Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM HE<br />
CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931) Ở HẢI PHÒNG<br />
CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT SOLUTIONS OF WHITE-LEG SHRIMP<br />
(Penaeus vannamei Boone, 1931) FARMING IN HAI PHONG<br />
Nguyễn Văn Hòa1, Vũ Văn Dũng2<br />
Ngày nhận bài: 26/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành từ 5/2010 đến 3/2011 bằng cách thu thập thông tin và tiến hành điều tra, phỏng vấn 50<br />
trang trại nuôi tôm he chân trắng tại Hải Phòng nhằm đánh giá hiện trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực phát<br />
triển nghề nuôi tôm he chân trắng nơi đây. Kết quả cho thấy, diện tích nuôi tôm he chân trắng của Hải Phòng tăng từ 16<br />
ha trong năm 2006 đến 156 ha trong năm 2010; sản lượng nuôi đạt 1.653 tấn với năng suất bình quân khoảng 9 tấn/ha/vụ.<br />
Trang trại có doanh thu cao nhất là 1.295 triệu đồng/ha; doanh thu trung bình của mỗi trang trại là 532 triệu đồng/ha với<br />
lợi nhuận trung bình đạt 195 triệu đồng/ha. Có 72% trang trại nuôi có lãi và 28% trang trại bị thua lỗ; có 70% trang trại<br />
nuôi gặp khó khăn về con giống, 42% về vốn, 36% về kỹ thuật nuôi, 16% về thị trường và 14% về thuê lao động. Tôm he<br />
chân trắng được nuôi tại Hải Phòng theo 2 hình thức thâm canh và bán thâm canh; mật độ thả từ 20 - 140 con/m2; thời gian<br />
nuôi từ tháng 4 đến tháng 10. Việc nuôi tôm he chân trắng đang góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo công ăn việc<br />
làm, tăng thu nhập cho người dân ven biển và đóng góp hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho thành phố Hải Phòng.<br />
Từ khóa: tôm he chân trắng, Penaeus vannamei, nuôi trồng thủy sản, hiệu quả kinh tế - xã hội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A survey was conducted from May 2010 to March 2011 for collecting related data from local agencies and 50<br />
white-leg shrimp farmers in Hai Phong in order to evaluate the situation and suggest some solutions for development.<br />
The results showed that total white-leg shrimp farming area in Hai Phong reached 156 ha in 2010; production reached<br />
1.653 tons at an average yield of about 9 tons/ha/crop. Farm with the highest turnover reached 1.295 million VNDs/ha; the<br />
average turnover was about 532 millions/ha with an average profit of 195 million VND/ha. Out of total 50 farms, there were<br />
36 farms gained profit; some farms have been facing difficulty in seed supply, farming capital, culture techniques, market<br />
and labor at the percentage of 70%, 40%, 36%, 16% and 14%, respectively. In Hai Phong, white-leg shrimp was basically<br />
cultured by intensive and semi-intensive methods at an average stocking density of 140 shrimp/m2; culture season is from<br />
April to October. White-leg shrimp farming is contributing to the improvement of production structure, solving the problem<br />
of job and income of Hai Phong coastal citizens.<br />
Keywords: white-leg shrimp, Penaeus vannamei, aquaculture, social-economic benefit.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tôm he chân trắng là loài ngoại nhập có tiềm<br />
năng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nhờ khả năng<br />
thích nghi cao và sức sống chịu tốt với biến động<br />
của một số yếu tố môi trường [3]. Thực tế đã chứng<br />
minh hoạt động sản xuất giống, nuôi thương phẩm<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
và chế biến xuất khẩu tôm he chân trắng ở nước ta<br />
phát triển mạnh trong giai đoạn 2000 - 2010 [5]. Hải<br />
Phòng là một trong những tỉnh đầu tiên đưa tôm he<br />
chân trắng vào nuôi thương phẩm ở Việt Nam. Nghề<br />
nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đang phát triển<br />
mạnh với nhiều lợi ích đi cùng mức độ rủi ro cao bởi<br />
<br />
Nguyễn Văn Hòa: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Vũ Văn Dũng: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
<br />
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thiếu qui hoạch và định hướng phát triển [3]. Nhằm<br />
phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng bền vững<br />
ở Hải Phòng, việc phân tích hiện trạng kinh tế - kỹ<br />
thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả là<br />
công tác quan trọng và cấp thiết hiện nay. Dựa trên<br />
kết quả phân tích những tồn tại hiện có, báo cáo này<br />
giới thiệu một số giải pháp thiết thực có thể áp dụng<br />
tại Hải Phòng nhằm phát triển ổn định hoạt động<br />
nuôi tôm he chân trắng nơi đây.<br />
<br />
Số 3/2013<br />
trong khoảng từ 24 đến 68 tuổi. Số người trong độ<br />
tuổi từ 30 đến 50 chiếm đa số (62%) với tỉ lệ chủ<br />
trang trại là nữ rất thấp, chỉ 7,5%.<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến hành với các trang trại nuôi tôm<br />
he chân trắng ở thành phố Hải Phòng, trong thời<br />
gian từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011.<br />
2. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua số<br />
liệu thống kê, tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát<br />
triển Nông thôn Hải Phòng, Phòng Kinh tế, Chi cục<br />
Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông<br />
thôn các quận/huyện trên địa phận thành phố Hải<br />
Phòng. Ngoài ra, một số báo cáo tổng kết đề tài, dự<br />
án cũng như báo cáo tham luận liên quan đến hoạt<br />
động nuôi tôm he chân trắng cũng được tham khảo.<br />
Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát thực<br />
tế, phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản và người<br />
dân nuôi tôm địa phương dựa trên bộ câu hỏi được<br />
chuẩn bị nhằm thu thập các thông tin chung về chủ<br />
trang trại, hiện trạng kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế<br />
và những khó khăn thường gặp của chủ hộ nuôi,...<br />
Trên cơ sở tổng số khoảng 150 hộ nuôi tôm chân<br />
trắng tại Hải Phòng tập trung tại vùng nuôi chính<br />
như An Hải, Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Dương<br />
Kin, tiến hành thu mẫu và điều tra ngẫu nhiên 50<br />
hộ nuôi [7]. Số lượng hộ nuôi được điều tra tại mỗi<br />
vùng khoảng 10 hộ nhằm đảm bảo tính khách quan<br />
của bộ số liệu thu được.<br />
3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được được mã hoá và xử lý theo<br />
các nội dung của bộ câu hỏi điều tra sử dụng. Các số<br />
liệu được lưu trữ, xử lý bằng phần mềm MS Excel với<br />
chức năng phân tích thống kê kinh tế. Tổng chi phí,<br />
doanh thu và lợi nhuận của trang trại nuôi tôm được<br />
tính bằng các công thức thông thường.<br />
<br />
Hình 1. Cơ cấu độ tuổi của chủ các trang trại nuôi tôm he<br />
chân trắng tại Hải Phòng<br />
<br />
Qua điều tra cho thấy, 8,6% chủ các trang trại<br />
nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng có dưới 3 năm<br />
kinh nghiệm; 41,5% có số năm kinh nghiệm từ 3 - 5<br />
năm và số chủ trang trại có kinh nghiệm trên 5 năm<br />
nhiều nhất chiếm 49,9%. Người nuôi tôm có nhiều<br />
năm kinh nghiệm thường quản lý ao nuôi tốt hơn với<br />
chi phí thấp và hiệu quả sản xuất cao hơn [1], [2].<br />
<br />
Hình 2. Kinh nghiệm nuôi tôm chân trắng của chủ<br />
các trang trại tại Hải Phòng<br />
<br />
Kết quả cho thấy, số chủ trang trại nuôi tôm<br />
chân trắng không có bằng cấp chiếm 34%; nhóm<br />
tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chiếm 42%;<br />
nhóm có trình độ trung cấp chiếm 18% và nhóm có<br />
trình độ đại học chiếm 6%. Số chủ trang trại có trình<br />
độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ 24%; số có trình độ<br />
cấp 2 chiếm 30% và 46% trong số đó có trình độ<br />
học vấn cấp 3.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thông tin chung về chủ các trang trại nuôi<br />
tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
Tuổi trung bình của chủ các trang trại nuôi tôm<br />
he chân trắng tại Hải Phòng là 46,5 ± 12,4; dao động<br />
<br />
Hình 3. Trình độ chuyên môn của chủ các trang trại<br />
nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng ở<br />
Hải Phòng<br />
2.1. Diện tích và sản lượng nuôi<br />
Mặc dù tôm he chân trắng xuất hiện ở Hải<br />
Phòng sớm hơn nhiều địa phương khác nhưng<br />
diện tích nuôi loài tôm này ở Hải Phòng không đáng<br />
<br />
Số 3/2013<br />
kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích nuôi tôm sú.<br />
Tuy vậy, tỉ lệ diện tích nuôi tôm he chân trắng có xu<br />
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ<br />
xấp xỉ 0,5% vào năm 2006, tỉ lệ diện tích tôm chân<br />
trắng so với tôm sú tăng lên 3% trong năm 2008 và<br />
5% trong năm 2010 [6],[7].<br />
<br />
Bảng 1. Diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi tại Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010<br />
Năm<br />
<br />
2006<br />
<br />
2008<br />
<br />
2010<br />
<br />
3.299<br />
<br />
1.900<br />
<br />
3.022<br />
<br />
Diện tích nuôi tôm he chân trắng (ha)<br />
<br />
16<br />
<br />
58<br />
<br />
156<br />
<br />
Sản lượng nuôi (tấn)<br />
<br />
124<br />
<br />
1.000<br />
<br />
1.653<br />
<br />
Diện tích nuôi tôm sú (ha)<br />
<br />
Sản lượng tôm he chân trắng nuôi tại Hải<br />
Phòng cũng chỉ được ghi nhận từ năm 2006 [6],[7].<br />
Tuy vậy, bảng 1 cho thấy sản lượng tôm he chân<br />
trắng nuôi tăng nhanh trong những năm gần đây và<br />
đạt trên 1.600 tấn trong năm 2010 (gấp 15 lần sản<br />
lượng năm 2006) [6],[7].<br />
2.2. Đặc điểm ao nuôi<br />
Đa số các trang trại nuôi tôm he chân trắng<br />
ở Hải Phòng có diện tích dưới 2ha (chiếm 86%);<br />
còn lại là các trang trại nuôi có tổng diện tích từ 2<br />
đến 25ha. Ao nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
thường có độ sâu từ 1,6 đến 2,0m. Độ sâu này<br />
nhìn chung cao hơn độ sâu ao nuôi thường thấy<br />
(dưới 1,5m) ở các địa phương khác như Sóc Trăng,<br />
Bạc Liêu [1],[4].<br />
Ao nuôi tôm chân trắng ở Hải Phòng thường có<br />
hình chữ nhật hoặc hình vuông, được gia cố bởi 3<br />
phương pháp khác nhau thường thấy. Trong đó, ao<br />
lót bạt nilon chiếm tới 69%, ao đất chiếm 18% và ao<br />
gia cố bê-tông chiếm tỉ lệ thấp nhất là 13%.<br />
Chất đáy ao nuôi tôm he chân trắng ở Hải<br />
Phòng chủ yếu là cát bùn (42% số trang trại nuôi)<br />
và bùn cát (38%). Đây là loại chất đáy tốt cho hoạt<br />
động nuôi tôm he nói chung [3]. Ngoài ra, một số<br />
ao nuôi có đáy bùn, chiếm 8%; còn lại là các ao có<br />
chất đáy khác (sét, sét bùn,...), chiếm 12% số trang<br />
trại nuôi.<br />
2.3. Các hình thức nuôi<br />
Tôm he chân trắng ở Hải Phòng chỉ được nuôi<br />
theo hai hình thức là nuôi thâm canh và bán thâm<br />
canh. Trong đó, 36% số trang trại nuôi theo hình<br />
thức thâm canh và 64% trang trại nuôi theo hình<br />
thức bán thâm canh. Do chi phí đầu tư cao và khả<br />
năng quản lý dịch bệnh chưa thật tốt, hình thức nuôi<br />
thâm canh chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các<br />
trang trại ở Hải Phòng.<br />
2.4. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi<br />
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các trang trại<br />
đều thực hiện vét bùn, vệ sinh, diệt tạp và khử trùng<br />
<br />
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
ao nuôi trong chuẩn bị ao nuôi; đa số các trang trại<br />
tiến hành phơi đáy ao nuôi (92%), số còn lại không<br />
phơi được đáy ao khi cải tạo ao.<br />
2.5. Quản lý và chăm sóc ao nuôi<br />
Kết quả điều tra cho thấy, 25% số trang trại nuôi<br />
tôm he chân trắng ở Hải Phòng thực hiện thay nước<br />
thường xuyên trong thời gian nuôi. Số còn lại nuôi<br />
theo hình thức khép kín, không hoặc rất ít thay nước<br />
trong suốt chu kỳ nuôi. Lý do dẫn đến đa số trang<br />
trại nuôi hạn chế thay nước trong quá trình nuôi là<br />
những khó khăn trong cấp thoát nước cũng như lo<br />
ngại lây nhiễm bệnh tôm từ nguồn nước bên ngoài.<br />
Điều này cho thấy việc quản lý nước thải nuôi tôm<br />
và dịch bệnh tôm trong khu vực còn nhiều bất cập,<br />
chưa tuân thủ tốt các qui định nuôi tôm thâm canh<br />
thường thấy [6].<br />
Về phương pháp cho ăn, đa số trang trại nuôi<br />
tôm có kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn khi<br />
cho tôm ăn (78%); số trang trại nuôi còn lại chỉ cho<br />
ăn dựa vào cảm tính và kinh nghiệm thực tế. Hầu<br />
hết các trang trại nuôi tôm chân trắng cho tôm ăn 4<br />
lần/ngày vào các thời điểm sáng, trưa, chiều và tối<br />
(thường vào các thời điểm 6h, 12h, 18h và 24h).<br />
3. Hiệu quả kinh tế<br />
3.1. Tổng chi phí trong nuôi tôm he chân trắng<br />
ở Hải Phòng<br />
Chi phí trong nuôi tôm he chân trắng tại Hải<br />
Phòng tăng dần qua các năm, năm 2008 tổng chi<br />
phí cho 1 ha ao nuôi tôm he chân trắng là 306,6 triệu<br />
đồng, năm 2009 là 334,8 triệu đồng và năm 2010 là<br />
356,9 triệu đồng. Mức chi lớn nhất của một trang<br />
trại nuôi tôm chân trắng là 613 triệu đồng/ha, mức<br />
chi thấp nhất là 80 triệu đồng/ha và mức chi trung<br />
bình của một trang trại nuôi ở Hải Phòng là 336 triệu<br />
đồng/ha với tỉ lệ lớn nhất thường thuộc về chi phí<br />
thức ăn, có thể đạt đến 60% tổng chi phí vào cuối vụ<br />
nuôi. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên<br />
cứu khác về tình hình sử dụng thức ăn ở các tỉnh<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
phía Nam với mức chi phí thức ăn chiếm trên 50%<br />
tổng chi phí đầu tư cho mỗi vụ nuôi [4].<br />
3.2. Giá bán tôm he chân trắng nguyên liệu<br />
Tôm nguyên liệu được định giá tùy thuộc vào<br />
cỡ tôm thu hoạch. Trong năm 2010, tôm he chân<br />
trắng nguyên liệu tại Hải Phòng có giá bán bình<br />
quân từ 30.000 đến 85.000 đồng. Trong đó, tôm he<br />
chân trắng loại 30 - 40 con/kg có giá 80 - 85.000<br />
đồng/kg, loại 40 - 50 con/kg có giá 70.000 đồng/kg,<br />
loại 50-60 con/kg có giá 60.000 đồng/kg và loại trên<br />
60 con/kg có giá 30 - 50.000 đồng/kg.<br />
3.3. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm<br />
he chân trắng ở Hải Phòng<br />
Trong năm 2010, trang trại nuôi tôm he chân<br />
trắng có doanh thu bình quân cao nhất là 1.295<br />
triệu đồng/ha và thấp nhất là 0 triệu đồng/ha (đây<br />
là những trang trại tôm bị thiệt hại sớm). Doanh thu<br />
trung bình của mỗi trang trại nuôi tôm he chân trắng<br />
đạt mức 532 triệu đồng/ha.<br />
Cũng trong năm 2010, qua điều tra cho thấy,<br />
có 14 trên tổng số trang trại nuôi tôm he chân trắng<br />
thua lỗ; số trang trại còn lại có lãi với lợi nhuận bình<br />
quân đạt 195 triệu đồng/ha. Trong đó, trang trại có<br />
lợi nhuận bình quân cao nhất đạt 681 triệu đồng/ha;<br />
trang trại bị thua lỗ nhiều nhất là 117 triệu đồng/ha.<br />
<br />
Số 3/2013<br />
4. Hiệu quả xã hội<br />
Hoạt động nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
giải quyết được vấn đề việc làm cho hơn 400 lao<br />
động cố định. Ngoài ra, nghề nuôi tôm chân trắng<br />
còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bộ phận cung<br />
cấp dịch vụ như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất,<br />
chế phẩm vi sinh xử lý và cải tạo ao nuôi, đội ngũ<br />
thu mua, sơ chế tôm thương phẩm; tạo sản phẩm<br />
góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và<br />
xuất khẩu. Trong năm 2010, nghề nuôi tôm he chân<br />
trắng ở Hải Phòng đã đóng góp khoảng 59 tỷ đồng<br />
vào ngân sách thành phố.<br />
5. Những khó khăn thường gặp, kiến nghị và<br />
hướng phát triển của trang trại nuôi<br />
5.1. Những khó khăn thường gặp của các trang trại<br />
nuôi tôm he chân trắng<br />
Kết quả điều tra - phỏng vấn cho thấy, đa số<br />
các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
đều gặp phải những khó khăn trong hoạt động nuôi<br />
trồng. Những khó khăn này thường là các vấn đề<br />
như vốn, con giống, kỹ thuật, dịch bệnh, thị trường<br />
tiêu thụ,... Mức độ gặp phải khó khăn của các trang<br />
trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng với từng chỉ<br />
tiêu được thể hiện trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm he chân trắng hiện nay ở Hải Phòng<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số hộ (n=50)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Con giống<br />
<br />
35<br />
<br />
70<br />
<br />
2<br />
<br />
Thiếu vốn<br />
<br />
21<br />
<br />
42<br />
<br />
3<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
<br />
18<br />
<br />
36<br />
<br />
4<br />
<br />
Thị trường<br />
<br />
8<br />
<br />
16<br />
<br />
5<br />
<br />
Lao động<br />
<br />
7<br />
<br />
14<br />
<br />
5.2. Kiến nghị và hướng phát triển của các hộ nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng<br />
Đa số người nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đều mong muốn được các cơ quan chức năng giúp đỡ<br />
họ vượt qua những khó khăn về con giống, vốn, kỹ thuật nuôi, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Cụ thể, kết quả<br />
điều tra cho thấy: 70% số trang trại đề nghị được trợ giúp về con giống, 42% về vốn, 36% về kỹ thuật nuôi và<br />
16% muốn có thị trường tiêu thụ ổn định.<br />
Về hướng phát triển trong thời gian tới, 64% số trang trại điều tra không muốn thay đổi phương thức sản<br />
xuất; số còn lại có kế hoạch nâng cấp, đầu tư thêm trang thiết bị cũng như mở rộng diện tích nuôi.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Trên 90% số trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng được điều hành bởi lao động từ 3 năm kinh<br />
nghiệm trở lên. Tuy trình độ học vấn nhìn chung cao, tỷ lệ chủ trang trại có trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy<br />
sản còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20%.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Với chi phí cho 1 ha ao nuôi khoảng 350 triệu<br />
đồng và lợi nhuận bình quân vào khoảng 200 triệu<br />
đồng/ha, các trang trại nuôi tôm he chân trắng Hải<br />
Phòng còn giải quyết được công ăn việc làm cho<br />
hơn 400 lao động cố định và nhiều lao động trong<br />
các lĩnh vực dịch vụ hậu cần khác có liên quan.<br />
Ngoài ra, nghề nuôi tôm he chân trắng ở Hải<br />
Phòng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế<br />
về nguồn vốn, con giống và dịch bệnh nên cần được<br />
giúp đỡ kịp thời nhằm phát triển nghề nuôi theo<br />
hướng bền vững.<br />
<br />
Số 3/2013<br />
2. Kiến nghị<br />
Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm he<br />
chân trắng ở địa phương, Hải Phòng cần có qui định<br />
và kế hoạch giám sát chặt chẽ hoạt động nuôi tôm<br />
đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.<br />
Bên cạnh các vấn đề chuyên môn, thành phố<br />
cần liên kết với các ngân hàng ban hành chính sách<br />
hỗ trợ vốn ưu đãi cho trang trại nuôi.<br />
Ngoài ra, trước thực trạng rủi ro cao của nghề<br />
nuôi tôm, chính sách bảo hiểm tôm nuôi cần được<br />
sớm đưa vào thực tế sản xuất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2009. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thâm canh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bộ Thủy Sản, 2007. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2006, Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2009. Báo cáo tình hình nuôi tôm mặn lợ năm 2008 và kế hoạch thực<br />
hiện năm 2009, Hải Phòng.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2010. Báo cáo tình hình nuôi tôm mặn lợ năm 2009 và kế hoạch thực<br />
hiện năm 2010, Hải Phòng.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nguyễn Thị Trâm Anh, Huỳnh Phan Thúy Vi, 2010. Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt<br />
hàng tôm thẻ chân trắng -Trường hợp Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học<br />
Đà Nẵng, số 5(40), 286-295.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Lê Thanh Hùng, Ong Mộc Quý, 2011. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)<br />
ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thủy sản toàn quốc 2011, trang 151-160.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Bùi Quang Tề, 2009. Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GQqP. Trung tâm Khuyến nông<br />
Khuyến ngư Quốc gia, 122 trang.<br />
<br />
94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />