Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN<br />
ThS. Phan Thị Dung<br />
Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
Phú Yên là một trong những tỉnh có nghề câu phát triển mạnh trong thời gian qua, sản lượng khai<br />
thác cá ngừ 1800 tấn năm 2000 và 5040 tấn năm 2005 (chiếm khoảng 44% khu vực Nam Trung Bộ<br />
và 27% sản lượng Việt Nam). Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của số lượng tàu thuyền làm<br />
cho sản lượng khai thác giảm, một số tàu làm ăn lỗ, tình trạng mất trật tự trên biển xảy ra… Bài này<br />
nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các tàu câu ở Phú Yên 2 năm 2004 và 2005. Dữ liệu trung bình<br />
chi phí chuyến biển, doanh thu trung bình, vốn đầu tư được phân tích đề đánh giá mức độ hiệu quả<br />
tàu. Nghiên cứu đã phát hiện: chi phí nhiên liệu cao nhất trong tổng chi phí chuyến biển, tàu có vốn<br />
đầu tư cao không phải hiệu quả cao, tàu công suất từ 90-140CV là có hiệu quả cao nhât.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên<br />
hình thành từ những năm 1997, khi Nhà nước<br />
thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển<br />
khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác cá ngừ<br />
gia tăng nhanh chóng, năm 2000 là 1.800 tấn,<br />
năm 2005 là 5.040 tấn (chiếm 44% khu vực và<br />
27% sản lượng khai thác cá ngừ đại dương<br />
của cả nước). Sự phát triển nhanh chóng nghề<br />
câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên đã giúp<br />
cho tỉnh có những khởi sắc đáng kể. Tuy<br />
nhiên, do sự phát triển quá ồ ạt trong thời gian<br />
qua đã làm cho sản lượng khai thác của một<br />
số hộ giảm sút, năng suất khai thác không còn<br />
như mong muốn, một số hộ làm ăn thua lỗ,<br />
tình trạng mất trật tự trên biển thường xảy<br />
ra…Do vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh<br />
doanh của nghề câu là rất cần thiết.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Điều tra và phân tích doanh thu, chi phí<br />
tàu câu tỉnh Phú Yên.<br />
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các<br />
tàu câu của tỉnh Phú Yên.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
a. Phương pháp luận<br />
Tác giả thực hiện các phương pháp<br />
nghiên cứu trên nền tảng của phương pháp<br />
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem<br />
xét các vấn đề nghiên cứu.<br />
b. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các<br />
nguồn như: niên giám thống kê tỉnh Phú Yên, báo<br />
cáo hằng năm của Sở Thủy sản Phú Yên, Chi cục<br />
Bảo vệ nguồn lợi Phú Yên, Trung tâm Khuyến<br />
ngư tỉnh Phú Yên, Hội nghề cá tỉnh Phú Yên.<br />
<br />
- Các dữ liệu sơ cấp được tác giả điều tra<br />
trực tiếp thông qua người dẫn đường là cán bộ<br />
thủy sản của địa phương. Mẫu được chọn trên<br />
cơ sở phân theo dải công suất, theo địa phương<br />
để điều tra. Theo báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ<br />
sản Phú Yên thì tổng số tàu thuyền của tỉnh đến<br />
12/2005 là 4.070 chiếc, bao gồm các nghề như:<br />
mành, lưới kéo, lưới rê, lưới vây, pha súc, câu,<br />
và một số tàu làm dịch vụ hậu cần. Trong thời<br />
gian qua nghề này đã phát triển một cách nhanh<br />
chóng, năm 2000 là 270 tàu, năm 2005 đã là<br />
725 tàu, chiếm 18% số lượng tàu thuyền của<br />
toàn tỉnh. Các tàu câu ở tỉnh Phú Yên phân bổ<br />
tập trung chủ yếu ở thành phố Tuy Hoà, chiếm<br />
tới 65% nghề câu. Hai phường có số tàu câu<br />
nhiều nhất là Phường 6 và Phường Phú Lâm<br />
(chiếm trên 90% số tàu câu của thành phố Tuy<br />
Hoà). Chính do đặc điểm như vậy chúng tôi đã<br />
tiến hành thu mẫu tại 2 phường có số tàu câu<br />
phát triển mạnh là Phú Lâm và Phường 6 để<br />
nghiên cứu.<br />
c. Phương pháp phân tích<br />
Phân tích doanh thu và chi phí theo cơ cấu<br />
và sự thay đổi qua hai năm, đồng thời sử dụng<br />
một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh<br />
trong nghề câu.<br />
4. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU<br />
- Trong nước đã có một số nghiên cứu về<br />
hiệu quả kinh tế của tàu cá như Đào Mạnh Sơn<br />
và CTV (2004) [2], Viện kinh tế & Qui hoạch thủy<br />
sản (2005) [9], Nguyễn Thị Kim Anh và CTV<br />
(2006) [5].<br />
- Các nghiên cứu ở nước ngoài về hiệu quả<br />
nghề cá có rất nhiều tác giả như: Khem r. sharma,<br />
Pingsun leung (1999) [3], Taylor và Prochaska,<br />
Dann và Pascoe (2001), Pascoe, Sean và Coglan,<br />
Louisa (2002), Jesper Levring Andersen (2002),<br />
Erik Lindebo (2004), Sbrana Mario, Sartor Paolo và<br />
15<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007<br />
Belcari Paola (2003), Pascal Le FLOC'H và<br />
CTV (2006) [6], Paolo Accadia, Massimo<br />
Spagnolo (2006) [7]…<br />
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về<br />
hiệu quả kinh doanh của tàu câu ở tỉnh Phú Yên.<br />
5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ<br />
KINH DOANH TRONG NGHỀ CÂU<br />
Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh<br />
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy<br />
móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn)<br />
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã<br />
xác định.<br />
Các chỉ tiêu kết quả như: Doanh thu, Giá<br />
trị gia tăng, Dòng tiền (Lợi nhuận trước khấu<br />
hao và lãi vay), Lợi nhuận ròng.<br />
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh được sử<br />
dụng trong nghiên cứu: Doanh thu khai thác/Vốn<br />
đầu tư (DT/VĐT), Giá trị gia tăng/Vốn đầu tư<br />
(GTGT/VĐT), Doanh thu/Lao động (DT/LĐ), Giá<br />
trị gia tăng/Lao động (DT/LĐ), Giá trị gia<br />
tăng/Doanh thu (GTGT/DT), Giá trị gia tăng/Chi<br />
phí hoạt động (GTGT/CPHĐ), Dòng tiền/Chi phí<br />
hoạt động (GF/CPHĐ), Dòng tiền/Doanh thu<br />
(GF/DT), Giá trị gia tăng/Doanh thu (GTGT/DT),<br />
Thu nhập bình quân lao động (TNBQ).<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
6.1. Mô tả dữ liệu<br />
Mùa vụ chính thường bắt đầu từ tháng 11<br />
và kết thúc vào tháng 5 âm lịch hằng năm. Ngư<br />
trường khai thác những tháng đầu mùa là ngư<br />
trường phía Bắc, xa nhất là 18 độ Bắc còn chủ<br />
yếu ở 17 và 16 vĩ độ Bắc, cá biệt có những tàu<br />
bắt đầu đánh ở 14 vĩ độ Bắc. Đối với những<br />
tháng cuối mùa di chuyển đến ngư trường phía<br />
Nam, bắt đầu từ khoảng 12 – 5 vĩ độ Bắc, trong<br />
đó vĩ độ 6, 7, 8 chiếm chủ yếu. Kinh độ khai thác<br />
các tàu cũng khác nhau. Độ chênh lệnh kinh độ<br />
nhỏ nhất là 1 còn cao nhất là 10 độ. Các tàu bắt<br />
đầu khai thác từ 106 - 117 kinh độ Đông, cá biệt<br />
có 1 tàu khai thác ở 119 - 117 kinh độ Đông.<br />
Toàn bộ dữ liệu thu thập được là 120 mẫu.<br />
Tuy nhiên, có một số mẫu tàu mới vừa đóng nên<br />
số liệu về doanh thu, chi phí chưa phản ánh<br />
được đầy đủ thông tin cho nghiên cứu, một số<br />
mẫu chủ tàu quên một số thông tin. Chính vì vậy<br />
tác giả đã tiến hành loại bỏ các mẫu này để đảm<br />
bảo sự phù hợp các mẫu trong quá trình nhập<br />
liệu phân tích. Bên cạnh đó cơ cấu tàu thuyền<br />
theo dải công suất cũng phải đảm bảo theo tỷ lệ<br />
với tổng thể. Cuối cùng tác giả chấp nhận đánh<br />
đổi giữa số lượng mẫu và giá trị mẫu để nhận<br />
con số 80 mẫu cho nghiên cứu, đây cũng là con<br />
số trên 10 % tổng thể nghiên cứu (Số mẫu được<br />
chọn cho tổng thể của tổng cục thống kê là 3%,<br />
số mẫu nghiên cứu n ≥ 30).<br />
<br />
Bảng 1: Cấu trúc mẫu điều tra theo dải công suất<br />
Tần suất<br />
tích luỹ (%)<br />
32,50<br />
<br />
45- 89 CV<br />
90- 140 CV<br />
<br />
27<br />
<br />
33,75<br />
<br />
33,75<br />
<br />
66,25<br />
<br />
Trên 140 CV<br />
<br />
27<br />
<br />
33,75<br />
<br />
33,75<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
80<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
<br />
6.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh nghề<br />
câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên<br />
a. Phân tích vốn đầu tư<br />
Vốn đầu tư cho tàu câu thể hiện toàn bộ<br />
chi phí chủ tàu bỏ ra để đầu tư cho tàu, bao<br />
gồm giá trị đầu tư cho máy, vỏ, thiết bị điện tử,<br />
ngư lưới cụ, các khoản khác. Các chủ tàu có<br />
<br />
16<br />
<br />
32,50<br />
<br />
Tần suất<br />
thực tế (%)<br />
32,50<br />
<br />
Tần số<br />
(số quan sát)<br />
26<br />
<br />
Công suất<br />
<br />
thể tự bỏ tiền ra đầu tư toàn bộ hoặc nhận vốn<br />
góp của các chủ khác hoặc bạn nghề cùng làm.<br />
Các bên góp vốn sẽ được ăn chia dựa trên cơ<br />
sở doanh thu trừ đi chi phí chuyến biển. Một<br />
phần lợi nhuận sẽ chia cho chủ sở hữu ghe,<br />
máy và các thiết bị điện tử tuỳ thuộc vào tàu.<br />
Thông thường tỷ lệ chia cho chủ sở hữu ghe<br />
máy ở Phú Yên là 30% đến 35%.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Bảng 2 : Giá trị và cơ cấu đầu tư cho tàu câu ở Phú Yên<br />
Đơn vị tính: 1.000 đ<br />
Dãy<br />
công<br />
suất,<br />
CV<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Vỏ tàu<br />
<br />
Máy<br />
Giá trị<br />
<br />
Ngư cụ<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Thiết bị<br />
điện tử<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Chiếu sáng<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Khác<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Tổng<br />
giá trị<br />
đầu tư<br />
<br />
45-89<br />
<br />
103.985<br />
<br />
42%<br />
<br />
66.093<br />
<br />
27%<br />
<br />
50.330<br />
<br />
20%<br />
<br />
16.175<br />
<br />
7%<br />
<br />
5.593<br />
<br />
2%<br />
<br />
6.543<br />
<br />
3%<br />
<br />
248.718<br />
<br />
90-40<br />
<br />
174.707<br />
<br />
43%<br />
<br />
127.561<br />
<br />
31%<br />
<br />
62.521<br />
<br />
15%<br />
<br />
24.200<br />
<br />
6%<br />
<br />
7.525<br />
<br />
2%<br />
<br />
10.066<br />
<br />
2%<br />
<br />
406.581<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
235.436<br />
<br />
47%<br />
<br />
152.000<br />
<br />
31%<br />
<br />
66.344<br />
<br />
13%<br />
<br />
24.174<br />
<br />
5%<br />
<br />
7.756<br />
<br />
2%<br />
<br />
11.872<br />
<br />
2%<br />
<br />
497.583<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy số liệu về vốn đầu tư<br />
bình quân cho tàu thuộc dãy công suất 45-89<br />
CV là 248 triệu đồng, tàu có công suất từ 90140CV mức đầu tư là 406 triệu đồng, tàu trên<br />
140 CV có mức đầu tư là 497 triệu đồng. Các<br />
tàu lớn có mức đầu tư về tất cả các khoản đều<br />
lớn hơn tàu nhỏ, duy chỉ có trường hợp thiết bị<br />
điện tử tàu 90-140 CV lớn hơn tàu trên 140CV<br />
là do một số chủ tàu mua la bàn có giá trị lớn 5<br />
triệu đồng/chiếc.<br />
Đối với giá trị đầu tư về thiết bị điện tử<br />
bao gồm máy tầm gần, máy tầm xa, định vị và<br />
la bàn. Số liệu điều tra cho thấy 100% tàu đều<br />
trang bị la bàn, định vị, máy tầm gần. Đối với<br />
máy tầm xa có 61/80 tàu trang bị (chiếm 74%),<br />
trong đó chủ yếu là các tàu có công suất lớn.<br />
Có 19 tàu không trang bị máy đàm xa, bao<br />
gồm 16 tàu có công suất từ 45-89 CV và 3 tàu<br />
công suất 90CV. Chi phí đầu tư cho máy đàm<br />
xa từ 10-18 triệu đồng tuỳ loại và tuỳ thời điểm<br />
đầu tư. Đối với các tàu đầu tư mới sau này<br />
đều có công suất lớn nên đều đầu tư thiết bị<br />
này. Chi phí đầu tư cho các thiết bị này chiếm<br />
khoảng 5÷7% tổng chi phí đầu tư.<br />
Chi phí ngư cụ bao gồm dàn câu và lưới<br />
dùng để bắt cá chuồn làm mồi câu. Đối với<br />
dàn câu chi phí từ 20÷45 triệu đồng, với số<br />
lưỡi từ 400÷1.000 lưỡi, bình quân là 697<br />
lưỡi/tàu. Các tàu có số lưỡi từ 600 trở lên là<br />
60 tàu (chiếm 75%). Thông thường các tàu có<br />
công suất cao thì số lưỡi câu nhiều hơn,<br />
chẳng hạn tàu 90 đến 140 CV bình quân 726<br />
lưỡi, với giá trị là 34,5 triệu đồng. Trong khi đó<br />
các tàu có công suất từ 45-89CV có số lưỡi<br />
bình quân là 530 lưỡi, với giá trị câu là 25,1<br />
triệu đồng.<br />
<br />
Giá trị máy bao gồm máy chính và máy<br />
phụ. Đa phần các tàu đều trang bị máy cũ<br />
(chiếm 95%), chỉ có một số tàu đóng sau được<br />
trang bị máy mới. Chênh lệch giá trị máy mới và<br />
máy cũ rất đáng kể (gần gấp đôi). Máy có công<br />
suất nhỏ giá trị thấp hơn máy có công suất lớn.<br />
Các tàu ở dải công suất 45-89 CV giá trị máy chỉ<br />
gần 1 nửa tàu 90-140CV và khoảng 42% giá trị<br />
của tàu trên 140CV. Giá trị của máy chính là<br />
đáng kể còn máy phụ trang bị rất thấp. Chi phí<br />
đầu tư cho máy móc chiếm từ 27÷ 31% tổng giá<br />
trị đầu tư.<br />
Các tàu câu đều làm từ vật liệu vỏ gỗ, hiện<br />
nay giá gỗ luôn gia tăng nên giá trị vỏ tàu lớn.<br />
Giá trị đầu tư vỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong<br />
tổng giá trị đầu tư từ 42-47%. Đối với dải công<br />
suất 45-89 CV giá trị vỏ là 103,9 triệu đồng chưa<br />
bằng một nửa dải công suất trên 140CV - 235<br />
triệu đồng. Hầu hết các tàu đều được đóng tại<br />
tỉnh Phú Yên. Năm 2003, ở Phú Yên có 16 cơ<br />
sở và 5 hợp tác xã đóng tàu, với số lượng lao<br />
động là 320 người, trong đó nhiều thợ bậc cao,<br />
có khả năng đóng mới được tàu công suất đến<br />
265 CV và sửa chữa các tàu có công suất đến<br />
300CV.<br />
b. Phân tích chi phí cố định<br />
Mục tiêu của phân tích chi phí cố định là để<br />
xem xét cơ cấu chi phí cố định và sự biến động<br />
của chi phí cố định qua 2 năm. Chi phí cố định<br />
được xem xét gồm chi phí khấu hao tàu, máy và<br />
ngư lưới cụ; chi phí lãi vay (vay ngân hàng và tư<br />
nhân); chi phí bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuỷ<br />
thủ trên tàu; chi phí sửa chữa lớn hàng năm về<br />
máy, vỏ tàu, các thiết bị cơ khí và các chi phí đại<br />
tu (thời gian khoảng 3 đến 5 năm làm một lần);<br />
các khoản thuế. Chỉ phí cố định được thể hiện<br />
ở bảng 3.<br />
<br />
17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Bảng 3: Chi phí cố định tàu câu tỉnh Phú Yên<br />
Đơn vị tính: 1.000 đ<br />
Dãy công<br />
suất, CV<br />
<br />
Khấu hao<br />
<br />
Lãi vay<br />
<br />
Bảo hiểm<br />
<br />
Sửa chữa lớn<br />
<br />
Thuế<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Năm 2004<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
45-89<br />
<br />
20.809<br />
<br />
32%<br />
<br />
21.947<br />
<br />
34%<br />
<br />
4.070<br />
<br />
6%<br />
<br />
14.713<br />
<br />
23%<br />
<br />
3.589<br />
<br />
6%<br />
<br />
65.128<br />
<br />
90-140<br />
<br />
34.680<br />
<br />
42%<br />
<br />
17.575<br />
<br />
21%<br />
<br />
4.314<br />
<br />
5%<br />
<br />
21.093<br />
<br />
26%<br />
<br />
4.568<br />
<br />
6%<br />
<br />
82.230<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
41.010<br />
<br />
42%<br />
<br />
35.095<br />
<br />
36%<br />
<br />
4.337<br />
<br />
4%<br />
<br />
11.003<br />
<br />
11%<br />
<br />
5.100<br />
<br />
5%<br />
<br />
96.545<br />
<br />
45-89<br />
<br />
20.809<br />
<br />
33%<br />
<br />
14.448<br />
<br />
23%<br />
<br />
4.133<br />
<br />
7%<br />
<br />
19.157<br />
<br />
31%<br />
<br />
3.589<br />
<br />
6%<br />
<br />
62.136<br />
<br />
90-140<br />
<br />
34.680<br />
<br />
39%<br />
<br />
21.896<br />
<br />
25%<br />
<br />
4.162<br />
<br />
5%<br />
<br />
23.779<br />
<br />
27%<br />
<br />
4.568<br />
<br />
5%<br />
<br />
89.085<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
41.010<br />
<br />
37%<br />
<br />
41.801<br />
<br />
37%<br />
<br />
4.757<br />
<br />
4%<br />
<br />
19.453<br />
<br />
17%<br />
<br />
5.100<br />
<br />
5%<br />
<br />
112.121<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Năm 2005<br />
<br />
Đối với chi phí khấu hao được tính toán<br />
dựa trên phương pháp khấu hao bình quân,<br />
thời gian tính khấu hao được dựa trên quyết<br />
định 206/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Sau khi<br />
tính khấu hao cho máy, vỏ tàu và ngư lưới cụ<br />
cộng lại có được tổng chi phí khấu hao. Các<br />
tàu được chọn trong mẫu được đóng và đi vào<br />
hoạt động từ năm 2004 trở về trước. Chính vì<br />
vậy số khấu hao 2 năm 2004 và 2005 là như<br />
nhau. Hạn chế của phương pháp tính khấu<br />
hao này là chỉ tính theo giá đầu tư ban đầu<br />
của chủ tàu chứ chưa tính được theo giá thực<br />
tế hiện nay, do bản thân chủ tàu không thể xác<br />
định giá thực tế của tàu mình, hệ số lạm phát<br />
chung thì chưa phản ánh đúng giá thực tế, chỉ<br />
số tăng giá của các thiết bị tác giả không có<br />
được. Khoảng thời gian hai năm được coi là<br />
ngắn nên các thay đổi về giá cả có thể bỏ qua.<br />
Đối với chi phí lãi vay gồm lãi vay ngân<br />
hàng và lãi vay tư nhân. Tiền lãi vay được tính<br />
trên số tiền vay, lãi suất vay vốn, số tháng vay<br />
trong năm. Số hộ vay vốn rất lớn, năm 2004<br />
có 55 hộ vay ngân hàng với lãi suất từ 0,95<br />
÷1,5%/tháng, với số tiền vay thấp nhất là 40<br />
triệu đồng và cao nhất là 150 triệu đồng. Số hộ<br />
vay tư nhân là 44 hộ với lãi suất từ 2÷<br />
6%/tháng, chủ yếu là 3%/tháng, lãi suất này<br />
cao rất nhiều so với lãi vay ngân hàng với số<br />
tiền từ 10÷250 triệu đồng. Mức vay phổ biến là<br />
50 triệu đồng. Sang năm 2005 số hộ vay ngân<br />
hàng là 73 hộ, vay tư nhân là 27 hộ với mức<br />
vay phổ biến từ 50÷100 triệu đồng lãi suất phổ<br />
biến là 3%, số tháng vay thông thường là 8<br />
tháng. Ngoài vay ngân hàng và tư nhân các hộ<br />
còn mượn tiền của chủ nậu để mua đá, dầu,<br />
thực phẩm. Số hộ mượn của nậu là 73 (chiếm<br />
96,3%) với số tiền mượn từ 20÷100 triệu đồng<br />
trong đó mức 50 triệu đồng là phổ biến (chiếm<br />
18<br />
<br />
59,7%). Số tiền mượn nậu thường không phải<br />
trả lãi, tuy nhiên khi có cá đều phải bán cho nậu.<br />
Chi phí lãi vay chiếm từ 21÷37% tổng chi phí cố<br />
định trong 1 năm tuỳ thuộc vào chủ tàu. Chi phí<br />
lãi vay lớn là do ngư dân khi đầu tư tàu chưa đủ<br />
vốn, trong thời gian qua các tàu câu đều được<br />
đóng mới và một phần do nghề câu những năm<br />
2000 ÷ 2004 tương đối phát triển mạnh nên ngư<br />
dân đua nhau đóng tàu có công suất lớn.<br />
Đối với chi phí bảo hiểm gồm bảo hiểm tàu<br />
và bảo hiểm thuyền viên. Số tàu tham gia bảo<br />
hiểm tàu năm 2004 là 76/80, năm 2005 là 78/80.<br />
Đối với bảo hiểm thuyền viên năm 2004 là 78/80<br />
năm 2005 là 80/80. Nhìn chung các chủ tàu đã ý<br />
thức được việc mua bảo hiểm cho lao động và<br />
cho tàu. Tuy nhiên mức mua bảo hiểm chỉ ở<br />
mức thấp nhất. Chi phí bảo hiểm chiếm từ 4÷7%<br />
tổng chi phí cố định.<br />
Đối với chi phí sửa chữa lớn hàng năm<br />
thường là chi phí làm nước và làm máy. Chi phí<br />
đại tu thường thì từ 3÷ 5 năm làm 1 lần, chi phí<br />
này được phân bổ cho từng năm căn cứ vào<br />
khoảng thời gian tiến hành. Năm 2004 có 54/80<br />
tàu làm vỏ, 53/80 tàu làm máy. Năm 2005 có<br />
77/80 tàu làm vỏ, 73/80 tàu làm máy. Các khoản<br />
sửa chữa lớn khác rất ít tiến hành. Chi phí sửa<br />
chữa lớn chiếm rất đáng kể trong tổng chi phí cố<br />
định. Do đặc thù của tàu cá là hằng năm phải<br />
làm nước và sửa chữa lại hầm bảo quản nên chi<br />
phí này cao. Bên cạnh đó, do giá cả tăng nên<br />
chi phí này năm 2005 tăng hơn so với năm<br />
2004. Chẳng hạn như đối với tàu từ 45÷89 CV<br />
năm 2004 là 14,13 triệu đồng năm 2005 đã là<br />
19,15 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 30,2%, của dải<br />
công suất 90-140CV là 12,7%, của dải công<br />
suất trên 140CV là 76,7 %. Khoản chi phí này<br />
chiếm từ 11÷31 % tổng chi phí cố định.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007<br />
Đối với chi phí về thuế hiện nay các tàu<br />
chiếm từ 5 đến 6% tổng chi phí cố định. Theo<br />
thông tư số 74/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 8<br />
năm 2006 của Bộ Tài chính để hỗ trợ cho ngư<br />
dân khai thác, bắt đầu năm 2006 ÷ 2010 sẽ<br />
tiến hành miễn thuế môn bài, thuế tài nguyên<br />
và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt<br />
động đánh bắt hải sản. Việc miễn thuế này sẽ<br />
giảm đáng kể khoản chi phí cố định cho ngư<br />
dân.<br />
Nhìn chung chi phí cố định năm 2005<br />
tăng hơn năm 2004. Đối với dải công suất 45 ÷<br />
89CV năm 2004 là 65,1 triệu đồng năm 2005<br />
là 62,1 triệu đồng giảm 5% do chi phí lãi vay<br />
của dãy này giảm rất đáng kể (giảm 35%) còn<br />
các chi phí khác đều tăng. Đối với dải công<br />
suất 90 -140CV năm 2004 là 82,2 triệu đồng<br />
năm 2005 là 89,0 triệu đồng tăng 8,3%. Đối<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
với dải công suất trên 140CV năm 2004 là 96,5<br />
triệu đồng năm 2005 là 112,1 triệu đồng tăng<br />
16,1%.<br />
Các tàu có công suất lớn thì chi phí cố định<br />
lớn. Các khoản chi phí cố định chiếm tỷ trọng<br />
cao là khấu hao (trên 32%), lãi vay (trên 21%)<br />
và sửa chữa lớn (trên 11%).<br />
c. Phân tích chi phí biến đổi<br />
Phân tích chi phí biến đổi được xem xét<br />
cho từng dải công suất về sự biến động chi phí,<br />
cơ cấu chi phí biến đổi qua 2 năm. Chi phí biến<br />
đổi cho chuyến biển bao gồm các khoản chi phí<br />
về dầu, nhớt, đá cây, lương thực, thực phẩm,<br />
mồi câu, các khoản sửa chữa nhỏ cho chuyến<br />
biển như lưỡi, thẻo câu, phụ tùng và các chi phí<br />
lặt vặt khác như tiền cập cảng, tiền mua đồ cúng<br />
biển để tạo niềm tin cho ngư dân.<br />
<br />
Bảng 4: Chi phí biến đổi bình quân 1 chuyến biển<br />
Đơn vị tính: 1.000 đ<br />
Dãy công<br />
suất<br />
<br />
Nhiên liệu<br />
<br />
Mồi câu<br />
<br />
Lương thực<br />
<br />
Sửa chữa nhỏ<br />
<br />
Nước đá<br />
<br />
Tổng<br />
chi phí<br />
chuyến<br />
biển<br />
<br />
Tổng chi<br />
phí cả<br />
năm<br />
<br />
Năm 2004<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
45-89<br />
<br />
10.609<br />
<br />
33%<br />
<br />
10.296<br />
<br />
32%<br />
<br />
4.722<br />
<br />
15%<br />
<br />
3.468<br />
<br />
11%<br />
<br />
2.826<br />
<br />
9%<br />
<br />
31.921<br />
<br />
268.313<br />
<br />
90-140<br />
<br />
16.603<br />
<br />
38%<br />
<br />
12.714<br />
<br />
30%<br />
<br />
5.271<br />
<br />
12%<br />
<br />
5.118<br />
<br />
12%<br />
<br />
3.813<br />
<br />
9%<br />
<br />
43.519<br />
<br />
298.318<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
17.265<br />
<br />
40%<br />
<br />
12.520<br />
<br />
29%<br />
<br />
5.200<br />
<br />
12%<br />
<br />
4.610<br />
<br />
11%<br />
<br />
4.010<br />
<br />
9%<br />
<br />
43.605<br />
<br />
316.057<br />
<br />
45-89<br />
<br />
16.404<br />
<br />
39%<br />
<br />
11.370<br />
<br />
27%<br />
<br />
5.889<br />
<br />
14%<br />
<br />
4.094<br />
<br />
10%<br />
<br />
2.998<br />
<br />
7%<br />
<br />
40.756<br />
<br />
337.227<br />
<br />
90-140<br />
<br />
25.709<br />
<br />
46%<br />
<br />
14.964<br />
<br />
27%<br />
<br />
6.054<br />
<br />
11%<br />
<br />
5.514<br />
<br />
10%<br />
<br />
4.143<br />
<br />
8%<br />
<br />
56.384<br />
<br />
349.902<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
26.724<br />
<br />
47%<br />
<br />
14.520<br />
<br />
26%<br />
<br />
5.872<br />
<br />
10%<br />
<br />
5.172<br />
<br />
9%<br />
<br />
4.684<br />
<br />
8%<br />
<br />
56.972<br />
<br />
386.361<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
<br />
Năm 2005<br />
<br />
Số liệu được thể hiện ở bảng 4 cho biết<br />
chi phí biến đổi bình quân 1 chuyến biển đối<br />
với tàu từ 45-89 CV là 31,9 triệu đồng ở năm<br />
2004 thì năm 2005 đã là 40,7 triệu đồng tỷ lệ<br />
tăng là 27,7%. Đối với dải công suất từ 90140 CV là 43,5 triệu đồng ở năm 2004 đến<br />
năm 2005 đã là 56,3 triệu đồng tỷ lệ tăng là<br />
29,6%. Đối với tàu trên 140CV năm 2004 là<br />
43,6 triệu đồng thì năm 2005 là 56,9 triệu đồng<br />
tỷ lệ tăng chi phí biến đổi là 30,7%. Tỷ lệ tăng<br />
chi phí năm 2005 so 2004 tuỳ thuộc vào từng<br />
dãy công suất. Các tàu lớn thì tốc độ tăng chi<br />
phí cao hơn các tàu nhỏ. Các khoản chi phí<br />
năm 2005 đều tăng hơn năm 2004, riêng tỷ lệ<br />
tăng của nhiên liệu là cao nhất (54,8%) và<br />
nước đá là thấp nhất.<br />
Đối với chi phí nhiên liệu chủ yếu là dầu.<br />
Số lượng nhiên liệu tiêu hao bình quân 1<br />
chuyến biển năm 2005 của tàu 45-89 CV là<br />
<br />
2.285 lít dầu và 40,7 lít nhớt; tàu 90-140 CV là<br />
3.603 lít dầu và 48,4 lít nhớt, tàu trên 140 CV là<br />
3.750 CV và 54,4 lít nhớt. Công suất máy càng<br />
lớn thì số lượng tiêu hao càng lớn, đồng nghĩa<br />
với chi phí này càng cao. Chi phí này chiếm từ<br />
33 đến 47% tổng chi phí biến đổi. Các tàu càng<br />
lớn thì tỷ trọng chi phí này càng cao, chẳng hạn<br />
các tàu từ 45-89CV chi phí này chiếm 33% năm<br />
2004 và 39% năm 2005, trong khi các tàu trên<br />
140CV năm 2004 là 40% năm 2005 là 47%.<br />
Giữa 2 năm chênh lệch giá dầu lớn nên có sự<br />
thay đổi lớn về cơ cấu chi phí. Chính vì vậy các<br />
tàu lớn chịu sự tác động rất lớn của sự thay đổi<br />
giá xăng dầu.<br />
Đối với chi phí nước đá chiếm tỷ trọng nhỏ<br />
nhất trong tổng chi phí biến đổi, khoảng từ<br />
7÷9%. Số lượng đá cây bình quân một tàu thuộc<br />
dải công suất 45-89 CV dùng trong 1 chuyến là<br />
403,7 cây, tàu 90-140 CV là 544,6 cây, tàu trên<br />
19<br />
<br />