intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

138
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng da lu, da cám trên trái bưởi long nói riêng và trên các loại trái thuộc họ cam quýt thực chất là do loài nhện gây ra. Triệu chứng do nhện hại gây nên hay bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác như bệnh sẹo hay còn gọi là bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcettii gây ra do loài côn trùng này có kích thước rất nhỏ mắt thường khó phát hiện nên ít được chú ý. Chỉ tính riêng trên các cây họ cam quýt (Citrus) các nhà khoa học đã bắt gặp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

  1. Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi
  2. Hiện tượng da lu, da cám trên trái bưởi long nói riêng và trên các loại trái thuộc họ cam quýt thực chất là do loài nhện gây ra. Triệu chứng do nhện hại gây nên hay bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác như bệnh sẹo hay còn gọi là bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcettii gây ra do loài côn trùng này có kích thước rất nhỏ mắt thường khó phát hiện nên ít được chú ý. Chỉ tính riêng trên các cây họ cam quýt (Citrus) các nhà khoa học đã bắt gặp tới 5 loài nhện hại với các đặc điểm và mức độ hại khác nhau, đó là: Nhện đỏ (Panonychus citri), nhện đỏ tươi (Bveripalpus sp), nhện rám vàng (Phylocoptruta oleivora), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus) và nhện sọc trắng (Calacarus citrifolli). Trong số 5 loài nói trên thì có tới 3 loài thường gặp và gây hại nặng hơn cả là: Nhện đỏ, nhện rám vàng và nhện trắng. Nhện đỏ: Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trông như con mạt gà, dài khoảng 0,3-0,4mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non... Triệu chứng điển hình là sự chích hút của nhện vào các bộ phận non của cây (lá, chồi, vỏ trái non) tạo nên các vết châm màu trắng bạc xung quanh (với lá) hoặc các vết thâm đen, nổi xù xì do tinh dầu trên vỏ quả non bị
  3. vỡ túi tinh dầu và bị ô xy hóa. Ở mật độ cao, bị chích hút nhiều, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu trắng bạc do lá bị mất hết diệp lục, lá nhỏ, rụng sớm, cây còi cọc, kém phát triển; quả non không lớn được, méo mó, tạo thành các vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài (nhiều nơi gọi là bệnh da cám) và dễ bị rụng sớm. Nhện đỏ thường gây hại nhiều nhất là thời kỳ mùa khô, những nơi thường bị hạn, ít được tưới. Nhện trắng: Gây hại chủ yếu trên quả làm cho quả không lớn được, mã quả xấu, làm giảm giá trị thương phẩm. Trên các quả non có đường kính dưới 1 cm nhện trắng gây hại để lại các vết rám màu đen hoặc màu đồng nâu bóng không bình thường (nhiều nơi gọi là hiện tượng da lu). Trên những vườn cam, bưởi già tỉ lệ quả bị rám cao hơn so với các vườn mới bước vào thu hoạch. Trong một cây, mật độ nhện trắng trong tán luôn cao hơn ngoài tán; mật độ nhện trắng ở tán cây phía Bắc và phía Nam thường cao hơn ở phía Đông và phía Tây. Nhìn chung, nhện trắng ưa ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Nhện rám vàng: Loài này có kích thước nhỏ hơn 2 loài nhện đỏ và nhện trắng nên mắt thường khó nhìn thấy. Nhện rám vàng thường chỉ tập trung tấn công trên các quả non họ cam quýt , đặc biệt là loài bưởi đơn như bưởi da xanh, bưởi long, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng... Triệu chứng điển hình trên vỏ quả bưởi bị hại là chúng tạo thành các vệt hoặc toàn bộ
  4. vỏ quả có màu trắng, quả bị dị dạng, khô nước không ăn được. Nếu bị gây hại nặng quả non sẽ bị rụng sớm. Cũng như nhện trắng, nhện rám vàng thường tấn công ở các vườn cam, bưởi già, kém được chăm sóc. Biện pháp phòng trị: Cần chú ý theo dõi vườn cây để có những biện pháp phòng trị tổng hợp như: Trồng đúng mật độ, không nên trồng dày làm vườn cây thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho các loài nhện sinh sôi nẩy nở và gây hại. Thường xuyên làm sạch cỏ, phát quang bờ lô, cắt tỉa, tạo tán thông thoáng, bón phân đầy đủ và cân đối NPK và phun thêm các chất trung, vi lượng nhằm giúp bộ lá phát triển tốt, cây khỏe mạnh thì hạn chế được sự gây hại của nhện. Trong trường hợp phát hiện thấy mật độ thấp không nên phun thuốc theo định kỳ vừa gây nhờn thuốc, vừa diệt hết các thiên địch có ích có tác dụng diệt nhện non và nhện trưởng thành. Chỉ nên phun thuốc khi mật độ đang tăng cao, có khả năng gây hại lớn và khả năng phát dịch vào lúc cây đang ra lộc non, quả vừa đậu và đang lớn thì hiệu quả diệt nhện mới cao. Có thể dùng các loại thuốc như Ortus 5SC, Danitol 10EC, Selecron 500EC/ND... pha nồng độ 0,1% (pha 10cc/bình 8-10 lít), phun kỹ cả 2 mặt tán lá, đặc biệt là phía dưới, phía trong tán và trên mặt quả non. Kinh nghiệm nhiều nơi nên dùng thuốc Ortus 5SC của Nhật Bản vì có hiệu lực cao và kéo dài với tất cả các pha phát triển của nhện hại, ít độc đối với ký sinh và thiên địch, an toàn với người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2