HIỆP ĐỊNH KHUNG<br />
VỀ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA<br />
MỘT BÊN LÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ<br />
MỘT BÊN LÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN<br />
FRAMEWORK AGREEMENT<br />
ON COMPREHENSIVE PARTNERSHIP AND COOPERATION BETWEEN<br />
THE EUROPEAN UNION AND ITS MEMBER STATES, OF THE ONE PART,<br />
AND THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, OF THE OTHER PART<br />
<br />
Ấn phẩm thực hiện bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam<br />
và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam<br />
1<br />
<br />
Issued by the Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam<br />
and the EU Delegation to Viet Nam<br />
<br />
Hà Nội, tháng 10 năm 2012<br />
Hanoi, October 2012<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. nói đầu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. ... 3<br />
Lời<br />
.<br />
2. nói đầu của bà Catherine Ashton - Đại diện Cấp Cao của<br />
Lời<br />
Liên minh châu Âu . .................................................................... 5<br />
3. Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện.................... 7<br />
4. Phụ lục 1: Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu .............. 72<br />
5. Phụ lục 2: Giới thiệu về Liên minh châu Âu............................ 80<br />
6. English version .......................................................................... 84<br />
<br />
Ấn bản này được ra đời với sự trợ giúp của Liên minh châu Âu. Các tác giả chịu<br />
trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của ấn phẩm này và dưới bất kỳ phương thức<br />
nào, những nội dung này cũng không được coi là phản ánh quan điểm của Liên<br />
minh châu Âu. Các cơ quan của Liên minh châu Âu và bất kỳ người nào đại diện<br />
cho các cơ quan này cũng không phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng những<br />
thông tin có trong ấn phẩm này.<br />
Thiết kế và in ấn: Luck House Graphics<br />
GPXB số 621/QĐ-LĐXH<br />
Chấp nhận ĐKKH số 83-2012/CXB/283-318/LĐXH<br />
Mã số: 283-318<br />
26-12<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU CỦA BỘ TRƯỞNG<br />
BỘ NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH<br />
Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA)<br />
được ký kết ngày 27/6/2012 là minh chứng sống động cho sự<br />
phát triển toàn diện và sâu sắc của quan hệ Việt Nam và EU<br />
trong hơn 20 năm qua và là một dấu mốc quan trọng, đưa<br />
quan hệ giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới, đó là mối quan<br />
hệ đối tác bình đẳng và hợp tác toàn diện, phù hợp với mức<br />
độ liên kết sâu rộng và tầm vóc của EU trong thế kỷ XXI, cũng<br />
như thế và lực ngày càng tăng của Việt Nam sau hơn 25 năm<br />
đổi mới và hội nhập thành công.<br />
Quan hệ Việt Nam – EU trong thời gian qua phát triển tích cực<br />
và toàn diện. EU đã trở thành một trong những đối tác quan<br />
trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là<br />
hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư, hỗ trợ tích cực cho<br />
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.<br />
Với việc ký kết Hiệp định PCA, chúng ta hoàn toàn có cơ sở<br />
lạc quan về triển vọng quan hệ Việt Nam – EU trong thời gian<br />
tới. Hiệp định PCA đã mở rộng và làm sâu sắc nhiều lĩnh vực<br />
hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu và EU có thế mạnh, trong đó<br />
có hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, giáo dục – đào tạo,<br />
khoa học – công nghệ, nông nghiệp, y tế, du lịch. Điều này góp<br />
phần tạo thuận lợi để Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi<br />
<br />
3<br />
<br />
với EU trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển kinh tế<br />
- xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Hiệp định PCA cũng tạo tiền đề<br />
quan trọng để hai bên bước vào đàm phán Hiệp định thương<br />
mại tự do (FTA) và hợp tác hướng tới sớm công nhận quy chế<br />
thị trường của Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó, Hiệp định PCA không chỉ điều chỉnh quan hệ<br />
song phương giữa Việt Nam và EU mà còn bao hàm hợp tác<br />
tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, hợp tác đối phó với các<br />
thách thức toàn cầu. Trên cơ sở đó, việc phát triển quan hệ<br />
với Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để EU thúc đẩy quan<br />
hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh<br />
tại đây đang diễn ra nhiều chuyển biến nhanh chóng, cấu<br />
trúc khu vực đang được định hình với vai trò trung tâm của<br />
ASEAN. Về phần mình, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để<br />
tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác với<br />
tất cả các nước thành viên EU, qua đó triển khai một cách<br />
hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp<br />
tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc<br />
tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong<br />
cộng đồng quốc tế.<br />
<br />
Phạm Bình Minh<br />
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
<br />
4<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU CỦA<br />
BÀ CATHERINE ASHTON - ĐẠI DIỆN<br />
CẤP CAO CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU<br />
EU có những lợi ích lớn trong sự thành công của công cuộc<br />
đổi mới tại Việt Nam. Việc ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp<br />
tác (PCA) thế hệ mới giữa Việt Nam và EU là một mốc lịch<br />
sử quan trọng trong quan hệ EU-Việt Nam và là một minh<br />
chứng cho tầm quan trọng ngày càng tăng nhanh của quan<br />
hệ Việt Nam-EU. Nó cho thấy cam kết của EU trong việc xây<br />
dựng một quan hệ đối tác hiện đại trên diện rộng và cùng có<br />
lợi với Việt Nam.<br />
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1990,<br />
quan hệ giữa Việt Nam và EU đã phát triển rất nhanh chóng,<br />
đi từ trọng tâm ban đầu là thương mại và viện trợ sang một<br />
quan hệ đối tác mang nhiều tính chính trị hơn, rộng rãi và đa<br />
dạng hơn. Hiệp định PCA mới, dựa trên cơ sở các mối quan<br />
tâm và nguyên tắc chung như bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau,<br />
nền pháp trị và quyền con người, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới<br />
trong quan hệ song phương. Hiệp định sẽ mở rộng thêm phạm<br />
vi hợp tác của chúng ta trong các lĩnh vực như thương mại, môi<br />
trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu<br />
quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư, chống khủng bố và cuộc<br />
đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.<br />
<br />
5<br />
<br />
Hiệp định PCA cũng sẽ cho phép Việt Nam và EU, hai đối tác<br />
cùng chia sẻ mối quan tâm chung về một hệ thống dựa trên<br />
nguyên tắc đa biên vững chắc và các thiết chế quản trị toàn<br />
cầu mạnh mẽ, tăng cường hợp tác hơn nữa trong những<br />
thách thức khu vực và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu,<br />
chủ nghĩa khủng bố và việc hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt,<br />
tất cả những vấn đề mà Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò<br />
ngày càng quan trọng hơn.<br />
Hiệp định PCA tập hợp sự tham gia của EU và tất cả các nước<br />
thành viên EU, mang đến những cơ hội để tăng cường tính<br />
gắn kết và sức mạnh tổng hợp giữa các chính sách của EU và<br />
giữa các chính sách của EU với chính sách của các nước thành<br />
viên riêng lẻ. Chính phủ Việt Nam và EU đã xác định được<br />
một số ưu tiên cần hành động ngay trong khuôn khổ PCA. EU<br />
về phần mình cam kết sẽ đảm nhiệm đầy đủ phần của mình<br />
trong việc thực hiện Hiệp định cũng như sẽ tận dụng mọi khả<br />
năng hợp tác mà Hiệp định sẽ mở ra.<br />
Chúng tôi mong đợi các nguyên tắc thương mại và đầu tư<br />
được thiết lập trong khuôn khổ PCA sẽ sớm được hoàn<br />
thiện bởi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (FTA),<br />
một hiệp định cũng sẽ đưa thương mại và đầu tư hai chiều<br />
lên những tầm cao mới.<br />
<br />
Catherine Ashton<br />
Đại diện Cấp Cao của Liên minh châu Âu về Ngoại giao và<br />
Chính sách An ninh<br />
<br />
HIỆP ĐỊNH KHUNG<br />
VỀ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN<br />
GIỮA<br />
MỘT BÊN LÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI<br />
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
VÀ<br />
MỘT BÊN LÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ<br />
CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN<br />
Một bên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới<br />
đây gọi là “Việt Nam”,<br />
Và một bên là Liên minh châu Âu, dưới đây được gọi là “Liên<br />
minh”<br />
và<br />
Vương quốc Bỉ,<br />
Cộng hòa Bun-ga-ri,<br />
Cộng hòa Séc,<br />
Vương quốc Đan Mạch,<br />
Cộng hòa Liên bang Đức,<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />