TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VIÊN HOÀN HAMOMAX<br />
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU THỂ TỲ HƯ ĐÀM THẤP<br />
Trương Thị Mai Vân, Nguyễn Thanh Thủy, Đỗ Thị Phương<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu thể tỳ hư đàm thấp và<br />
khảo sát tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lân sàng của viên hoàn Hamomax. Kết quả cho<br />
thấy sau 30 ngày điều trị, cholesterol toàn phần giảm 0,48 0,27 mmol/l, tỷ lệ giảm 8,7% (p < 0,05);<br />
triglycerid giảm 1,15 0,40 mmol/l, tỷ lệ giảm 28,2% (p < 0,05); LDL - C giảm 0,37 0,16 mmol/l, tỷ lệ giảm<br />
11,1% (p < 0,05); HDL - C tăng 0,02 0,18 mmol/l, tỷ lệ tăng 1,8% (p > 0,05). Kết quả điều trị chung theo y<br />
học cổ truyền: rất tốt chiếm 6,7%, tốt chiếm 26,6%, khá chiếm 40,0%, không hiệu quả chiếm 26,7%. Viên<br />
hoàn Hamomax có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL - C và tăng HDL - C sau 30<br />
ngày điều trị trên bệnh nhân rối loạn lipid máu thể tỳ hư đàm thấp và chưa phát hiện tác dụng không mong<br />
muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng.<br />
Từ khóa: rối loạn lipid máu, tỳ hư đàm thấp, viên hoàn Hamomax<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn lipid máu là sự tăng bất thường<br />
<br />
thế giới [4]. Ở Việt Nam, tử vong do xơ vữa<br />
<br />
cholesterol và/hoặc triglycerid và/hoặc giảm<br />
<br />
động mạch chủ yếu là sau tai biến mạch máu<br />
<br />
HDL - C. Ngày nay người ta cho rằng đã có<br />
<br />
não và động mạch vành.<br />
<br />
rối loạn lipid máu ngay từ khi các thành phần<br />
lipid máu có sự thay đổi [1; 2]. Rối loạn lipid<br />
máu được coi là một nguy cơ quan trọng cho<br />
sự hình thành, phát triển của bệnh xơ vữa<br />
động mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy<br />
hiểm đe dọa đến tính mạng con người [2].<br />
Trong những năm gần đây ở Hoa Kỳ, mỗi<br />
năm có khoảng 1 triệu người chết vì bệnh lý<br />
<br />
Y học hiện đại đã sử dụng nhiều loại thuốc<br />
để điều trị rối loạn lipid máu như dẫn xuất<br />
statin, acid nicotinic, nhóm fibrat... đều đạt<br />
hiệu quả điều trị nhất định, tuy nhiên khi sử<br />
dụng lâu dài sẽ xuất hiện một số tác dụng<br />
không mong muốn như tăng men gan, mệt<br />
mỏi, đau đầu, đầy bụng, buồn nôn, mẩn ngứa<br />
[2; 3].<br />
<br />
tim mạch, trong đó 42,6% liên quan đến xơ<br />
vữa động mạch. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng<br />
50.000 ca tử vong liên quan đến bệnh lý này<br />
[3]. Theo dự báo đến năm 2020 các bệnh tim<br />
mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch sẽ trở<br />
thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên<br />
<br />
Y học cổ truyền nhận thấy rối loạn lipid<br />
máu và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương<br />
đồng. Hiện nay, nhiều bài thuốc vị thuốc như<br />
Ngưu tất, Nấm hồng linh chi, trà xanh... đã<br />
được nghiên cứu cho thấy có tác dụng điều trị<br />
rối loạn lipid máu [5 - 8]. Hamomax là một chế<br />
phẩm y học cổ truyền từ rễ cây Nần vàng, với<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thanh Thủy – Khoa Y học cổ<br />
truyền – Trường Đại học Y Hà Nội<br />
email: tuonglai12@yahoo.co.uk<br />
Ngày nhận: 28/7/2016<br />
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016<br />
<br />
TCNCYH 103 (5) - 2016<br />
<br />
ưu điểm là thuốc có nguồn gốc thực vật, được<br />
bào chế dưới dạng viên hoàn cứng, tiện lợi<br />
trong sử dụng. Cây nần vàng đã được nghiên<br />
cứu có hàm lượng Saponin khá cao, an toàn<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
khi sử dụng và bước đầu đưa vào thử nghiệm<br />
trên lâm sàng từ năm 1985 đối với bệnh nhân<br />
xơ vữa động mạch thấy có tác dụng là giảm<br />
cholesterol [9; 10]. Nhằm nghiên cứu hiệu quả<br />
điều trị rối loạn lipid máu của viên hoàn<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Hội chứng rối loạn lipid máu thứ phát sau<br />
các bệnh: thiểu năng giáp, đái tháo đường,<br />
hội chứng thận hư, suy gan, suy thận, goute,<br />
sau dùng corticoid, oestrogen.<br />
<br />
Hamomax trên từng thể bệnh y học cổ truyền,<br />
trong đó bước đầu với thể bệnh chiếm đa số<br />
là thể tỳ hư đàm thấp, đề tài được tiến hành<br />
nhằm mục tiêu:<br />
1. Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid<br />
máu thể tỳ hư đàm thấp của viên hoàn<br />
Hamomax.<br />
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn<br />
của thuốc trên lâm sàng và một số chỉ số cận<br />
lâm sàng.<br />
<br />
- Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy<br />
dinh dưỡng, tâm thần, nhiễm trùng cấp, phụ<br />
nữ có thai hoặc cho con bú.<br />
- Bệnh nhân đang dùng thuốc có ảnh<br />
hưởng tới chuyển hóa lipid, không tuân thủ<br />
điều trị, bỏ thuốc quá 3 ngày.<br />
2. Phương pháp<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu lâm sàng mở, so sánh trước –<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Gồm 30 bệnh nhân > 18 tuổi được chẩn<br />
đoán rối loạn lipid máu và điều trị ngoại trú tại<br />
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền<br />
Trung ương từ tháng 8/2015 đến tháng<br />
5/2016. Bệnh nhân chưa từng được điều trị<br />
bằng thuốc điều trị rối loạn lipid máu nào hoặc<br />
đã ngừng thuốc ít nhất 1 tháng trước thời<br />
điểm khám bệnh.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
Theo y học hiện đại: bệnh nhân có rối loạn<br />
<br />
sau điều trị. Chọn cỡ mẫu chủ đích 30 bệnh<br />
nhân. Bệnh nhân được uống viên hoàn cứng<br />
Hamomax 6 viên/ngày chia 2 lần sáng, chiều<br />
kết hợp được hướng dẫn chế độ ăn và tự tập<br />
luyện, trong 30 ngày.<br />
Chất liệu nghiên cứu: viên hoàn cứng<br />
Hamomax, đạt tiêu chuẩn cơ sở.<br />
Công thức thuốc nghiên cứu: cho 1 đơn vị<br />
đóng gói nhỏ nhất (1 viên).<br />
- Cao khô rễ Nần vàng 0,5g tương đương<br />
với dược liệu: rễ Nần vàng (Radix Dioscorea<br />
Collettii) 6,0g.<br />
<br />
lipid máu thỏa mãn ít nhất một trong các tiêu<br />
<br />
- Tá dược: tinh bột sắn 150mg, calci<br />
<br />
chuẩn sau: Có TC ≥ 6,5 mmol/l và LDL – C ≥<br />
<br />
carbonat 100mg, avicel (tá dược độn) 50mg,<br />
<br />
4,2 mmol/l hoặc TG > 2,3 mmol/l hoặc TC 5,2<br />
<br />
nước tinh khiết vừa đủ.<br />
<br />
- 6,5 mmol/l và HDL - C < 0,9 mmol/l [3].<br />
Theo y học cổ truyền: dựa vào tứ chẩn<br />
bệnh nhân đàm thấp thể tỳ hư đàm thấp có<br />
biểu hiện sau: Cơ thể nặng nề, mệt mỏi, ngực<br />
<br />
- Liều dùng và cách sử dụng: ngày uống 6<br />
viên, chia 2 lần sáng và chiều, uống sau ăn.<br />
Nơi sản xuất: công ty cổ phần Y Dược Bảo<br />
Phương, Quốc Oai, Hà Nội.<br />
<br />
sườn đầy tức, bụng đầy chướng không muốn<br />
ăn, đau đầu chóng mặt, đại tiện nát, tiểu ít,<br />
<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
<br />
chất lưỡi bệu nhợt, có hằn răng, rêu lưỡi<br />
<br />
- Đánh giá kết quả điều trị chung theo y học<br />
<br />
nhờn dính, mạch hoạt.<br />
2<br />
<br />
hiện đại: chia làm 4 loại dựa theo tiêu chuẩn<br />
TCNCYH 103 (5) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
của Bộ Y tế Trung Quốc [11; 12].<br />
<br />
Xấu đi: sau điều trị lipid máu đạt bất kỳ một<br />
<br />
Hiệu quả tốt: sau điều trị lipid máu đạt một<br />
<br />
chỉ tiêu sau: cholesterol toàn phần tăng >10%<br />
<br />
trong các chỉ tiêu sau: cholesterol toàn phần<br />
<br />
hoặc triglycerid tăng ≥ 10% hoặc HLD - C<br />
<br />
giảm > 20% hoặc triglycerid giảm > 40% hoặc<br />
<br />
giảm ≥ 0,120 mmol/l.<br />
<br />
HLD – C tăng ≥ 0,259 mmol/l hoặc LDL – C<br />
giảm > 4,9mmol/l.<br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị chung theo y học<br />
cổ truyền:<br />
<br />
Hiệu quả khá: sau điều trị lipid máu đạt một<br />
trong các chỉ tiêu sau: cholesterol toàn phần<br />
<br />
Dựa theo tiêu chuẩn nghiên cứu lâm sàng<br />
của Bộ Y tế Trung Quốc [13].<br />
<br />
giảm 10 - 20% hoặc triglycerid giảm 20 - 40%<br />
hoặc HLD–C tăng từ 0,120 – 0,258 mmol/l<br />
<br />
- Trước điều trị: mỗi triệu chứng xuất hiện<br />
<br />
hoặc LDL- C giảm 3,9 - 4,9mmol/l.<br />
Không hiệu quả: không thay đổi các chỉ<br />
tiêu hoặc thay đổi ít (ở dưới mức các chỉ tiêu<br />
của hiệu quả khá).<br />
Triệu chứng<br />
<br />
* Cách tính điểm:<br />
cho 2 điểm.<br />
- Sau điều trị: mỗi triệu chứng cho điểm<br />
theo bảng sau:<br />
<br />
Hết<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
Không đổi hoặc tăng<br />
<br />
Cơ thể nặng nề<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Ngực sườn đầy tức<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Mệt mỏi<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Không muốn ăn<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Đau đầu, chóng mặt<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Chất lưỡi bệu nhợt<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Rêu lưỡi nhờn dính<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Mạch hoạt<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
* Cách đánh giá:<br />
- Hiệu quả rất tốt: các triệu chứng cải thiện<br />
rất rõ, tổng số điểm giảm ≥ 95%.<br />
- Hiệu quả tốt: các triệu chứng cải thiện rõ,<br />
tổng số điểm giảm ≥ 70% và dưới 95%.<br />
- Hiệu quả khá: các triệu chứng có chuyển<br />
biến, tổng điểm giảm ≥ 30% và dưới 70%.<br />
- Không hiệu quả: triệu chứng không cải<br />
thiện hoặc tăng, tổng điểm giảm ≤ 30%.<br />
Đánh giá tác dụng không mong muốn trên<br />
lâm sàng và cận lâm sàng.<br />
<br />
TCNCYH 103 (5) - 2016<br />
<br />
Theo dõi sự xuất hiện tác dụng không mong<br />
muốn trên lâm sàng: sự xuất hiện các triệu<br />
chứng sẩn ngứa, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.<br />
So sánh sự thay đổi chỉ số huyết học (hồng<br />
cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin), và chỉ<br />
số sinh hóa máu (AST, ALT, ure, creatinin,<br />
glucose) máu tại thời điểm D0 và D30.<br />
3. Xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật<br />
toán thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm<br />
SPSS 16.0.<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
- Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân dưới<br />
<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao<br />
sức khỏe cho bệnh nhân rối loạn lipid máu,<br />
không nhằm một mục đích nào khác. Bệnh<br />
nhân được cung cấp đầy đủ, chính xác thông<br />
tin, tự nguyện tham gia nghiên cứu và có thể<br />
rút khỏi nghiên cứu. Các thông tin của bệnh<br />
nhân đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho<br />
mục đích nghiên cứu.<br />
<br />
3 tháng 33,3%; 3 tháng đến 2 năm 10,0%;<br />
hơn 2 năm 56,7%.<br />
- Thói quen ăn uống – sinh hoạt: tập thể<br />
dục thường xuyên 16,7%; hút thuốc lá 13,3%;<br />
uống rượu bia 20,0%; ăn nhiều thức ăn giàu<br />
đạm, mỡ 73,3%; ăn nhiều đường sữa, chất<br />
ngọt 53,3%.<br />
- Chỉ số BMI: bình thường 43,4%; dư cân<br />
40,0%; béo phì độ I 13,3% và béo phì độ II<br />
3,3%.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
1. Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Phân<br />
<br />
loại<br />
<br />
theo<br />
<br />
De<br />
<br />
Gennes:<br />
<br />
tăng<br />
<br />
triglycerid đơn thuần 36,7%; tăng cholestrol<br />
<br />
- Tuổi trung bình 66,17 ± 6,41 tuổi, tỷ lệ<br />
nam/nữ = 0,36.<br />
<br />
đơn thuần 6,6% và tăng triglycerid và<br />
cholesterol hỗn hợp 56,7%.<br />
<br />
2. Hiệu quả điều trị<br />
2.1. Hiệu quả điều trị theo Y học hiện đại<br />
Bảng 1. Kết quả thay đổi các chỉ số lipid máu trước và sau điều trị<br />
Kết quả<br />
<br />
Trước điều trị (D0)<br />
<br />
Sau điều trị (D30)<br />
<br />
Thay đổi (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
TC (mmol/l)<br />
<br />
5,49 ± 0,81<br />
<br />
5,01 ± 0,69<br />
<br />
0,48 ± 0,57 (8,7%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
TG (mmol/l)<br />
<br />
4,08 ± 2,11<br />
<br />
2,93 ± 1,60<br />
<br />
1,15 ± 0,40 (28,2%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LDL - C (mmol/l)<br />
<br />
3,32 ± 0,75<br />
<br />
2,95 ± 0,72<br />
<br />
0,37 ± 0,16 (11,1%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
HDL - C (mmol/l)<br />
<br />
1,10 ± 0,23<br />
<br />
1,12 ± 0,25<br />
<br />
0,02 ± 0,18 (1,8%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TC/HDL - C<br />
<br />
5,18 ± 1,24<br />
<br />
4,60 ± 0,94<br />
<br />
0,58 ± 0,99 (11,2%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LDL - C/HDL - C<br />
<br />
3,14 ± 1,05<br />
<br />
2,73 ± 0,82<br />
<br />
0,41 ± 1,11 (13,1%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Non HDL - C (*)<br />
<br />
4,39 ± 0,77<br />
<br />
3,89 ± 0,60<br />
<br />
0,50 ± 0,59 (11,4%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
(*): Non HDL - C = TC - (HDL - C).<br />
Sau 30 ngày điều trị có sự cải thiện các chỉ số lipid máu, trong đó thay đổi rõ rệt nhất là chỉ số<br />
triglycerid giảm 28,2%, cholesterol toàn phần và LDL - C có mức giảm lần lượt là 8,7% và 11,1%<br />
(p < 0,05), HDL - C tăng 1,8% (p > 0,05). Tỉ số TC/HDL - C giảm 11,2%, LDL - C/HDL - C giảm<br />
13,1%, non HDL - C giảm 11,4% (p < 0,05).<br />
<br />
4<br />
<br />
TCNCYH 103 (5) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
0%<br />
16,7%<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
33,3%<br />
<br />
Khá<br />
Không hiệu quả<br />
50,0%<br />
<br />
Xấu đi<br />
<br />
Biểu đồ 1. Kết quả điều trị chung theo Y học hiện đại<br />
Sau 30 ngày điều trị, bệnh nhân đạt hiệu quả tốt chiếm 33,3%; khá chiếm 50,0%; không hiệu<br />
quả chiếm 16,7%, không có trường hợp nào xấu đi.<br />
2.2. Hiệu quả điều trị theo Y học cổ truyền<br />
Bảng 2. Thay đổi triệu chứng theo Y học cổ truyền<br />
Hết<br />
Kết quả<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
Không đổi<br />
<br />
n<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Cơ thể nặng nề<br />
<br />
30<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3<br />
<br />
21<br />
<br />
70,0<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
Ngực sườn đầy tức<br />
<br />
18<br />
<br />
2<br />
<br />
11,1<br />
<br />
10<br />
<br />
55,6<br />
<br />
6<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Mệt mỏi<br />
<br />
20<br />
<br />
5<br />
<br />
25,0<br />
<br />
14<br />
<br />
70,0<br />
<br />
1<br />
<br />
5,0<br />
<br />
Không muốn ăn<br />
<br />
30<br />
<br />
4<br />
<br />
13,4<br />
<br />
22<br />
<br />
73,3<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3<br />
<br />
Đau đầu chóng mặt<br />
<br />
22<br />
<br />
3<br />
<br />
13,6<br />
<br />
17<br />
<br />
77,3<br />
<br />
2<br />
<br />
9,1<br />
<br />
Chất lưỡi bệu nhợt<br />
<br />
30<br />
<br />
3<br />
<br />
10,0<br />
<br />
20<br />
<br />
66,7<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
Rêu lưỡi nhờn dính<br />
<br />
30<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7<br />
<br />
20<br />
<br />
66,7<br />
<br />
8<br />
<br />
26,6<br />
<br />
Mạch hoạt<br />
<br />
30<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
24<br />
<br />
80,0<br />
<br />
1<br />
<br />
3,3<br />
<br />
Các triệu chứng y học cổ truyền đều cải thiện sau điều trị từ 66,7% đến 96,7%.<br />
6,7%<br />
Rất tốt<br />
<br />
26,7%<br />
26,6%<br />
<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Không hiệu quả<br />
<br />
40,0%<br />
<br />
Biểu đồ 2. Kết quả điều trị chung theo Y học cổ truyền<br />
TCNCYH 103 (5) - 2016<br />
<br />
5<br />
<br />