intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống lưu trữ văn bằng chứng chỉ dựa trên chuỗi khối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tham luận "Hệ thống lưu trữ văn bằng chứng chỉ dựa trên chuỗi khối" này sẽ giới thiệu ý tưởng xây dựng hệ thống lưu trữ chứng chỉ văn bằng bằng công nghệ chuỗi khối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống lưu trữ văn bằng chứng chỉ dựa trên chuỗi khối

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 219  HỆ THỐNG LƯU TRỮ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ DỰA TRÊN CHUỖI KHỐI ThS Thái Thị Ngọc Lý* TÓM TẮT Sống và làm việc trong kỷ nguyên số, mọi giao dịch gần như là trên mạng vậy việc bảo mật là cực kỳ quan trọng. Cơ chế cơ sở dữ liệu hiện nay là tập trung nghĩa là mọi dữ liệu được lưu trữ trên một máy, khi có hacker xâm nhập thì mất mát hoặc hư hỏng, sai sót là rất cao. Vậy cơ sở dữ liệu phân tán có thay thế được cơ sở dữ liệu hiện nay để đảm an toàn thông tin hơn cho mọi giao dịch trên internet. Cơ sở dữ liệu phân tán được đề cập trong bài tham luận này là chuỗi khối (blockchain). Chuỗi khối có những ứng dụng gì trên thế giới mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang dùng và có xu hướng gia tăng sử dụng hơn trong tương lai, bài tham luận này sẽ giới thiệu ý tưởng xây dựng hệ thống lưu trữ chứng chỉ văn bằng bằng công nghệ chuỗi khối. Từ khóa: chuỗi khối, blockchain, ứng dụng của blockchain vào các trường đại học 1.     Giới thiệu Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng phổ biển, mọi thứ gần như là sử dụng công nghệ số. Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Trong số các công nghệ hiện nay, blockchain được đánh giá là công nghệ tương lai giúp tạo ra sự bảo mật cao trong các lĩnh vực. Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng chứng minh sự đầu tư nghiên cứu và quản lý blockchain ở Việt Nam là quan trọng. Các trường đại học cũng tăng cường công tác chuyển đổi số, và cụ thể trong kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính – Marketing 2022 đến 2045, cũng xem blockchain là công nghệ cần phải đầu tư nghiên cứu để ứng dụng vào trường. Bài viết này sẽ trình bày ý kiến cá nhân của tác giả về lịch sử phát triển, cơ chế hoạt động, các lĩnh vực ứng dụng của blockchain. Và, blockchain có thể được ứng dụng vào khía cạnh quản lý nào trong trường đại học. Đặc biệt là trường đại học sẽ sử dụng công nghệ blockchain để quản lý thông tin học tập của sinh viên từ lúc đầu vào và mãi về sau. Cụ thể, bài viết sẽ trình bày ý tưởng xây dựng hệ thống lưu trữ chứng chỉ văn bằng của sinh viên bằng công nghệ chuỗi khối. Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing *
  2. 220 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.    Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Chuỗi khối (tên tiếng anh Blockchain)  Blockchain còn được gọi là chuỗi khối và nó được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Công nghệ chuỗi khối là một cơ chế cơ sở dữ liệu mới nó lưu trữ dữ liệu theo dạng khối liên kết và mở rộng theo thời gian. Quá trình lưu trữ là tuyệt đối an toàn, duy nhất và minh bạch ví dụ các giao dịch về tiền, tài sản, hợp đồng và thông tin xác thực qua mạng internet mà không cần có sự đảm bảo của bên thứ ba như ngân hàng hoặc chính phủ. Chuỗi khối có đặc điểm là sổ cái phân tán, đồng thuận phi tập trung, dữ liệu bất biến (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Thứ nhất giải thích đặc điểm sổ cái phân tán, trước đây mọi dữ liệu giao dịch được lưu tại ngân hàng nên khi hacker tấn công thành công vào máy chủ ngân hàng thì cực kỳ nguy hiểm cho thông tin của khách hàng cũng như tiền của họ. Tuy nhiên với công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán nghĩa là một lần giao dịch của khách hàng sẽ tạo ra một khối và khối này sẽ được mã hóa và gửi đến tất cả những người có liên quan nên khi hacker có tấn công và làm thay đổi đổi dữ liệu của một người thì cũng không thể thay đổi được vì phải có sự chấp thuận của tất cả các người có liên quan. Để gửi dữ liệu đến tất cả người liên quan, công nghệ blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer được viết tắt là P2P), mỗi máy tính (được gọi là một node) được nối với tất cả các máy tính còn lại trong mạng. Thứ hai giải thích đặc điểm đồng thuận phi tập trung, một giao dịch được thực hiện khi tất cả các node trong mạng hoặc là phải trên 51% các node trong mạng đều đồng ý thì giao dịch đó mới được thực hiện. Tuy nhiên để sở hữu 51% nodes trong mạng là cực kỳ tốn kém và không tưởng. Thứ ba giải thích dữ liệu là bất biến, một khi một khối dữ liệu được nối vào chuỗi thì sẽ không bao giờ bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi chuỗi. Chuỗi khối có các loại gồm chuỗi khối công khai (public blockchains), chuỗi khối liên hợp (consortium blockchains), chuỗi riêng tư (private blockchains) (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Loại thứ nhất, chuỗi khối công khai là trong chuỗi khối, tất cả các node đều có quyền truy cập và giao dịch, tham gia vào quá trình đồng thuận như là bitcoin. Loại thứ hai, chuỗi khối liên hợp là một sổ cái phân tán trong đó quá trình đồng thuận được kiểm soát bởi một tập hợp các nút được chọn trước – ví dụ, một nhóm gồm chín tổ chức tài chính, mỗi tổ chức vận hành một nút và phải năm nút (như Tòa án tối cao Hoa Kỳ) phải ký vào mọi khối để khối có hiệu lực. Quyền đọc chuỗi khóa có thể được công khai hoặc bị hạn chế đối với những người tham gia và cũng có các tuyến kết hợp chẳng hạn như hàm băm gốc của các khối được công khai cùng với một API cho phép các thành viên của công chúng thực hiện một số truy vấn giới hạn và nhận được quay lại các bằng chứng mật mã của một số phần của trạng thái blockchain. Các loại blockchain này là các sổ cái phân tán có thể được coi là “một phần phi tập trung”. Loại thứ ba, chuỗi khối riêng
  3. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 221 tư, một blockchain hoàn toàn riêng tư là một blockchain mà quyền ghi được giữ tập trung cho một tổ chức. Quyền đọc có thể được công khai hoặc bị hạn chế ở một mức độ tùy ý. Các ứng dụng có khả năng bao gồm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm toán nội bộ của một công ty, vì vậy khả năng đọc của những người tham gia có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp, mặc dù trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán của tất cả người tham gia mạng là mong muốn. Các chuỗi khối riêng tư có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp tài chính, bao gồm các đại lý tuân thủ các quy định như Luật về bảo mật thông tin sức khỏe (Federal Health Insurance Portability and Accountability Act được viết tắt là HIPAA), chống rửa tiền (Anti-Money Laundering được viết tắt là AML) và luật về khách hàng (Know your customer được viết tắt là KYC). Blockchain trải qua 2 thế hệ và hiện nay đang ở thế hệ 3. Blockchain 3.0, thiết kế và giám sát hoạt động. Phiên bản này vượt ra khỏi lĩnh vực tài chính, nó hướng tới các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, nghệ thuật… Và, hiện nay cũng đã có một vài trường đại học sử dụng blockchain trong việc quản lý ví dụ như trường đại học Nicosia (thuộc nước Cyrus), Massachusetts Institute of Technology (được viết tắt là MIT) (thuộc nước Mỹ), Ngee Ann Polytechnic (thuộc nước Singapore),.... Cấu trúc một blockchain Một khối: Danh sách các giao dịch được ghi vào sổ cái trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô, khoảng thời gian và sự kiện kích hoạt cho các khối là khác nhau đối với mọi blockchain. Giao dịch đơn giản là việc ghi lại dữ liệu (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Một chuỗi là các khối được xâu chuỗi lại với nhau bằng một hàm băm (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Hàm băm đã được phát minh hơn 30 năm trước. Hàm băm tạo ra một thuật toán toán học ánh xạ dữ liệu có kích thước bất kỳ thành một chuỗi bit có kích thước cố định. Một chuỗi bit thường dài 32 ký tự, sau đó đại diện cho dữ liệu đã được băm. Thuật toán băm an toàn (Secure Hash Algorithm được viết tắt là SHA) là một trong số các hàm băm mật mã được sử dụng trong blockchain. SHA-256 là một thuật toán phổ biến tạo ra một hàm băm 256 bit (32 byte) có kích thước cố định, gần như duy nhất (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Trong một mô hình blockchain đơn giản, mỗi khối chứa các dữ liệu sau: • Danh sách các đối tượng giao dịch • Một liên kết đến khối trước đó • Hàm băm của cây trạng thái / cơ sở dữ liệu Chuỗi khối này có thể được mô hình hóa trong cơ sở dữ liệu phân tán như trong Hình 1.
  4. 222 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Hình 1. Mô hình blockchain Nguồn: Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018 Mạng là tập hợp đầy đủ các nút (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Mỗi nút chứa một bản ghi đầy đủ của tất cả các giao dịch đã từng được ghi lại trong chuỗi khối đó. Các nút được đặt ở khắp nơi trên thế giới và có thể được vận hành bởi bất kỳ ai. Rất khó, tốn kém và tốn thời gian để vận hành một nút đầy đủ, vì vậy mọi người không làm điều đó miễn phí. Thuật toán blockchain cơ bản thưởng cho nút tham gia một phần thưởng thường là mã thông báo hoặc tiền điện tử, như Bitcoin. 2.1.2. Hệ thống tệp phân tán (tên tiếng anh InterPlanetary File System, được viết tắt là IPFS) IPFS là một hệ thống tệp phân tán là kết quả của sự phát triển của các hệ thống ngang hàng trước đây, là sự kết hợp DHT (distributed hash table), BitTorrent, Git và SFS. IPFS là mạng ngang hàng; không có nút nào được ưu tiên (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Các nút IPFS lưu trữ các đối tượng IPFS trong bộ nhớ cục bộ trên máy tính khác khi cùng tham gia mạng (dữ liệu đã được mã hóa). Tất cả dữ liệu trên IPFS đều được lưu dưới dạng mã hash (còn gọi là đối tượng IPFS). Ý tưởng đó là, nếu trình duyệt muốn truy cập một trang nào đó trên IPFS thì chỉ cần đưa ra mã băm rồi mạng sẽ tìm máy có lưu trữ dữ liệu cùng mã băm và sau đó tải trang đó từ máy tính đấy về máy tính đang truy cập IPFS. Thêm một tập tin vào IPFS, Tập tin này sẽ được mã hóa,
  5. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 223 Mở tập tin để xem trên hệ thống, Hình 2. Nội dung sau khi IPFS mã hóa Nguồn: Protocol Labs, 2022 Các nút IPFS (IPFS node) Các nút kết nối với nhau và chuyển các đối tượng (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Các đối tượng này đại diện cho các tệp và các cấu trúc dữ liệu khác. Giao thức IPFS được chia thành một chồng các giao thức con chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau: • Định danh: Quản lý việc tạo và xác minh danh tính các nút. • Mạng: Quản lý kết nối với các máy tính khác, sử dụng các giao thức mạng cơ bản khác nhau. • Định tuyến: Duy trì thông tin để định vị các đối tượng và nút khác. Phản hồi cho cả truy vấn cục bộ và từ xa. Mặc định là DHT nhưng có thể thay thế được. • Trao đổi: Một giao thức trao đổi khối mới (BitSwap) quản lý việc phân phối khối hiệu quả. Được mô hình hóa như một thị trường, khuyến khích yếu tố sao chép dữ liệu. • Đối tượng: Một Merkle DAG (được viết tắt của Direct Acyclic Graph) của các đối tượng bất biến được định hướng theo nội dung có liên kết. Được sử dụng để đại diện cho các cấu trúc dữ liệu tùy ý, chẳng hạn như hệ thống phân cấp tệp và hệ thống truyền thông. • Tệp: Hệ thống phân cấp phiên bản hệ thống tệp được lấy cảm hứng từ Git.
  6. 224 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC • Đặt tên: Hệ thống tên có thể thay đổi tự xác nhận. • Các ứng dụng có thể chạy qua Internet và tận dụng các nguyên tắc và tính năng của IPFS để tạo ra một web liên kết Merkle kết nối dữ liệu (các đối tượng và khối) cho các ứng dụng kinh doanh. Đánh địa chỉ nội dung IPFS Địa chỉ nội dung được tạo ra bằng cách băm một phần nội dung. Địa chỉ nội dung đó sau đó được băm lại để lấy tên khóa. Tên khóa được liên kết với tên có thể đọc được của con người trong IPNS (được viết tắt của InterPlanetary Name System) là sổ đăng ký địa chỉ IPFS (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018). Ngày nay, nếu một tệp được di chuyển, tất cả các liên kết đến tệp đó cần phải được cập nhật nếu chúng muốn giải quyết. Bởi vì địa chỉ IPFS có nguồn gốc từ nội dung mà chúng tham chiếu đến, nếu nội dung vẫn tồn tại ở bất kỳ đâu trên mạng, các liên kết sẽ luôn phân giải. Điều này loại bỏ mọi nhu cầu về việc sao chép nội dung, ngoại trừ các mục đích bảo mật lâu dài hơn hoặc để mở rộng khả năng phục vụ. Vậy làm thế nào để chúng ta phát triển một hệ thống lưu trữ phi tập trung để thay thế mô hình hiện tại? Filecoin là một trong những giải pháp tiềm năng đang được phát triển bởi Protocol Labs. Swarm là một loại khác đang được phát triển bởi nền tảng Ethereum. Cả hai dự án đều sử dụng công nghệ IPFS nhưng có các triết lý khác nhau về cách khuyến khích sự tham gia. Vì vậy, như đã đề cập, IPFS tạo ra một mạng P2P cho phép trao đổi các đối tượng IPFS. Tổng số các đối tượng IPFS tạo thành một cấu trúc dữ liệu được xác thực bằng mật mã được gọi là Merkle DAG và cấu trúc dữ liệu này có thể được sử dụng để mô hình hóa nhiều cấu trúc dữ liệu khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu các đối tượng IPFS và Merkle DAG và đưa ra các ví dụ về cấu trúc có thể được mô hình hóa bằng IPFS. Merkle DAG DAG (Direct Acyclic Graph) là một dạng graph mà mỗi node sẽ link tới node khác và không cho phép việc nối các node thành vòng (Protocol Labs, 2022). Ví dụ: A=Hash(B)→B=Hash(C)→C=Hash(Ø) là một thể hiện của DAG mà trong đó B là con của A hoặc có thể nói rằng A liên kết với B. Node mà không là con của một node nào khác là DAG root nodes. Merkle-DAG là DAG trong đó mỗi nút có một id định danh và đây là kết quả của việc hash nội dung của node đó. Điều này mang lại một số điều cần chú ý: * Các node con sẽ phải được sinh ra trước thì node cha mới có id để link đến. * Mỗi node trong Merkle-DAG là gốc của một sub Merkle-DAG. Các nút Merkle-DAG là không thể thay đổi. Bất kỳ thay đổi nào trong một nút sẽ làm thay đổi id của nó và do đó ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong DAG.
  7. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 225 IPFS Objects (Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, 2018) Một đối tượng IPFS là một cấu trúc dữ liệu với hai trường: Data: một gói dữ liệu nhị phân không cấu trúc có kích thước
  8. 226 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CID dựa trên hàm băm mật mã của nội dung. Điều đó có nghĩa là: * Bất kỳ sự khác biệt nào trong nội dung sẽ tạo ra một CID khác và * Cùng một nội dung được thêm vào hai nút IPFS khác nhau bằng cách sử dụng cùng một cài đặt sẽ tạo ra cùng một CID. Tệp nhỏ IPFS Một tệp nhỏ — tệp có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 256 kB — được biểu thị bằng đối tượng IPFS với dữ liệu là nội dung tệp (cộng với đầu trang và chân trang nhỏ) và không có liên kết (nghĩa là mảng liên kết là rỗng). Lưu ý rằng tên tệp không phải là một phần của đối tượng IPFS, vì vậy hai tệp có tên khác nhau và cùng nội dung sẽ có cùng biểu diễn đối tượng IPFS và do đó có cùng một băm. * Thêm một tệp nhỏ vào IPFS bằng cách sử dụng lệnh ipfs add; xem https://ipfs.io/ docs/commands/ để biết tất cả các lệnh. * Xem nội dung tệp của đối tượng IPFS ở trên bằng ipfs cat. Tệp lớn IPFS Một tệp lớn — một tệp có độ dài lớn hơn 256 kB — được biểu thị bằng danh sách các liên kết đến các phần tệp nhỏ hơn hoặc bằng 256 kB và chỉ có dữ liệu tối thiểu xác định rằng đối tượng này đại diện cho một tệp lớn. Các liên kết đến các khối tệp có các chuỗi trống làm tên. ipfs add ucny_dir / bigfile.js Hình 4. IPFS Object Nguồn: Đỗ Đức Hoàng, 2020
  9. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 227 Cấu trúc thư mục IPFS Thư mục được biểu thị bằng danh sách các liên kết đến các đối tượng IPFS đại diện cho các tệp hoặc các thư mục khác. Tên của các liên kết là tên của các tệp và thư mục. Hệ thống tệp phiên bản IPFS IPFS có thể đại diện cho các cấu trúc dữ liệu được Git sử dụng để cho phép các hệ thống tệp được tạo phiên bản. Các đối tượng cam kết Git được mô tả trong Sách Git. Các thuộc tính chính của đối tượng cam kết là nó có (giống như bất kỳ công cụ kiểm soát nguồn tốt nào) một hoặc nhiều liên kết có tên là parent0, parent1, v.v., trỏ đến các cam kết trước đó và một liên kết với đối tượng tên (điều này được gọi là cây trong Git) trỏ đến cấu trúc hệ thống tệp được tham chiếu bởi cam kết đó. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát: nghiên cứu chính cho bài viết này là khảo sát nguồn dữ liệu sơ cấp từ các tạp chí khoa học, sách và website Trường Đại học Tài chính – Marketing (University of Finance – Marketing được viết tắt là UFM). Thực trạng: Hiện tại, trên website của trường đại học Tài chính – Marketing có chức năng tra cứu văn bằng nhưng tác giả thử thì chưa tìm kiếm được cho nên tác giả mong muốn nghiên cứu thực hiện chức năng này dựa trên blockchain. Vì để tìm kiếm được thì phải lưu trữ văn bằng vào hệ thống. Nhưng lưu trữ văn bằng vào hệ thống thông tin thì đòi hỏi hệ thống thông tin phải có tính bảo mật cao. Blockchain là một lựa chọn tốt vì đã có nhiều trường đại học trên thế giới đang vận hành hệ thống lưu trữ văn bằng [3]. Hình 5. Chức năng tra cứu văn bằng của site UFM
  10. 228 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2.2. Thực nghiệm Để tạo ra ứng dụng, tác giả cần phải tạo ra ứng dụng mẫu để hiện thực ý tưởng. Ứng dụng trong bài viết được viết bằng ngôn ngữ javascript và node.js nhằm minh họa cho một chương trình sử dụng blockchain. Cài đặt các công nghệ: nodejs, IPFS. Hình 6. Giao diện desktop của IPFS Hình 7. Thêm 1 file vào IPFS desktop 3.    Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Kết quả mong muốn đạt được là hệ thống lưu trữ được các văn bằng bằng blockchain, từ đó cho phép sinh viên tra cứu thông tin văn bằng trong lúc chờ cấp bằng hoặc sau này, có thất lạc văn bằng thì sinh viên cũng có thể tra cứu được vì blockchain là lưu trữ mãi mãi.
  11. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 229 Mô hình hóa ý tưởng hệ thống lưu trữ văn Văn bằng được mã hóa và phân tán cho nhiều máy tính. Hình 8. Mô hình hóa hệ thống lưu trữ văn bằng ở UFM Hướng phát triển nghiên cứu mở rộng là có thể tra cứu văn bằng liên trường để phát triển văn bằng giả hoặc kiểm tra đánh giá trên văn bằng của sinh viên. 3.2. Đánh giá Bài viết đạt được nghiên cứu về việc hiểu cơ chế hoạt động của blockchain. Một hệ thống lưu trữ văn bằng là phức tạp do sử dụng nhiều công nghệ và cần nghiên cứu thêm. Sự nghiên cứu thành công nghĩa là sẽ phát triển được hệ thống lưu trữ văn bằng dựa trên blockchain. Điều này sẽ giúp cho tổ chức tiết kiệm được thời gian tra cứu, và hỗ trợ cho sinh viên tra cứu thông tin kịp thời khi có nhu cầu tìm kiếm đồng thời giảm chi phí lưu trữ, vận chuyển văn bằng. 4. Kết luận Xây dựng hệ thống lưu trữ văn bằng là một hệ thống sử dụng nhiều công nghệ mới nên cần có thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm. Vì vậy, để tiếp tục hoàn thành hệ thống này, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và sẽ tìm hiểu thêm về chi phí để xây dựng hệ thống lưu trữ văn bằng. Tài liệu tham khảo Đỗ Đức Hoàng (2020). Những góc nhìn đầu tiên về IPFS? Retrieved from Viblo: https://viblo. asia/p/nhung-goc-nhin-dau-tien-ve-ipfs-Az45b9PwlxY Fedorova, E. P., & Skobleva, E. I. (2020). Application of blockchain technology in higher education. European Journal of Contemporary Education, 9(3), 552-571. Bambara, J. J., & Allen, P. R. (2018). Blockchain: A practical guide to developing business, law and technology solutions. New York City: McGraw-Hill Professional.
  12. 230 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Protocol Labs (2022). IPFS Docs. Retrieved from IPFS powers the Distributed Web: https://docs. ipfs.tech/concepts/ Vaibhav Saini (2019). Understanding IPFS in Depth(1/6): A Beginner to Advanced Guide. Retrieved from HackerNoon: https://hackernoon.com/understanding-ipfs-in-depth-1-5-a- beginner-to-advanced-guide-e937675a8c8a
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2