rừng, trồng xen cây nông nghiệp trong vài năm đầu trước khi rừng khép tán như lúa chịu hạn, lúa nương, sắn, dứa,…ở Tri Tôn (An Giang) đã áp dụng hệ canh tác này và trong thời gian tới sẽ đưa vào thử nghiệm một số mô hình mới. 4.3. Hệ canh tác nông lâm súc kết hợp - Nhằm kết hợp cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc (luân phiên chăn thả đồng cỏ, trồng cây làm thức ăn cho gia súc, trồng cây họ đậu cải tạo đất,…), chăn nuôi dưới tán rừng. Ví dụ: trồng những đai rừng trên đồng cỏ, trồng cây làm thức ăn cho gia súc, kết hợp trồng cây gỗ họ đậu có khả năng cố định đạm nâng cao độ phì đất đồng cỏ; trồng giải rừng phi lao theo hình ô vuông để trồng trọt lúa, khoai,…và thức ăn cho gia súc. - Ngoài ra, còn có thể kết hợp nuôi ong lấy mật với những loài cây thân gỗ và cây ăn quả như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng hỗn loài tự nhiên và các vườn cây ăn
  7. quả như vải, nhãn…Mật ong của rừng hỗn loài tự nhiên, rừng ngập mặn có chất lượng cao vì hoa rừng rất phong phú, quanh năm bốn mùa đều có hoa nuôi ong. Các hộ gia đình nông dân ở khu vực rừng tràm U Minh đều biết gác kèo cho ong mật tự nhiên (ong khoái) làm tổ để nuôi ong. 4.4. Hệ canh tác lâm ngư kết hợp - Ý nghĩa của hệ canh tác này là kết hợp sản xuất lâm nghiệp với ngư nghiệp. Mô hình canh tác lâm ngư kết hợp xuất hiện ở những nơi ngập nước. Hệ sinh thái rừng này cho cả nguồn lợi lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt giá trị kinh tế của nguồn lợi hải sản còn lớn hơn giá trị gỗ. Điển hình cho mô hình canh tác này là rừng ngập mặn nuôi tôm xuất khẩu và các hải sản khác; rừng tràm kết hợp kinh doanh cá và nuôi ong. Ví dụ: Ở An Giang, vào mùa lũ, các vùng nằm về phía Tây Long Xuyên bị ngập sâu có thể chìm dưới 2m nước. Đất chỉ khô ráo từ tháng 1 đến tháng 4. Do đó người dân ở đây có truyền thống sạ lúa nổi. Biện pháp chính để cải tạo vùng bị ngập sâu là phải đắp đê ngăn lũ. Hướng dẫn sản xuất nông lâm kết hợp ở đây chủ yếu là áp dụng hệ thống lâm ngư, phát triển trồng cây phân tán trên các bờ kênh rạch.
  8. - Địa điểm áp dụng mô hình này là vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cà Mau - đồng bằng sông Cửu Long và các vùng cửa sông ven biển phía Bắc. 4.5. Hệ canh tác lâm ngư nông kết hợp - Mục đích của hệ canh tác này là lâm nghiệp kết hợp sản xuất ngư nghiệp và nông nghiệp. Ví dụ điển hình cho hệ canh tác này là rừng tràm kết hợp trồng lúa nước (sạ hạt hoặc cấy xen với rừng tràm trong hai năm đầu khi rừng chưa khép tán hoặc cấy lúa nước ven rừng tràm) và nuôi cá, nuôi ong…Hiện nay các hộ nông dân ở Cà mau đã và đang áp dụng hiệu quả hệ canh tác này. 4.6. Hệ canh tác kết hợp RVAC (Rừng-vườn-ao-chuồng) - Đây là hệ canh tác đặc sắc, kết hợp hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vườn, hệ sinh thái ao và hệ sinh thái động vật chăn nuôi. Hệ sinh thái tổng hợp này không chỉ cung cấp sản phẩm đa dạng về gỗ (gỗ làm nhà, gỗ gia dụng, gỗ nguyên liệu cho công nghiệp…), cây công nghiệp (chè, dứa, mía…), cây ăn quả, dược liệu mà còn cung cấp đầy đủ cho con người mọi nhu cầu trong đời sống hàng ngày về lương thực (lúa, ngô, khoai,…), thực phẩm (cá, thịt, đậu, lạc…), vitamin (rau xanh, hoa quả…) và cây thuốc chữa bệnh ngay trên mảnh đất của mình. Nhiều nông sản của hệ canh tác RVAC đã trở thành hàng hóa cung cấp cho thị trường.
  9. - Hệ canh tác RVAC đã được người dân ở huyện Thoại Sơn đưa vào áp dụng. Cụ thể là anh Trần Sắc Thanh, nông dân Khơ-me ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn đã mạnh dạn xóa bỏ tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu, để mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình đa canh RVAC có áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật. Do có gò đất cao, anh bố trí lại sản xuất, mạnh dạn áp dụng mô hình đa canh, để phù hợp lấy ngắn nuôi dài, tránh rủi ro, thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm. Việc lựa chọn hệ canh tác nông lâm kết hợp phải căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của hệ sinh thái, mục tiêu kinh doanh, điều kiện kinh tế xã hội…và được người dân chấp nhận. 5. Một số mô hình nông lâm kết hợp Hiện nay có nhiều mô hình nông lâm kết hợp: mô hình nông lâm kết hợp vùng ven biển, mô hình nông lâm kết hợp vùng đồng bằng, mô hình nông lâm kết hợp vùng đồi núi, mô hình nông lâm kết hợp trên đất gò đồi và trung du…. Tùy theo từng nơi, từng vùng mà áp dụng từng mô hình thích hợp. An Giang cũng là một tỉnh có nhiều đồi núi, vì vậy mô hình nông lâm kết hợp ở đây không chỉ được áp dụng tại An Giang, mà còn cho các địa phương có địa hình tương tự.
  10. - Người dân vùng đồi núi sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng nhưng vẫn có nhu cầu hàng ngày về lương thực thực phẩm, chất đốt dùng để nấu ăn và sưởi ấm, thuốc men chữa bệnh…Vì vậy, nông lâm kết hợp ở đây không chỉ xuất phát từ đặc điểm của tự nhiên mà còn là nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân. - Mô hình nông lâm kết hợp đặc trưng ở vùng đồi núi là mô hình RVAC: Mô hình RVAC được cụ thể như sau:  Trên đỉnh đồi là dãy rừng phòng hộ, ngăn cản xói mòn đất từ trên cao, giữ nguồn nước.  Kế đến là dãy trồng cây lâm nghiệp lâu năm như cà phê, chè,…  Dãy trồng cây ăn quả, chủng loại đa dạng tùy theo địa phương.
  11.  Dãy trồng cây lương thực, thực phẩm, cây thuốc chữa bệnh, cây cải tạo đất, cây làm phân xanh.  Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.  Ao nuôi các loại cá  Ruộng lúa nước (Trích: Phùng Ngọc Lan – Nguyễn Trường. Giáo trình “Lâm nghiệp”. Dự án đào tạo giáo viên THCS. Nhà xuất bản Đại học sư phạm). - Ở Tri Tôn - An Giang, trong giai đoạn tới sẽ phát triển thêm một số mô hình mà hiện giờ đang trong giai đoạn thử nghiệm: + Trồng cây thảo dược dưới tán cây rừng. + Nuôi heo rừng kết hợp với trồng rừng. Ưu điểm cơ bản của mô hình RVAC là: - Tận dụng được mối quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nông nghiệp trên cạn với hệ sinh thái ao, chăn nuôi động vật và hệ sinh thái lúa nước. - Mô hình này không chỉ có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất mà còn nâng cao độ phì của đất thông qua trồng cây cải tạo đất nên có tính bền vững cao.
  12. - Sản phẩm nông lâm sản của mô hình này rất đa dạng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu đời sống hàng ngày throng gia đình mà còn có hàng hóa bán rag thị trường. - Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học, giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài mô hình RVAC, vùng đồi núi nước ta rất đa dạng về sinh thái (địa hình, khí hậu, đất,…) nên các mô hình nông lâm kết hợp rất phong phú. - Mô hình nông lâm kết hợp trồng rừng mỡ + lúa nương + sắn trong ba năm đầu. Năm thứ nhất và hai: trồng rừng mỡ kết hợp với trồng lúa nương. Năm thứ ba kết hợp trồng thêm một vụ sắn. - Mô hình nông lâm kết hợp trồng bạch đàn trắng với keo lá tràm. Trồng xen cây nông nghiệp trước khi rừng khép tán. - Mô hình nông lâm kết hợp trồng rừng tre luồng. Năm thứ nhất trồng tre luồng với lúa nương hoặc ngô, đỗ. Năm thứ hai trồng xen sắn dưới tán tre luồng. - Mô hình nông lâm kết hợp trồng rừng, vườn rừng. Trồng rừng, vườn rừng hỗn loài: lim xanh, trám trắng, dọc. Trồng kết hợp dứa dưới tán rừng. - v.v…
  13. 6. Lợi ích thiết thực từ nông lâm kết hợp - Hệ thống nông lâm kết hợp đã đem lại nhiều lợi ích thực tế về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái, thể hiện ở các mặt sau:  Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, đồ dùng, củi đun, thức ăn, sinh tố...  Tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn.  Tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân.  Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đất đai, nâng cao được sinh khối trên đơn vị diện tích.  Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. 7. Ý nghĩa của nông lâm kết hợp 7.1. Ý nghĩa kinh tế - Nông lâm kết hợp là “lấy ngắn nuôi dài”. Trong khi chờ đợi thu hoạch cây lâm nghiệp, người trồng rừng có thể thu hoạch cây trồng vật nuôi nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu trước mắt về đời sống và tích lũy vốn đầu tư trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. - Tạo ra sản phẩm đa dạng.
  14. - Giảm chi phí chăm sóc rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. 7.2. Ý nghĩa môi trường - Nhiều loài cây sử dụng trong nông lâm kết hợp có tác dụng cố định đạm, cải tạo và nâng cao độ phì đất, che phủ đất chống xói mòn, làm phân xanh. Kỹ thuật thâm canh nông nghiệp như chăm sóc cây trồng, bón phân có tác dụng trực tiếp đến đất rừng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển. Có rất nhiều biện pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, trong đó có biện pháp canh tác nông lâm kết hợp cho nên cần được quan tâm và phát huy cả về mặt mô hình lẫn quy mô. Tin rằng trong thời gian tới mô hình này sẽ được áp dụng rộng rãi đặc biệt là các vùng miền núi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Nông lâm kết hợp”. Đại học Thái Nguyên trường Đại học Nông lâm. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2007. “Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp”. [Trực tuyến]. Đọc từ: http://www.nomafsi.com.vn/newsdetail.aspx?cate1=51&msgId=249 (đọc: 18.08.2011)
  15. Phùng Ngọc Lan – Nguyễn Trường. Giáo trình “Lâm nghiệp”. Dự án đào tạo giáo viên THCS. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [Trực tuyến]. Đọc từ website: http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=42&id=73384&co de=GCC4O73384 (đọc: 14. 09. 2011) “Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam”. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (năm 2006). Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2