intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ catgut trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả, tính an toàn của điện châm và cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân từ 40 tuổi được chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ catgut trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM<br /> VÀ CẤY CHỈ CATGUT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY<br /> DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ<br /> Nguyễn Tuyết Trang, Đỗ Thị Phương<br /> Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Thoái hóa cột sống cổ chiếm 14% các bệnh thoái hóa khớp. Cấy chỉ điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột<br /> sống cổ được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả, tính an toàn của điện<br /> châm và cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Nghiên cứu được tiến<br /> hành trên 60 bệnh nhân từ 40 tuổi được chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Bệnh nhân được<br /> chia thành 2 nhóm: điện châm và cấy chỉ. Kết quả cho thấy điểm đau VAS cải thiện sau điều trị so với trước<br /> điều trị nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05), nhóm cấy chỉ cải thiện tầm vận động cột<br /> sống cổ và mức độ hạn chế sinh hoạt hiệu quả hơn nhóm điện châm (p < 0,05). Như vậy, cấy chỉ và điện<br /> châm có tác dụng giảm đau nhưng cấy chỉ có xu hướng cải thiện tầm vận động cột sống cổ và mức độ hạn<br /> chế sinh hoạt tốt hơn. Chưa thấy tác dụng không mong muốn của hai phương pháp trên.<br /> Từ khóa: cấy chỉ, đau vai gáy, điện châm<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là<br /> <br /> nhóm thuốc chống viêm giảm đau không<br /> <br /> bệnh đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và<br /> <br /> steroid, steroid, thuốc giãn cơ kết hợp với tia<br /> <br /> chức năng của một hoặc nhiều khớp (và cột<br /> <br /> hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng điện từ… để<br /> <br /> sống) [1]. 16,83% số bệnh nhân đau cột sống<br /> <br /> điều trị [1]. Đau vai gáy do thoái hóa cột sống<br /> <br /> do thoái hóa [2]. Thoái hóa cột sống cổ gây ra<br /> <br /> cổ thuộc chứng tý theo y học cổ truyền. Tý là<br /> <br /> do thoái hóa không đặc hiệu của cơ, gân,<br /> <br /> sự bế tắc kinh mạch, khí huyết. Chứng tý phát<br /> <br /> khớp, xương của cột sống cổ và xương bả vai<br /> <br /> sinh do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà<br /> <br /> [3]. Đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ là<br /> <br /> khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân,<br /> <br /> triệu chứng thường gặp và là một trong những<br /> <br /> cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh<br /> <br /> nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu<br /> <br /> mạch, khí huyết không lưu thông gây đau;<br /> <br /> phải đi khám [4]. Đau vai gáy gặp ở khoảng<br /> <br /> hoặc do người cao tuổi chức năng các tạng<br /> <br /> 10,4 đến 21,3% những người có nguy cơ cao<br /> <br /> phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy,<br /> <br /> (làm việc văn phòng và máy tính) đa phần do<br /> <br /> can huyết hư không nuôi dưỡng được cân,<br /> <br /> thoái hóa cột sống cổ [5]. Hiện nay điều trị<br /> <br /> mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cơ<br /> <br /> thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là điều trị nội<br /> <br /> bắp co cứng, vận động khó khăn…[7]. Điều trị<br /> <br /> khoa kết hợp phục hồi chức năng và vật lý trị<br /> <br /> chứng tý theo y học cổ truyền bao gồm khu<br /> <br /> liệu. Y học hiện đại chủ yếu sử dụng các<br /> <br /> phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc,<br /> tư bổ can thận khôi phục lại hoạt động sinh lý<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tuyết Trang – Khoa Y học cổ<br /> truyền – Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: drtuyettrang@gmail.com<br /> Ngày nhận: 28/7/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 08/10/2016<br /> <br /> TCNCYH 103 (5) - 2016<br /> <br /> bình thường của vùng cổ gáy [8]. Các biện pháp<br /> không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp<br /> bấm huyệt được sử dụng đơn thuần hay phối<br /> hợp với thuốc mang lại hiệu quả điều trị [9].<br /> <br /> 17<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên<br /> chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt<br /> được ứng dụng ở nước ta từ nhiều năm trước<br /> [10]. Hiện nay, phương pháp này đang được<br /> <br /> 3. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, so<br /> sánh trước - sau điều trị có đối chứng.<br /> 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2012<br /> đến tháng 12/2013.<br /> <br /> sử dụng nhiều nhưng chưa có một công trình<br /> nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị của<br /> <br /> 5. Liệu trình điều trị<br /> <br /> phương pháp cấy chỉ một cách hệ thống trong<br /> <br /> * Nhóm điện châm: điện châm 30 ngày,<br /> <br /> điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ<br /> <br /> ngày 1 lần, lưu kim 25 phút.<br /> <br /> trên lâm sàng. Vì vậy, nghiên cứu này được<br /> <br /> * Nhóm cấy chỉ: cấy chỉ catgut vào 2 thời<br /> <br /> tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả,<br /> <br /> điểm: lần 1 vào ngày thứ nhất của liệu trình<br /> <br /> tính an toàn của phương pháp điện châm và<br /> <br /> điều trị và lần 2 vào ngày thứ 15. (theo Quy<br /> <br /> cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị đau vai<br /> <br /> trình kỹ thuật điện châm – cấy chỉ của Bộ Y tế<br /> <br /> gáy do thoái hoá cột sống cổ.<br /> <br /> năm 2013).<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 6. Nội dung nghiên cứu<br /> Chỉ tiêu theo dõi:<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> 60 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa<br /> cột sống cổ điều trị ngoại trú tại Phòng khám<br /> Đông y – Bệnh viện Đống Đa.<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học<br /> hiện đại<br /> Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên được chẩn<br /> đoán xác định: đau vai gáy do thoái hóa cột<br /> sống cổ.<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học<br /> cổ truyền<br /> Bệnh nhân thuộc thể phong hàn thấp tý.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân<br /> Bệnh nhân đau vai gáy có hội chứng tủy cổ<br /> (dấu hiệu Spurling, dấu hiệu Lhermitte). Bệnh<br /> nhân có hình ảnh phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa<br /> đệm cột sống cổ trên phim CT - scanner hoặc<br /> MRI cột sống cổ, kèm theo các bệnh mạn tính<br /> như lao, ung thư..<br /> <br /> - Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi,<br /> giới, thời gian mắc bệnh.<br /> - Các chỉ tiêu lâm sàng theo dõi trước điều<br /> trị N0 và sau điều trị N15, N30<br /> + Đánh giá mức độ đau theo thang điểm<br /> VAS.<br /> + Đánh giá tầm vận động cột sống cổ.<br /> + Đánh giá ảnh hưởng đau với chức năng<br /> sinh hoạt bằng câu hỏi Northwick Park Neck<br /> Pain Questionnaire (NPQ).<br /> - Tác dụng không mong muốn: vựng châm,<br /> dị ứng, mẩn ngứa, chảy máu…<br /> 7. Chỉ tiêu đánh giá kết quả<br /> - So sánh điểm VAS trung bình, điểm đánh<br /> giá tầm vận động cột sống cổ trung bình, điểm<br /> NPQ trung bình trước và sau điều trị của từng<br /> nhóm.<br /> <br /> 2. Chất liệu nghiên cứu<br /> Công thức huyệt theo phác đồ điều trị<br /> châm cứu đau vai gáy do thoái hóa cột sống<br /> cổ của Bộ Y tế (2008): A thị huyệt, Phong trì,<br /> Đại chùy, Đại trữ, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Giáp<br /> tích vùng cột sống D1 đến D6, Hợp cốc.<br /> 18<br /> <br /> - So sánh điểm VAS trung bình, điểm đánh<br /> giá tầm vận động cột sống cổ trung bình, điểm<br /> NPQ trung bình sau điều trị giữa hai nhóm.<br /> - Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân<br /> được lượng giá bằng thang VAS. Thang VAS<br /> TCNCYH 103 (5) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi 11<br /> <br /> 9. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau<br /> <br /> Đề tài được nghiên cứu với mục đích so<br /> <br /> nghiêm trọng, có thể choáng ngất).<br /> <br /> sánh tác dụng của phương pháp cấy chỉ<br /> <br /> - Đo tầm vận động cột sống cổ gồm 6 động<br /> <br /> với điện châm được Hội đồng Khoa học<br /> <br /> tác: độ gấp - duỗi, độ nghiêng bên trái – phải,<br /> <br /> Bệnh viện Đống Đa cho phép. Bệnh nhân<br /> <br /> cử động xoay trái – phải. Mức độ hạn chế vận<br /> <br /> được giải thích rõ về tác dụng giảm đau<br /> <br /> động được chia thành điểm từ 1 đến 4 ở mỗi<br /> <br /> của châm cứu và cấy chỉ. Bệnh nhân tự<br /> <br /> động tác. Điểm đánh giá tầm vận động cột<br /> <br /> nguyện tham gia nghiên cứu và có thể rút<br /> <br /> sống cổ là tổng điểm của 6 động tác.<br /> <br /> khỏi nghiên cứu. Nếu có dấu hiệu bất<br /> <br /> - Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các<br /> rối loạn do thoái hóa cột sống cổ về mức độ<br /> đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh<br /> hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ<br /> <br /> thường hoặc nặng thêm đều được theo dõi,<br /> xử trí cho phù hợp tùy theo tình trạng bệnh,<br /> có thể đổi phác đồ khác.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti<br /> vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng<br /> <br /> 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu<br /> <br /> ra ngoài làm các công việc xã hội.<br /> <br /> Sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo<br /> <br /> 8. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng<br /> phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> tuổi, giới, thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm<br /> không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05 (bảng 1).<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu<br /> Nhóm cấy chỉ (1)<br /> <br /> Nhóm điện châm (2)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> p1-2<br /> n1<br /> <br /> %<br /> <br /> n2<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 40 – 49<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 50 – 59<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 14<br /> <br /> 46,7<br /> <br /> 24<br /> <br /> 40,0<br /> <br /> ≥ 60<br /> <br /> 17<br /> <br /> 56,7<br /> <br /> 15<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 53,3<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 61,6 ± 10<br /> <br /> 62,3 ± 8,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 61,9 ± 9,4<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> <br /> 9<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 19<br /> <br /> 31,6<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 21<br /> <br /> 70,0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> 41<br /> <br /> 68,4<br /> <br /> > 0,05<br /> Thời gian mắc bệnh<br /> < 1tháng<br /> <br /> 06<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 16<br /> <br /> 26,6<br /> <br /> 1 - 3 tháng<br /> <br /> 18<br /> <br /> 60,0<br /> <br /> 16<br /> <br /> 53,3<br /> <br /> 34<br /> <br /> 56,6<br /> <br /> > 3 tháng<br /> <br /> 06<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 04<br /> <br /> 13,4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 2,23 ± 1,89<br /> <br /> TCNCYH 103 (5) - 2016<br /> <br /> 1,86 ± 1,49<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 2,05 ± 1,70<br /> 19<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 2. Hiệu quả điều trị<br /> Bảng 2. Hiệu quả điều trị theo VAS của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị<br /> <br /> VAS ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm cấy chỉ (1)<br /> <br /> Nhóm điện châm (2)<br /> <br /> Trước điều trị (a)<br /> <br /> 5,78 ± 1,28<br /> <br /> 6,33 ± 1,15<br /> <br /> Sau điều trị 15 ngày (b)<br /> <br /> 3,23 ± 1,26<br /> <br /> 3,77 ± 1,13<br /> <br /> Sau điều trị 30 ngày(c)<br /> <br /> 1,53 ± 0,84<br /> <br /> 1,80 ± 0,73<br /> <br /> ∆0-15<br /> <br /> 2,55 ± 0,73<br /> <br /> 2,57 ± 0,70<br /> <br /> ∆15-30<br /> <br /> 1,70 ± 0,92<br /> <br /> 1,97 ± 0,95<br /> <br /> ∆0-30<br /> <br /> 4,25 ± 1,10<br /> <br /> 4,53 ± 1,03<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Điểm chênh<br /> trung bình<br /> <br /> p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Điểm VAS trung bình sau điều trị 15 ngày và 30 ngày ở hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống<br /> kê so với trước điều trị (p < 0,05). Điểm VAS trung bình và điểm chênh trung bình ở các thời điểm<br /> điều trị của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.<br /> Bảng 3. Hiệu quả điều trị theo điểm đánh giá trung bình tầm vận động<br /> của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị<br /> Điểm đánh giá TVĐ<br /> ( X ± SD)<br /> <br /> Nhóm cấy chỉ (1)<br /> (n = 30)<br /> <br /> Nhóm điện châm (2)<br /> (n = 30)<br /> <br /> 12,93 ± 3,56<br /> <br /> 11,1± 7,31<br /> <br /> Sau điều trị 15 ngày (b)<br /> <br /> 5,73 ± 2,64<br /> <br /> 5,73± 5,99<br /> <br /> Sau điều trị 30 ngày(c)<br /> <br /> 1,67± 1,75<br /> <br /> 3,87± 5,79<br /> <br /> ∆0-15<br /> <br /> 7,2 ± 2,39<br /> <br /> 5,37 ± 2,39<br /> <br /> ∆15-30<br /> <br /> 4,07 ± 2,35<br /> <br /> 1,87 ± 1,69<br /> <br /> ∆0-30<br /> <br /> 11,27 ± 3, 53<br /> <br /> 7,23 ± 3,25<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trước điều trị (a)<br /> <br /> Điểm chênh<br /> trung bình<br /> <br /> p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Sau điều trị, điểm trung bình về mức độ hạn chế tầm vận động của cột sống cổ của từng<br /> nhóm tại các thời điểm N15 và N30 đều cải thiện, nhóm cấy chỉ có sự cải thiện nhanh hơn nhóm<br /> điện châm, p < 0,05.<br /> <br /> 20<br /> <br /> TCNCYH 103 (5) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 4. Hiệu quả điều trị theo điểm NPQ trung bình của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị<br /> <br /> Nhóm cấy chỉ (1)<br /> (n = 30)<br /> <br /> Nhóm điện châm (2)<br /> (n = 30)<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> Trước điều trị (a)<br /> <br /> 14,47 ± 4,75<br /> <br /> 17,13 ± 8,26<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau điều trị 15 ngày (b)<br /> <br /> 9,53 ± 2,54<br /> <br /> 11,7 ± 6,15<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau điều trị 30 ngày(c)<br /> <br /> 7,33 ± 1,92<br /> <br /> 10,57 ± 5,67<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> ∆0-15<br /> <br /> 4,93 ± 2,75<br /> <br /> 5,43 ± 3,62<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> ∆15-30<br /> <br /> 2,2 ± 1,4<br /> <br /> 1,53 ± 1,38<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> ∆0-30<br /> <br /> 7,13 ± 3,33<br /> <br /> 6,57 ± 4,55<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Điểm NPQ ( X ± SD)<br /> <br /> Điểm chênh<br /> trung bình<br /> p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c<br /> <br /> Sau 30 ngày điều trị, điểm NPQ trung bình của nhóm cấy chỉ giảm có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05) so với nhóm điện châm.<br /> 3. Tác dụng không mong muốn<br /> Sau 30 ngày điều trị, theo dõi trên lâm sàng chưa phát hiện các triệu chứng như chảy máu,<br /> sẩn ngứa, vựng châm, nhiễm trùng tại chỗ châm ở cả hai nhóm điện châm và cấy chỉ.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình<br /> <br /> cứu trong và ngoài nước [11; 12; 13]. Sự khác<br /> <br /> của các bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa<br /> <br /> biệt về hiệu quả giảm đau giữa hai nhóm<br /> <br /> cột sống cổ là 61,9 ± 9,4 tuổi. Trong đó, bệnh<br /> <br /> không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, việc điều<br /> <br /> nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> <br /> trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng<br /> <br /> 53,3% ở cả hai nhóm. Kết quả này phù hợp<br /> <br /> điện châm hay cấy chỉ đều mang lại hiệu quả<br /> <br /> với kết quả của một số nghiên cứu trong nước<br /> <br /> giảm đau.<br /> <br /> [11]. Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/2. Tỷ lệ bệnh nhân<br /> <br /> Hiệu suất giảm điểm đánh giá tầm vận<br /> <br /> mắc bệnh từ 1 - 3 tháng cao nhất. Bệnh nhân<br /> <br /> động giữa các thời điểm ở hai nhóm khác biệt<br /> <br /> trong nghiên cứu đã có hình ảnh thoái hóa cột<br /> <br /> có ý nghĩa thống kê. Nhóm cấy chỉ có xu<br /> <br /> sống cổ trên phim X quang, diễn biến bệnh<br /> <br /> hướng hiệu suất giảm điểm nhiều hơn so với<br /> <br /> thường kéo dài, mạn tính.<br /> <br /> nhóm điện châm. Hoạt động sinh hoạt hàng<br /> <br /> Hiệu quả giảm đau ở mỗi nhóm thông qua<br /> <br /> ngày thông qua điểm NPQ trung bình đều<br /> <br /> sự giảm điểm VAS trung bình sau điều trị khác<br /> <br /> được cải thiện ở cả hai nhóm nhưng ở nhóm<br /> <br /> biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.<br /> <br /> cấy chỉ cải thiện nhiều hơn, giảm sự hạn chế<br /> <br /> Kết quả phù hợp với hiệu quả giảm đau mà<br /> <br /> gây ra do đau vai gáy và các triệu chứng khác<br /> <br /> điện châm mang lại trong điều trị đau vai gáy<br /> <br /> của thoái hóa cột sống cổ. Kết quả này cũng<br /> <br /> do thoái hóa cột sống cổ trong một số nghiên<br /> <br /> thấy rõ ở nghiên cứu tại Trung Quốc [14].<br /> <br /> TCNCYH 103 (5) - 2016<br /> <br /> 21<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1