intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng Sẩy thai

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

76
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai có thể sống được, tuổi đó được tính từ lúc thụ tinh là 180 ngày hay 28 tuần vô kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng Sẩy thai

  1. Sẩy thai 1 Đại cương: Định nghĩa: Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai có thể sống được, tuổi đó được tính từ lúc thụ tinh là 180 ngày hay 28 tuần vô kinh. 2 Phân loại: 2.1 Có 2 loại sẩy thai: + Sẩy thai tự nhiên: sẩy thai do một biến cố có tính chất nhất thời như sang chấn, nhiễm khuẩn cấp. + Sẩy thai liên tiếp: sẩy thai tái diễn nhiều lần do một nguyên nhân như hở eo tử cung, rối loạn nhiễm sắc thể, dị dạng tử cung. 2.2 Phân loại theo giải phẫu bệnh: - Sẩy thai sớm: Là thai sẩy trước tuần thứ 12 chiếm khoảng 12% các thai kỳ.
  2. - Sẩy thai muộn là sẩy tư sau tuần thứ 12 và trước tuần thứ 28 chiếm khỏang 3% các thai kỳ. 2.3 Phân loại theo giải phẫu bệnh lý: - Tổn thương thường thấy nhất là xuất huyết màng rụng đáy sau đó là hiện tượng hoại tử các tổ chức xung quanh chỗ xuất huyết. - Nếu tuổi thai nhỏ hơn 10 tuần, sẩy thai cả bọc (sẩy thai trọn) vừa trứng vừa thai bị tống xuất hòan toàn ra khỏi buồng tử cung. - Khi tuổi thai từ 10 - 20 tuần sẩy thai thường sót nhau. - Khi tuổi thai lớn hơn 20 tuần thì giống như cuộc sanh. 3. Nguyên nhân sẩy thai: 3.1 Nguyên nhân sẩy thai tự nhiên: các nguyên nhân thường do: - Sang chấn. - Chấn thương hoặc mổ ở vùng tử cung. - Nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính làm thân nhiệt tăng cao gây cơn co tử cung và gây
  3. - Do nhiễm độc ở những phụ nữ làm nghề độc hại hoặc nghiện rượu. - Do trứng làm tổ bất thường hoặc chửa đa thai cũng đều là nguyên nhân gây sẩy thai. 3.2 Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp: * Nguyên nhân do tử cung: như tử cung kém phát triển, tử cung có nhân xơ, tử cung gấp và đổ sau, dị dạng tử cung, tử cung đôi hai sừng, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung không hòan toàn. - Hở eo tử cung là nguyên nhân thường gặp trong sẩy thai liên tiếp (eo tử cung bị hở do thiểu sản lỗ trong cổ tử cung, hoặc bị chấn thương trong lần đẻ trước...). * Nguyên nhân toàn thân: như bệnh tim, bệnh thận, thiếu máu. - Nhiễm khuẩn, giang mai, Toxoplasma. - Bệnh nội tiết như đái tháo đường, Basedow. - Bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và thai. * Nguyên nhân nội tiết: - Giảm Estrogen và Progesteron. - Cường giáp hoặc thiểu giáp dễ làm sẩy thai.
  4. 3.3 Nguyên nhân chung cho sẩy thai tự nhiên và sẩy thai liên tiếp: - Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân hay gặp nhất thường gây sẩy thai trong những tuần đầu tiên. - Bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. - Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể. - về lâm sàng một số điểm sau có thể nghĩ đến sẩy thai do rối loạn nhiễm sắc thể: + Chu kỳ kinh nguyệt không đều và chu kỳ kinh nguyệt dài. + Mẹ nhiều tuổi. + Sẩy thai sớm vào tuần lễ thứ 3 cho đến tuần lễ thứ 10. Tuy nhiên, chuẩn đoán xác định dựa vào nuôi cấy bào thai sẩy sau đó nghiên cứu về nhiễm sắc đồ. 4 Các hình thái lâm sàng: 4.1 Dọa sẩy thai: * Triệu chứng cơ năng: - Bệnh nhân có triệu chứng thai nghén.
  5. - Ra máu âm đạo. - Đau trằn bụng dưới. * Triệu chứng thực thể: - Cổ tử cung chưa có sự xóa mở. - Thăm âm đạo cổ tử cung tương ứng với tuổi thai, mềm, cổ tử cung còn dài đóng kín. - HCG (+). - Siêu âm còn thấy được túi thai rõ, bờ đều và có âm vang của thai. - Tế bào âm đạo nội tiết: chỉ số tế bào ái toan tăng lên và nhân đông tăng lên (>10%) có giá trị chuẩn đoán nhưng kết quả chậm. 4.2 Sẩy thai khó tránh: * Triệu chứng cơ năng: - Đau bụng, ra máu âm đạo ngày càng tăng hoặc kéo dài lớn hơn 10 ngày. - Đau bụng vùng hạ vị từng cơn ngày càng tăng. * Triệu chứng thực thể:
  6. - Ra máu âm đạo nhiều, đỏ lẫn máu cục. - Cổ tử cung xóa mở. - Ối vỡ - Các dấu hiệu thai nghén chấm dứt, siêu âm thấy bong nhau lớn hơn 30%, thai chết túi ối méo, tim thai không họat động. 4.3 Sẩy thai đang diễn tiến: * Triệu chứng cơ năng: - Ra máu âm đạo nhiều, đỏ, loãng lẫn máu cục. - Đau bụng vùng hạ vị từng cơn do tử cung co bóp. * Triệu chứng thực thể: - Choáng, mất máu, nếu lượng máu mất nhiều. - Bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất tùy theo lượng máu mất. - Đặt mỏ vịt cổ tử cung mở có tổ chức nhau thai, hoặc thai nằm trong âm đạo hay ống cổ tử cung. - Thăm âm đạo cổ tử cung xóa mỏng, mở đoạn dưới phình to, làm cho tử cung có hình con quay. Sờ thấy nhau thai hoặc thai nằm trong âm đạo hoặc ống cổ tử cung.
  7. 5. Chẩn đoán phân biệt: 5.1 Phá thai phạm pháp: các triệu chứng giống sẩy thai. Chuẩn đoán dựa vào hỏi bệnh, khai thác bệnh án và khám tỉ mỉ đề phòng các tai biến của phá thai phạm pháp gây ra. 5.2 Thể giả sẩy của chửa ngoài tử cung: - Tử cung to hơn bình thường nhưng nhỏ hơn so với sẩy thai. - Cạnh tử cung có khối mềm, ranh giới không rõ ràng, ấn đau. - Túi cùng Douglas căng phồng, ấn đau. - Xét nghiệm giải phẫu bệnh không thấy hình gai nhau. 5.3 Hội chứng tồn tại nang bọc noãn: - Không có thai. - HCG (-). - Tiền sử kinh nguyệt không đều có thời gian tắt kinh xen kẽ thời gian rong huyết. 5.4 Các tổn thưong lành tính hoặc ác tính ở cổ tử cung và đường sinh dục: - Đặt mỏ vịt quan sát thấy các tổn thương ở âm đạo và cổ tử cung gây chảy máu.
  8. - Chẩn đoán xác định ở cổ bằng soi tử cung hoặc sinh thuyết. 5.5 Chửa trứng: cần phân biệt với dọa sẩy thai: - Ra máu âm đạo. - Tử cung to hơn tuổi thai mềm, không có các phần thai. - Không có tim thai. - Nang hoàng tuyến một hoặc hai bên. - Nhiễm độc thai nghén sớm. 6 Sẩy thai liên tiếp: * Định nghĩa: Khi sản phụ sẩy thai tự nhiên từ 3 lần liên tiếp trở lên. * Đặc điểm lâm sàng của sẩy thai do hở eo tử cung: - Không có triệu chứng báo trước, thai thường sẩy đột ngột vào tuổi thai 3 tháng. - Không có triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo báo trước. - Đột ngột bị vỡ ối và sau vài cơn co mạnh thai thoát âm rất nhanh. - Thai thường còn rất non tháng chết sau sanh.
  9. - Các lần có thai sau có khuynh hướng sẩy sớm hơn lần trước với trọng lượng thai nhỏ hơn. * Chẩn đoán: bằng cách khám âm đạo khi có thai có thể đút lọt một ngón tay qua lỗ trong cổ tử cung kéo dài. 7 Điều trị: 7.1 Dọa sẩy thai: - Cho sản phụ nghỉ ngơi tuyệt đối. - Chống co bóp tử cung bằng các thuốc papaverin, spasmavrin, atropin. - Thuốc an thần. - Nội tiết: như Estrogen, Progesteron, Duphaston, HCG. - Ăn lỏng, kiêng các chất kích thích. - Vệ sinh âm hộ, âm đạo, tránh nhiễm trùng nghén. - Điều trị nguyên nhân. - Tùy theo nguyên nhân điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế một số căn nguyên không thể khắc phục điều trị được như rối loạn nhiễm sắc thể, dị dạng tử cung.
  10. 7.2 Đang sẩy thai và sẩy thai băng huyết: - Nạo hết thai và nhau và tiêm Oxytocin làm co tử cung để phòng chảy máu tiếp tục. - Điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng. - Hồi sức phục hồi lượng máu mất bằng máu tươi cùng nhóm hoặc các dung dịch thay thế máu. 7.3 Sẩy thai nhiễm khuẩn: - Kháng sinh liều cao. - Chống choáng nhiễm khuẩn nếu có. - Nạo buồng tử cung khi hết sốt hoặc hạ sốt. - Cắt bỏ tử cung nếu nhiễm trùng nặng như: viêm nội mạc cơ tử cung, viêm khúc mạc chậu hoặc nhiễm trùng huyết. 7.4 Sẩy thai liên tiếp: - Tùy theo nguyên nhân điều trị tương ứng, ví dụ: điều trị như là điều trị bệnh lý ở mẹ nếu có, may vòng eo tử cung nếu là nguyên nhân hở eo tử cung, bóc nhân xơ tử cung nếu do u xơ…
  11. - Dùng thuốc giảm co mạnh. - Sử dụng Progesteron nếu là do suy hoàng thể của nhau. - Nghỉ ngơi tại giường. 8 Phòng bệnh: - Tránh các nguồn nguy cơ gây sẩy thai như tia x, hóa chất độc gây sẩy thai. - Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh to àn thân của người mẹ. - Phát hiện sớm các nguyên nhân gây sẩy thai và điều trị. - Nâng cao đời sống phổ biến kiến thức y học rộng rãi..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2