HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANG<br />
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH QUẢNG TRỊ,<br />
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC<br />
NGUYỄN THÁM - PHAN VĂN TRUNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trượt lở đất là một dạng tai biến tự nhiên thường xuyên xảy ra ở<br />
các vùng đồi núi Việt Nam, nhất là dọc các tuyến giao thông mới được xây<br />
dựng hoặc sửa chữa và thường đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng.<br />
Hiện tượng trượt lở đất do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và nhân<br />
sinh. Trong đó các yếu tố tự nhiên đóng vai trò chủ yếu gây nên trượt lở đất.<br />
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực tế về hiện trạng trượt lở dọc hành<br />
lang tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị, bài báo<br />
đã phân tích các nguyên nhân gây trượt lở đất ở địa bàn nghiên cứu, đề xuất<br />
các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất gây ra.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, như<br />
quốc lộ 1 A, quốc lộ 9, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh mới xây dựng xong. Đây<br />
là tuyến đường có vai trò quan trọng về quốc phòng, giao thông vận tải và giãn dân, tái<br />
định cư. Tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh,<br />
giải quyết được tình trạng ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ trên quốc lộ 1 A, tạo<br />
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên,<br />
đường Hồ Chí Minh chủ yếu đi qua các huyện miền núi với độ cao, độ dốc lớn, lượng<br />
mưa cao và tập trung, lớp phủ thực vật bị suy giảm… Vì vậy trong những năm qua, tình<br />
trạng trượt lở đất đá trên đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị xảy ra khá phổ biến<br />
trong mùa mưa lũ, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt<br />
của nhân dân. Do đó, việc nghiên cứu “Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ<br />
Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân và biện pháp khắc phục” là một<br />
vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa<br />
bàn tỉnh Quảng Trị<br />
Đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Trị gồm 2 nhánh, nhánh 1: Cách Quốc lộ 1A<br />
khoảng 10-15km, qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, còn được gọi là đường<br />
Hồ Chí Minh nhánh Đông. Nhánh 2: đi về phía Tây chạy qua Hướng Hoá đến thị trấn<br />
Khe Sanh (đường Hồ Chí Minh nhánh Tây Chà Lỳ - Khe Sanh) theo Quốc lộ 9 tới cầu<br />
Đa Krông. Hai nhánh này cùng theo Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh nhánh Tây Đa<br />
Krông – Tà Rụt) đi qua huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tổng chiều dài của 3<br />
đoạn đường qua địa phận tỉnh Quảng Trị là 166,457km.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 56-63<br />
<br />
HIỆN TƯỢNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH...<br />
<br />
57<br />
<br />
- Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông<br />
(Vĩnh Khê – Cam Lộ): Nhánh này kéo<br />
dài 37,805km, bắt đầu từ km 1047+300<br />
giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình đến<br />
km 1085+105 nối với quốc lộ 9 ở thị<br />
trấn Cam Lộ. Đoạn đường này đi qua<br />
khu vực địa hình khá bằng phẳng nên<br />
trượt lở đất ít xảy ra. Từ km 1048+800<br />
đến km 1067+550 có xuất hiện các<br />
điểm trượt lở đất quy mô nhỏ và trung<br />
bình, điểm trượt lở đất có quy mô lớn<br />
nhất khoảng 337,5m3. Theo kết quả<br />
khảo sát thực địa vào tháng 5 năm<br />
2010, chúng tôi nhận thấy, cả nhánh<br />
này chỉ xuất hiện 6 điểm trượt lở đất,<br />
trong đó có 2 điểm quy mô nhỏ, 4 điểm<br />
quy mô trung bình.<br />
- Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Đa Krông – Tà Rụt): Nhánh Đa Krông – Tà Rụt<br />
dài 64,072km, bắt đầu từ km 249+728 – km 313+800, giáp với địa phận tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế. Đoạn này chạy qua khu vực có độ cao địa hình trung bình từ 250–750m, độ<br />
dốc trên 200, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn là một trong những nguyên nhân<br />
làm cho đoạn đường này xảy ra rất nhiều điểm trượt lở đất.<br />
Theo số liệu thống kê từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị, sau cơn bão số 9 năm<br />
2009, trên nhánh Đa Krông – Tà Rụt có tới 121 điểm trượt lở đất lớn nhỏ, trong đó có<br />
60 điểm làm tắc giao thông hoàn toàn. Một số điểm trượt lở đất có quy mô lớn như: ở<br />
km 260+240, khối lượng đất đá trượt xuống đường 1.800 m3; ở km 271+600, khối<br />
lượng đất đá trượt xuống đường 4.500m3; tại km 280+500, khối lượng đất đá trượt<br />
xuống đường 7.100m3; tại km 313+600, khối lượng đất đá trượt xuống đường 6.000m3.<br />
Tổng khối lượng trượt lở do cơn bão số 9 gây ra trên đoạn Đa Krông – Tà Rụt lên tới<br />
67.515,5m3 [4].<br />
Qua khảo sát thực địa vào tháng 5 năm 2010 nhánh Đa Krông – Tà Rụt, chúng tôi phát<br />
hiện 55 điểm trượt lở đất, trong đó có 13 điểm trượt lở đất có quy mô lớn (chiếm<br />
23,64%), 26 điểm có quy mô trung bình (chiếm 47,27%), 6 điểm có quy mô nhỏ và 10<br />
điểm tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất do đốt rừng làm rẫy.<br />
- Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Khe Sanh – Chà Lỳ): Nhánh Khe Sanh – Chà Lỳ<br />
kéo dài 62,2km, bắt đầu từ km 175 giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình đến km 237+200<br />
ở thị trấn Khe Sanh. Nhánh này chạy qua khu vực có độ cao trung bình lớn nhất Quảng<br />
Trị, từ 750-2.000m, trong đó có một số đỉnh cao vượt trên 1.200m như: động Sa Mù<br />
(1.560m), động Vàng Vàng (1.250m)..., độ dốc trên 250, mức độ chia cắt sâu<br />
>300m/km2, chia cắt ngang từ 1,5–3km/km2, kết hợp với nhiều yếu tố khác nên nhánh<br />
này cũng xảy ra nhiều điểm trượt lở đất.<br />
<br />
58<br />
<br />
NGUYỄN THÁM - PHAN VĂN TRUNG<br />
<br />
Từ nguồn số liệu của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị cho thấy, sau cơn bão số 9<br />
(tháng 10 năm 2009) trên nhánh này xuất hiện 105 điểm trượt lở đất lớn nhỏ, trong đó<br />
27 điểm làm tắc giao thông hoàn toàn, đáng kể nhất là các điểm tại: km 201+200, khối<br />
lượng đất đá trượt xuống đường lên tới 8.190m3; km 201+350, khối lượng đất đá trượt<br />
xuống đường 4.095m3; km 202+600, khối lượng đất đá trượt xuống đường 7.800m3.<br />
Tổng khối lượng đất đá tràn xuống đường trên toàn nhánh Khe Sanh – Chà Lỳ vào<br />
khoảng 57.262,7m3 [4].<br />
Kết quả chuyến khảo sát vào tháng 5 năm 2010, chúng tôi ghi nhận được 44 điểm trượt<br />
lở đất trên đường Hồ Chí Minh nhánh Khe Sanh – Chà Lỳ, trong đó có 1 điểm quy mô<br />
nhỏ, 21 điểm quy mô trung bình, 18 điểm quy mô lớn, 4 điểm tiềm ẩn nguy cơ trượt lở<br />
đất do đốt rừng làm rẫy. Đặc biệt đoạn qua đèo Sa Mù kéo dài hơn 20km có tới 26 điểm<br />
trượt lở đất, chiếm 59,1% tổng số các điểm trượt lở đất trên đoạn Khe Sanh – Chà Lỳ,<br />
trong đoạn này có những điểm trượt lở đất có quy mô lớn như tại km 195+150, thể tích<br />
khối trượt có thể lên đến 98.000m3, tại km 185+600, thể tích khối trượt 64.960m3 [1].<br />
2.2. Nguyên nhân xảy ra trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, tỉnh<br />
Quảng Trị<br />
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh thuộc<br />
tỉnh Quảng Trị. Nhìn chung có các nguyên nhân chính là: địa chất, địa mạo, khí tượng<br />
– thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, hoạt động nhân sinh.<br />
2.2.1. Nguyên nhân địa chất<br />
Đặc điểm thạch học và vỏ phong hóa là nguyên nhân địa chất chính liên quan đến tiềm<br />
năng phát sinh trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu và chúng có mối liên kết chặt chẽ<br />
với nhau. Kết quả khảo sát trên đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng<br />
Trị của chúng tôi cho thấy các thành tạo trầm tích lục nguyên tuổi Paleozoi và Mesozoi<br />
với sản phẩm phong hóa từ đất đá có thành phần cát kết, bột kết, đá phiến sét, sét than,<br />
đá phiến silic, đá phiến sét vôi, cát kết tuf, cát kết, cát kết vôi, cuội của các hệ tầng A<br />
Ngo (J1 an), Mụ Giạ (K2 mg), Cam Lộ (P2 cl), La Khê (C1 lk), Tân Lâm (D1 tl), S2 – D1<br />
đg, Long Đại (O3 – S1lđ) dễ tham gia vào quá trình trượt lở đất. Trong thực tế thành<br />
phần khoáng vật của nhóm đá này là sét sericit bị nén ép, phân lớp mỏng, mặt phân lớp<br />
nhiều nơi trùng với bề mặt dốc địa hình, vỏ phong hóa của chúng chủ yếu là vụn thô<br />
nên khả năng trượt lở đất rất cao và xuất hiện nhiều ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây<br />
của tỉnh Quảng Trị.<br />
Nhóm đá gốc thứ hai tham gia vào quá trình trượt lở đất có mặt ở đường Hồ Chí Minh<br />
tỉnh Quảng Trị là các thành tạo lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Trà Bồng (δ - yδO<br />
- δtb), A Vương (ε2-O1 av), phức hệ Quế Sơn (ργ PZ3bg-qs ) với các thành phần là đá<br />
vôi đolomit, đá phiến thạch anh – fenspat, đá phiến thạch anh mica, cát kết dạng quazit,<br />
đá granit biotit và các đá biến chất với thành phần đá hoa graphit phân giải. Vỏ phong<br />
hóa của các thành tạo xâm nhập và biến chất này khá dày trung bình 4–5m và cho sản<br />
phẩm phong hóa vụn thô nên cũng dễ trượt lở khi có mưa. Trượt lở đất điển hình cho<br />
loại thạch học này bắt gặp ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua đèo Sa Mù.<br />
<br />
HIỆN TƯỢNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH...<br />
<br />
59<br />
<br />
Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu còn gặp các thành tạo đá vôi dạng khối, đá vôi xám<br />
trắng của hệ tầng Bắc Sơn (C – Pbs), hệ tầng Cò Bai (D - cb). Vỏ phong hóa của các<br />
thành tạo này không đáng kể, nên ít hoặc không bắt gặp hiện tượng trượt lở đất.<br />
Hiện tượng trượt lở đất không những phụ thuộc vào thành phần, tính chất của đá gốc bị<br />
phong hóa mà còn phụ thuộc vào thế nằm của đá gốc. Qua phân tích cho thấy hiện<br />
tượng trượt lở đất đá xảy ra chủ yếu ở những nơi hướng đổ của mặt phân lớp hay mặt<br />
phân phiến của đá bị phong hóa trùng với hướng dốc của địa hình.<br />
Mức độ phá hủy của chuyển động Tân kiến tạo, đứt gãy là điều kiện thuận lợi cho quá<br />
trình dịch chuyển trọng lực vì đó là những nơi đất đá bị vụn nát, các tính chất cơ lý, đặc<br />
biệt là gốc nội ma sát và lực dính kết giảm đột ngột. Trên địa bàn nghiên cứu, hệ thống<br />
đứt gãy có vai trò khá quan trọng trong quá trình trượt lở đất, nhất là các đứt gãy trẻ,<br />
như đứt gãy Vĩnh Linh – Hải Lăng, Rào Quán – A Lưới, Linh Thượng – Hướng Lập,<br />
Hướng Lập – Vĩnh Chấp, Đa Krông – Huế [1].<br />
Trên cơ sở phân tích bản đồ địa chất và kết quả khảo sát trên tuyến đường Hồ Chí Minh,<br />
chúng tôi nhận thấy: trượt lở đất xảy ra nhiều nhất trong các hệ tầng Long Đại, A<br />
Vương, A Ngo, Cam Lộ, La Khê, Mụ Giạ, ít hoặc không xảy ra hệ tầng Bắc Sơn, hệ<br />
tầng Cò Bai.<br />
2.2.2. Nguyên nhân địa mạo<br />
Trượt lở đất hầu hết xảy ra tại các khu vực địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt lớn tạo ra<br />
năng lượng địa hình cao thuận lợi cho trượt đất có nguồn gốc trọng lực. Đường Hồ Chí<br />
Minh (nhất là nhánh Tây) đi qua khu vực địa hình chủ yếu là núi thấp (250–750m) và<br />
núi trung bình (750–2.000m) thúc đẩy quá trình trượt lở đất diễn ra mạnh mẽ.<br />
Khi các điều kiện như nhau, thì độ cao địa hình là một trong những nhân tố chủ yếu, phá<br />
vỡ sự cân bằng của khối đất đá cấu tạo nên sườn dốc. Thực tế nghiên cứu cho thấy đặc<br />
điểm địa hình sườn dốc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát sinh, phát triển trượt lở<br />
đất. Những nơi độ cao của sườn dốc càng lớn thì càng dễ phát sinh trượt lở đất. Có thể<br />
quan sát được các điểm trượt mà nguyên nhân độ cao sườn dốc địa hình gây ra trên<br />
tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây với độ cao địa hình trên 250m, cụ thể tổng số các<br />
điểm trượt phân bố ở độ cao tuyệt đối địa hình từ 250 đến 1.500m chiếm trên 75,0%<br />
tổng số các điểm trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu. Đặc biệt đoạn đi qua đèo Sa Mù<br />
với độ cao trung bình 700 đến 1.700m, bao gồm các khối núi động Vàng Vàng, động Sa<br />
Mù có tới 27 điểm trượt lở đất, chiếm 61% các điểm trượt lở đất trên tuyến đường Hồ<br />
Chí Minh nhánh Tây (Khe Sanh – Chà Lỳ).<br />
Độ dốc và độ cao của sườn dốc càng lớn thì đất đá càng dễ mất ổn định, điều này được<br />
thể hiện rõ trên tuyến đường nghiên cứu. Các điểm trượt lở đất xảy ra nhiều nhất ở<br />
những nơi có góc dốc địa hình từ 30 đến 650 và độ cao sườn dốc lớn hơn 15m. Những<br />
khu vực có góc dốc mặt nằm nghiêng dưới 200 là những bề mặt thoải gần như nằm<br />
ngang nên không hoặc rất ít xảy ra hiện tượng trượt lở đất đá. Những khu vực có góc<br />
dốc lớn hơn 650 nhưng bề dày tầng phủ mỏng cũng rất ít xảy ra trượt lở đất.<br />
<br />
60<br />
<br />
NGUYỄN THÁM - PHAN VĂN TRUNG<br />
<br />
2.2.3. Nguyên nhân khí tượng – thủy văn<br />
Nằm trong vùng núi cao đón gió nhiều chiều nên lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị dồi dào,<br />
dao động trong khoảng từ 2.000–2.700mm, lớn hơn nhiều so với lượng mưa trung bình<br />
của lãnh thổ Việt Nam. Lượng mưa lớn tập trung trong 3 tháng (IX–XI) chiếm tới 6065% lượng mưa cả năm, trong đó tháng X có lượng mưa lớn nhất chiếm 27-30% lượng<br />
mưa năm và tháng IX có lượng mưa trung bình chiếm tới 20% lượng mưa cả năm. Đây<br />
cũng là thời kỳ có độ ẩm lớn trong năm với độ ẩm tương đối thường đạt xấp xỉ 90% [2].<br />
Lượng mưa lớn, tập trung cộng với những hiện tượng thời tiết cực đoan khác là nguyên<br />
nhân gây ra lũ lụt và trượt lở đất ở địa bàn nghiên cứu.<br />
Xem xét mối quan hệ giữa lượng mưa, số ngày mưa, cường độ mưa cùng với hiện tượng<br />
trượt lở đất cho thấy mưa lớn và kéo dài là nguyên nhân chính gây ra trượt lở đất.<br />
Cường độ mưa lớn nhất trong 24 giờ xảy ra ở các nơi ở tỉnh Quảng Trị cũng khá lớn, có<br />
nơi lên tới 400–500mm [3]. Điều này được thể hiện rõ trong cơn bão số 9 năm 2009. Từ<br />
19 giờ ngày 27/9/2009 đến 19 giờ ngày 01/10/2009 lượng mưa toàn tỉnh Quảng Trị phổ<br />
biến từ 500 mm đến 600mm. Đặc biệt vùng phía Nam tỉnh có cường độ mưa rất lớn như<br />
tại Hải Tân là 739mm, Hải Sơn 694mm. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện hơn 200<br />
điểm trượt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và nhiều điểm trượt lở ở các<br />
tuyến đường khác, làm tắc giao thông nhiều ngày liền trên tuyến đường Hồ Chí Minh<br />
nhánh Tây thuộc tỉnh Quảng Trị [4].<br />
2.2.4. Tác động của bề dày tầng phủ<br />
Nghiên cứu bề dày tầng phủ theo đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị, chúng tôi<br />
nhận thấy bề dày tầng phủ có mối quan hệ với quá trình trượt lở đất. Các quá trình<br />
phong hóa ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cơ lý của đất đá ở sườn dốc. Tùy theo mức<br />
độ phong hóa mà tính chất của đất đá (khối lượng thể tích, độ rỗng, khe nứt, độ bền, độ<br />
hấp thụ nước...) bị biến đổi. Bề dày tầng phủ trên tuyến đường nghiên cứu biến đổi từ<br />
dưới 1m đến trên 10 m. Ở các đỉnh núi chiều dày tầng phủ chỉ xấp xỉ 2m, ở giữa sườn<br />
núi từ 3–7m, ở chân núi, vùng đất bazan có thể lớn hơn 10m. Qua thống kê cho thấy các<br />
điểm trượt lở đất thường xảy ra ở những khu vực có chiều dày tầng phủ từ 1,5 đến hơn<br />
10m chiếm tỷ lệ trên 75%. Còn những điểm trượt xảy ra ở những khu vực có bề dày<br />
tầng phủ dưới 1,5m rất ít.<br />
Ở tỉnh Quảng Trị các đá macma axit chiếm diện tích lớn và phân bố hầu như đều khắp<br />
lãnh thổ. Các đá macma bazơ phun trào chủ yếu vào cuối Neogen đến kỷ Thứ tư tạo nên<br />
các vùng đất đỏ bazan ở Vĩnh Linh, Dốc Miếu – Cồn Tiên, Tân Lâm – Cùa, Khe Sanh –<br />
Hướng Phùng với tầng dày trung bình trên 10m. Với độ dày tầng phủ lớn tạo nên những<br />
điểm trượt có quy mô lớn trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.<br />
2.2.5. Tác động của thảm thực vật<br />
Khu vực nghiên cứu có độ che phủ 38,7% diện tích tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc<br />
làm hạn chế trượt lở đất. Tuy nhiên trong tổng số gần 70.000 ha rừng tự nhiên ở vùng<br />
núi chỉ có 14.324 ha rừng giàu (20,5%), 26.887 ha rừng trung bình (38,5%), còn lại là<br />
rừng nghèo và rừng phục hồi. Ở vùng đồi núi chỉ có khoảng 11.000 ha rừng tự nhiên,<br />
<br />