intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hen thế nào? Suyễn ra sao?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen thế nào? Suyễn ra sao? Một cách tương đối có thể định nghĩa hen suyễn như một thể dạng bệnh lý của đường hô hấp với cơn khó thở là dấu hiệu điển hình. Về mặt cơ chế sinh bệnh, dù với nguyên nhân nào cũng thế, hen suyễn bao giờ cũng là hậu quả của tình trạng co thắt phế quản đột ngột và xuất tiết đàm nhớt thái quá trong ống dẫn khí. Nguyên nhân của hen suyễn Hen suyễn do dị ứng: Đây là hình thức thường gặp nhất với bàn tay phá hoại trong bóng tối của hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hen thế nào? Suyễn ra sao?

  1. Hen thế nào? Suyễn ra sao? Một cách tương đối có thể định nghĩa hen suyễn như một thể dạng bệnh lý của đường hô hấp với cơn khó thở là dấu hiệu điển hình. Về mặt cơ chế sinh bệnh, dù với nguyên nhân nào cũng thế, hen suyễn bao giờ cũng là hậu quả của tình trạng co thắt phế quản đột ngột và xuất tiết đàm nhớt thái quá trong ống dẫn khí. Nguyên nhân của hen suyễn Hen suyễn do dị ứng: Đây là hình thức thường gặp nhất với bàn tay phá hoại trong bóng tối của hiện tượng dị ứng vì cơ thể không dung nạp hóa chất, thực phẩm, hay dược phẩm nào đó, hoặc nhiều khi chỉ vì căng thẳng tinh thần. Nếu có đủ phương tiện, nghĩa là nếu bệnh nhân có khả năng tài chính, thầy thuốc có thể xác minh tình trạng dị ứng. - Hoặc trực tiếp qua xét nghiệm phản ứng nổi mẩn hay viêm tấy ngoài da khi tiếp xúc bằng cách thoa hay tiêm dưới da với chất nghi ngờ sinh dị ứng. - Hoặc gián tiếp qua xét nghiệm lượng kháng thể IgE trong huyết thanh, chất góp phần trong phản ứng phóng thích histamin và dẫn đến cơn hen suyễn. Thông thường lượng IgE trong máu không vượt quá 20 đơn vị/ml.
  2. Trên thực tế, không quá khó để xác minh tính chất dị ứng cho dù không có phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Nếu theo dõi bệnh sử kỹ lưỡng, thầy thuốc có thể ghi nhận không khó nhân tố nào xúc tác cho cơn hen suyễn. Hơn thế nữa bệnh bao giờ cũng có khuynh hướng nặng hơn mỗi lần bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nguyên, và ngược lại ít khi bộc phát nếu cách ly người bệnh với yếu tố gây bệnh. Rõ hơn nữa là dấu hiệu bệnh lý thuyên giảm nhanh chóng nếu thầy thuốc kết hợp thuốc kháng dị ứng trong liệu pháp. Hen suyễn do bội nhiễm: Không ít trường hợp khó thở với triệu chứng y hệt cơn hen suyễn trên thực tế là bệnh viêm phế quản dưới dạng co thắt khí quản, đặc biệt ở đối tượng trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh dấu hiệu nóng sốt, thầy thuốc có thể phát hiện tình trạng bội nhiễm qua một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa, như: - Lượng bạch huyết cầu trong công thức máu nhiều hơn 10.000. - Vận tốc lắng máu cao hơn bình thường, nghĩa là hơn 20mm sau 2 giờ để lắng máu. - Trị số CRP (C-reactive protein), kháng thể được tổng hợp mỗi khi có tình trạng viêm nhiễm, cao hơn 8mg/l. Với nhóm đối tượng này tất nhiên khó thiếu thuốc kháng sinh và kháng viêm trong phác đồ điều trị. Hen suyễn vì suy tim: Trong trường hợp này dấu hiệu khó thở không có gì khác biệt với hai thể dạng nêu trên. Điểm đáng nói là các loại thuốc kinh điển chống suyễn hay chống dị ứng không tỏ ra hiệu quả. Trái lại, triệu chứng bệnh lý chỉ thuyên giảm khi thầy thuốc điều trị suy tim vì nguyên nhân là tình trạng xung huyết trong phổi do tim không còn đủ sức co bóp để đẩy máu. Để xác định chẩn đoán thầy thuốc, bên cạnh triệu chứng lâm sàng như nhịp tim, tiếng tim, tiếng phổi... thường phải căn cứ vào các biện pháp chẩn đoán suy tim như hình X-quang tim phổi, siêu âm tim, điện tâm đồ... Vướng phải hen suyễn thì khó đủ thứ như khó thở, khó chịu, khó ăn, khó ngủ cho người bệnh. Nhưng bệnh không hẳn là khó... chữa!, nếu thầy thuốc chẩn đoán đúng để đừng lẫn
  3. lộn hen cách này với suyễn kiểu kia. Chính vì thế mà trong y khoa hai tiếng "phân biệt" hầu như lúc nào cũng đi kèm với chẩn đoán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2