intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của Véc ni shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 12 tháng

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết thử nghiệm cộng đồng, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực hiện trên 207 trẻ 12 tuổi, sống ở vùng không bổ sung fluor trong nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu quả của vécni Shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ. Hai nhóm thử nghiệm được bôi véc-ni fluor (Shellac F, Duraphat®) ba tháng một lần, nhóm chứng không sử dụng véc-ni. Khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí ICDAS II bởi 3 người khám đã được chuẩn hóa,... MỜi các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của Véc ni shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 12 tháng

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Summary<br /> THE DIAGNOSTIC VALUE OF SERUM ASCITES ALBUMIN<br /> GRADIENT - (SAAG) IN PATIENTS WITH LIVER CIRRHOSIS<br /> The aim of this study was to investigate the significance of SAAG in differentiating ascite and<br /> determine the correlation between SAAG and the presence of portal hypertension. The result<br /> showed that, the mean SAAG value for patients with malignant tuberculosis was 7.11 ± 7.95,<br /> while the SAAG value was 23.25 ± 7.69 for patients with liver cirrhosis. The SAAG cut off value<br /> from differentiating ascites from cirrhosis and tuberculosis was 15.2g/L (AUROC: 0.812). Using<br /> the ROC curve, a SAAG value of greater than 18.6 and 19.7 were a good predictor of the<br /> presence of varices and bleeding varices. In conclusion, SAAG gradient value was valuable in<br /> differentiating ascites caused by portal hypertension or malignancy. For cirrhosis patients, SAAG<br /> values can be used to predict the presence of varices, but not valuable in predicting bleeding from<br /> esophageal varices.<br /> Keywords: portal hypertension, bleeding varices<br /> <br /> HIỆU QUẢ CỦA VÉC-NI SHELLAC F TRONG NGĂN CHẶN<br /> SÂU RĂNG Ở TRẺ 12 TUỔI SAU 12 THÁNG<br /> Nguyễn Thị Thủy Tiên, Hoàng Trọng Hùng,<br /> Trần Đức Thành, Hoàng Đạo Bảo Trâm<br /> Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Thử nghiệm cộng đồng, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực hiện trên 207 trẻ 12 tuổi, sống ở<br /> vùng không bổ sung fluor trong nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu quả của vécni Shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ. Hai nhóm thử nghiệm được bôi véc-ni fluor (Shellac F,<br /> Duraphat®) ba tháng một lần, nhóm chứng không sử dụng véc-ni. Khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí<br /> ICDAS II bởi 3 người khám đã được chuẩn hóa. Sau 12 tháng: hai nhóm sử dụng véc-ni có tỷ lệ giảm sâu<br /> răng cao hơn nhóm chứng, tỷ lệ sâu răng mới, số răng, mặt răng sâu mất trám trung bình, và mức độ gia<br /> tăng số mặt răng sâu mất trám trung bình thấp hơn nhóm chứng khi đánh giá ở mức S1, khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05), không có khác biệt giữa hai nhóm sử dụng véc-ni (p > 0,05); tỷ lệ giảm sâu răng<br /> đã thành lỗ ở nhóm sử dụng Shellac F là 29% và nhóm sử dụng Duraphat® là 11% so với nhóm chứng,<br /> không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Véc-ni Shellac F có hiệu quả trong ngăn chặn sâu răng ở<br /> trẻ 12 tuổi và hiệu quả này tương đương véc-ni Duraphat® sau 12 tháng.<br /> Từ khóa: véc-ni fluor, Shellac F, ngăn chặn sâu răng, ICDAS II<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Các số liệu điều tra dịch tễ học cho thấy<br /> tình trạng sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam còn<br /> ở mức cao. Theo điều tra quốc gia năm 2000,<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> tỷ lệ ở trẻ 6 - 8 tuổi sâu răng sữa là 85%, chỉ<br /> số sâu mất trám răng sữa là 5,4, và sâu mất<br /> trám mặt răng sữa là 12,98, phần lớn sâu<br /> răng không được điều trị. Tỷ lệ trẻ sâu răng<br /> 51<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> vĩnh viễn khá cao và gia tăng nhanh theo tuổi,<br /> ở lứa tuổi 9 - 11 là 54,6% và ở lứa tuổi 15 - 17<br /> là 68,6%. Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn<br /> và sâu mất trám mặt răng vĩnh viễn ở lứa tuổi<br /> 9 - 11 tương ứng là 1,15 và 1,74, ở lứa tuổi 15<br /> tương ứng là 2,4 và 4,16. Tỷ lệ không được<br /> điều trị cao tương tự ở bộ răng sữa [1]. Tại<br /> các tỉnh thành phía Nam, theo số liệu điều tra<br /> năm 2000, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi<br /> 12 là 66,37%, lứa tuổi 15 là 83,65%, chỉ số<br /> sâu mất trám tương ứng là 1,88 và 2,47 [2].<br /> <br /> nhiều nước trên thế giới. Từ năm 2000, khoa<br /> Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược thành phố<br /> Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của khoa Nha Đại học Adelaide (Nam Úc) và khoa Hóa - Đại<br /> học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã<br /> nghiên cứu chế tạo véc-ni Shellc F, một sản<br /> phẩm phòng ngừa sâu răng có thành phần<br /> nhựa cánh kiến đỏ có bổ sung fluor [4].<br /> Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh<br /> giá hiệu quả của véc-ni Shellac F trong ngăn<br /> chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 12 tháng.<br /> <br /> Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều<br /> tra năm 1999 cho thấy chỉ số sâu mất trám<br /> răng ở trẻ 8 tuổi vùng nội thành là 0,68 (±<br /> 1,37) và ở vùng ngoại thành là 1,19 (± 1,33).<br /> Năm 2003, kết quả điều tra về tỷ lệ và mức độ<br /> trầm trọng của bệnh sâu răng, của Đào Thị<br /> Hồng Quân và cộng sự cho thấy: (1) Ở vùng<br /> fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là 36,4%, sâu<br /> mất trám răng là 1,22 và SiC là 2,39; (2) Ở<br /> vùng không fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là<br /> 72,9%, sâu mất trám răng là 2,7 và SiC là<br /> 4,83 [3]. Việc tìm giải pháp hiệu quả và kinh<br /> tế, phù hợp với các đối tượng cộng đồng và<br /> cá thể khác nhau, đặc biệt là trẻ sống tại vùng<br /> không bổ sung fluor trong nước sinh hoạt và<br /> đối tượng trẻ có nguy cơ sâu răng cao là một<br /> câu hỏi đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lâm<br /> sàng và dịch tễ học. Bên cạnh con đường<br /> toàn thân, vai trò của việc sử dụng fluor tại<br /> chỗ ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt<br /> đối với các đối tượng có nguy cơ sâu răng<br /> cao hoặc không có điều kiện tiếp xúc với<br /> nguồn nước có bổ sung fluor.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Véc-ni fluor là vật liệu đã được sử dụng ở<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Thử nghiệm cộng đồng, phân nhóm ngẫu<br /> nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 207 trẻ<br /> 12 tuổi đang học tại trường trung học cơ sở<br /> An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí<br /> Minh, thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí<br /> loại trừ. Các đối tượng được phân ngẫu nhiên<br /> vào 3 nhóm nghiên cứu: (1) sử dụng Shellac<br /> F, (2) sử dụng Duraphat®, (3) nhóm chứng.<br /> 2. Vật liệu và phương tiện<br /> Shellac F (Trung tâm Khoa học Công nghệ<br /> Dược Sài Gòn); Duraphat® (Colgate Oral<br /> Pharmaceuticals); Bộ đồ khám với gương<br /> khám có đèn và thám trâm đầu tròn; máy thổi<br /> hơi; Phiếu đánh giá sâu răng theo tiêu chí<br /> ICDAS II.<br /> 3. Tiến trình<br /> Tất cả các đối tượng nghiên cứu được<br /> hướng dẫn chải răng, cung cấp kem đánh<br /> răng và bàn chải 6 tháng/lần, và được mời điều<br /> trị các vấn đề răng miệng cơ bản bao gồm lấy<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Hoàng Đạo Bảo Trâm, trường Đại học Y<br /> Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Quận 5,<br /> thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Email: hoangdaobaotram@gmail.com<br /> Ngày nhận: 15/01/2013<br /> Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br /> <br /> 52<br /> <br /> vôi răng, trám răng, chữa tủy và nhổ răng.<br /> Khám đánh giá tình trạng sâu răng được<br /> thực hiện vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu<br /> và thời điểm 6 tháng và 12 tháng. Học sinh<br /> được yêu cầu chải sạch răng trước khi khám.<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Khám phát hiện và đánh giá mức độ sâu răng<br /> trên tất cả các mặt răng theo tiêu chí ICDAS II<br /> [5], bao gồm cả tổn thương sâu răng sớm và<br /> tổn thương đã thành lỗ, sâu răng nguyên phát<br /> và sâu răng thứ phát lân cận miếng trám. Bôi<br /> véc-ni theo hướng dẫn của Tổ chức sức khỏe<br /> Thế giới theo phác đồ 3 tháng/lần trong 12 tháng.<br /> Kiểm soát sai lệch thông tin: Huấn luyện<br /> khám sâu răng theo tiêu chí ICDAS II và đánh<br /> giá độ tin cậy của ba người khám sâu răng.<br /> Chỉ số Kappa chung của ba người khám so<br /> với người huấn luyện là 0,84 (0,88 - 0,86 0,77). Tỷ lệ kiên định của ba người khám<br /> tương ứng là 97%, 98% và 96%. Người khám<br /> không biết đối tượng được khám thuộc nhóm<br /> thử nghiệm nào.<br /> Phương pháp thu thập dữ liệu: Tình trạng<br /> của tất cả các răng, mặt răng được tổng hợp,<br /> phân tích dựa trên hai mức độ:<br /> S1: các tổn thương sớm và tổn thương<br /> thành lỗ ở men và ngà (mã số 1, 2, 3, 4, 5, 6<br /> theo ICDAS II);<br /> S3: các tổn thương liên quan đến ngà răng<br /> (mã số 4,5,6 theo ICDAS II, tương đương<br /> mức đánh giá tổn thương sâu có lỗ theo tiêu<br /> chí WHO).<br /> Các chỉ số ghi nhận tình trạng sâu răng: tỷ<br /> lệ phần trăm sâu răng, tỷ lệ phần trăm giảm<br /> sâu răng, số trung bình S1MT-R, S1MT-MR,<br /> trung bình S3MT-MR, S3MT-R, trung bình tổn<br /> thương sâu răng mới ở mức S1 và S3.<br /> 4. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Phân tích thống kê sử dụng phần mềm<br /> SPSS phiên bản 20.0. Thống kê mô tả (tỷ lệ<br /> phần trăm sâu răng, số trung bình S1MT-R,<br /> S3MT-R, S1MT-MR, S3MT-MR). So sánh tỷ lệ<br /> phần trăm sâu răng và chỉ số sâu mất trám<br /> giữa 3 nhóm bằng kiểm định χ2, kiểm định<br /> Kruskal Wallis, kiểm định Mann-Whitney. Tất<br /> cả các phép kiểm được áp dụng với độ tin<br /> cậy 95%.<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> 5. Đạo đức nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội<br /> đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học,<br /> Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br /> (Chứng nhận số 21/HĐĐĐ ngày 5/10/2010).<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> Nghiên cứu thực hiện trên 207 học sinh 12<br /> tuổi của trường trung học cơ sở An Lạc gồm<br /> 107 học sinh nam (52%) và 100 học sinh nữ<br /> (48%), với ba nhóm: sử dụng Shellac F (65),<br /> sử dụng Duraphat® (70) và nhóm chứng<br /> không sử dụng véc-ni fluor (72).<br /> Sau 12 tháng đánh giá các biến số nghiên<br /> cứu bao gồm: tỷ lệ sâu răng toàn bộ, tỷ lệ<br /> sâu răng mới, mức độ giảm sâu răng, chỉ số<br /> sâu mất trám răng và sâu mất trám mặt răng,<br /> mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám răng và<br /> mặt răng.<br /> Tỷ lệ sâu răng<br /> Bảng 1 mô tả tỷ lệ trẻ sâu răng ở các nhóm<br /> nghiên cứu tại thời điểm ban đầu và sau 12<br /> tháng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa<br /> 3 nhóm ở các thời điểm, kể cả khi xét tình<br /> trạng sâu răng bao gồm cả các tổn thương<br /> sâu răng mới chớm (S1), hoặc chỉ xét các tổn<br /> thương thành lỗ (S3) (p > 0,05; kiểm định χ2).<br /> Khi xét tình trạng sâu răng bao gồm cả các<br /> tổn thương sâu răng mới chớm, tỷ lệ sâu răng<br /> mới sau 12 tháng ở nhóm sử dụng Shellac F<br /> và Durphat® là 60,0% và 64,3%, thấp hơn so<br /> với nhóm chứng không sử dụng véc-ni fluor<br /> (84,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,01; kiểm định χ2). Khi chỉ xét các tổn<br /> thương thành lỗ, tỷ lệ sâu răng mới sau 12<br /> tháng ở nhóm sử dụng Shellac F và Durphat®<br /> là 50,8% và 47,1%, thấp hơn so với nhóm<br /> chứng không sử dụng véc-ni fluor (52,8%), tuy<br /> nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br /> (p > 0,05; kiểm định χ2). Khi so sánh tỷ lệ sâu<br /> 53<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> răng ở ba nhóm, kết quả cho thấy sau 12<br /> tháng, mức độ giảm sâu răng tương ứng ở<br /> nhóm Shellac F và Duraphat® là 69% là 62%<br /> <br /> (ở mức S1) và 29% và 11% (ở mức S3) so<br /> với nhóm chứng.<br /> <br /> Bảng 1. Phân bố tỷ lệ sâu răng của ba nhóm ở thời điểm ban đầu và sau 12 tháng<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> S1<br /> <br /> S3<br /> <br /> Ban đầu n (%)<br /> <br /> 12 tháng n (%)<br /> <br /> Ban đầu n (%)<br /> <br /> 12 tháng n (%)<br /> <br /> 62 (95,4)<br /> <br /> 63 (96,9)<br /> <br /> 36 (55,4)<br /> <br /> 42 (64,6)<br /> <br /> Duraphat (70)<br /> <br /> 67 (95,7)<br /> <br /> 69 (98,6)<br /> <br /> 37 (52,9)<br /> <br /> 45 (64,3)<br /> <br /> Chứng (72)<br /> <br /> 67 (93,1)<br /> <br /> 72 (100)<br /> <br /> 47 (65,3)<br /> <br /> 55 (76,4)<br /> <br /> Shellac F (65)<br /> ®<br /> <br /> Chỉ số sâu mất trám răng (SMT-R) và sâu mất trám mặt răng (SMT-MR)<br /> Biểu đồ 1 mô tả số trung bình mặt răng sâu mất trám của ba nhóm thử nghiệm tại thời điểm<br /> bắt đầu nghiên cứu, và sau 6 tháng và 12 tháng. Sau 12 tháng, số răng, mặt răng sâu mất trám<br /> trung bình ở nhóm sử dụng Shellac F và Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,001; kiểm định Mann-Whitney).<br /> <br /> Biểu đồ 1. Trung bình S1MT - MR của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm<br /> Biểu đồ 2 mô tả số trung bình mặt răng sâu mất trám (S3MT - MR), khi xét ở mức sâu răng<br /> thành lỗ của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm nghiên cứu. Số mặt răng sâu mất trám trung<br /> bình ở nhóm sử dụng Shellac F và Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng ở cả thời điểm đánh<br /> giá sau 6 tháng và 12 tháng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05; kiểm định<br /> Kruskal Wallis).<br /> Khi xét mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng, bao gồm cả các tổn thương<br /> mới chớm, kết quả cho thấy cả hai nhóm Shellac F và Duraphat® có mức độ gia tăng chỉ số sâu<br /> mất trám răng và mặt răng thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm 12<br /> tháng (p < 0,001; kiểm định Mann-Whitney). Không có khác biệt có ý nghĩa về mức độ gia tăng<br /> chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng khi chỉ xét tổn thương thành lỗ (p > 0,05; kiểm định<br /> Kruskal Wallis).<br /> 54<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Biểu đồ 2. Trung bình S3MT-MR của ba nhóm thử nghiệm tại các thời điểm<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu theo dõi hiệu quả ngăn chặn<br /> sâu răng sau 12 tháng của véc-ni Shellac F và<br /> véc-ni Duraphat®, áp dụng phác đồ bôi véc-ni<br /> ba tháng một lần trên hai nhóm thử nghiệm<br /> can thiệp, so sánh với nhóm chứng không sử<br /> dụng véc-ni.<br /> Tình trạng sâu răng bao gồm cả các tổn<br /> thương sâu răng mới chớm<br /> Khi đánh giá tình trạng sâu răng theo tiêu<br /> chí ICDAS II, sau 12 tháng, nhóm không sử<br /> dụng véc-ni có 100% trẻ bị sâu răng, trong đó<br /> 84,7% học sinh có thêm ít nhất 1 mặt răng sâu<br /> mất trám mới. Tỷ lệ này khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê so với nhóm Shellac F (60%) và<br /> nhóm Duraphat® (64,3%), (p = 0,003). Tỷ lệ<br /> giảm sâu răng ở nhóm Shellac F là 69%<br /> (p = 0,001) và nhóm Duraphat® là 62% (p =<br /> 0,005) so với nhóm chứng.<br /> Chỉ số sâu mất trám răng và sâu mất trám<br /> mặt răng của nhóm Shellac F và nhóm<br /> Duraphat® đều thấp hơn so với nhóm chứng ở<br /> thời điểm 12 tháng (p < 0,01; p < 0,001). Ở<br /> nhóm chứng, mức độ sự gia tăng số răng và<br /> mặt răng sâu mất trám sau 12 tháng đều cao<br /> hơn so với hai nhóm sử dụng véc-ni, khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Đồng thời, tỷ<br /> lệ trẻ có tối thiểu 3, 6 hoặc 9 mặt răng sâu mới<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> sau 12 tháng ở nhóm không được sử dụng<br /> véc-ni fluor cũng cao hơn so với các nhóm sử<br /> dụng véc-ni fluor (p < 0,001). Kết quả nghiên<br /> cứu ủng hộ cơ chế tác dụng của véc-ni fluor<br /> trong việc ngăn ngừa sự mất khoáng, thúc<br /> đẩy quá trình tái khoáng, làm tăng sức đề<br /> kháng với acid của mô khoáng hóa của răng,<br /> đặc biệt đối với các răng mới mọc và các tổn<br /> thương sâu răng mới chớm.<br /> Khi so sánh tình trạng sâu răng ở hai nhóm<br /> can thiệp, không thấy có khác biệt về mức độ<br /> gia tăng số trung bình sâu mất trám mặt răng<br /> giữa nhóm sử dụng Shellac F và nhóm sử<br /> dụng Duraphat® (p = 0,302).<br /> Khi so sánh với kết quả nghiên cứu<br /> của Arruda, đánh giá tác dụng của véc-ni<br /> Cavity Shield® NaF 5% trên răng vĩnh viễn của<br /> 210 trẻ 6 đến 14 tuổi, sống tại vùng có nguồn<br /> nước sinh hoạt không bổ sung fluor, có nguy<br /> cơ sâu răng cao, áp dụng tiêu chí ICDAS II, tỷ<br /> lệ giảm sâu răng sau 12 tháng của nhóm sử<br /> dụng véc-ni Shellac F đạt 69%, cao hơn so<br /> với tỷ lệ 49% (nhóm được bôi véc-ni 2 lần) và<br /> 31% (nhóm chỉ bôi véc-ni 1 lần) trong nghiên<br /> cứu của Arruda [6]. Bên cạnh yếu tố về đặc<br /> tính của vật liệu, tần suất sử dụng véc-ni có<br /> thể là một yếu tố có ý nghĩa đối với hiệu quả<br /> của việc sử dụng các vật liệu fluor tại chỗ vì<br /> việc lặp lại bôi véc-ni fluor không những gia<br /> 55<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2