intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu ứng Fade và Explode với Swish

Chia sẻ: Lac Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

146
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

FADE IN : Hiệu ứng Fade làm mờ đối tượng đến khi nó mờ 100%. Chú ý : Nếu đối tượng đã bị mờ hoàn toàn, hiệu ứng này sẽ không làm gì cả. FADE OUT : Hiệu ứng Fade làm mờ đối tượng đến khi nó trong suốt 100%. Chú ý : Nếu đối tượng đã trong suốt hoàn toàn, hiệu ứng này sẽ không làm gì cả. SLIDE IN : Hiệu ứng Slide In di chuyển đối tượng từ ngoài màn ảnh (từ góc hay cạïnh) vào vị trí tham khảo. Trên màn hình làm việc nhấp chọn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu ứng Fade và Explode với Swish

  1. HIỆU ỨNG FADE FADE IN : Hiệu ứng Fade làm mờ đối tượng đến khi nó mờ 100%. Chú ý : Nếu đối tượng đã bị mờ hoàn toàn, hiệu ứng này sẽ không làm gì cả. FADE OUT : Hiệu ứng Fade làm mờ đối tượng đến khi nó trong suốt 100%. Chú ý : Nếu đối tượng đã trong suốt hoàn toàn, hiệu ứng này sẽ không làm gì cả. SLIDE IN : Hiệu ứng Slide In di chuyển đối tượng từ ngoài màn ảnh (từ góc hay cạïnh) vào vị trí tham khảo. Trên màn hình làm việc nhấp chọn tab Text, nhập dòng chữ THẾ GIỚI ĐỒ HỌA, font Vni- Hobo, kích cỡ 48, in đậm, màu xanh. Nhấp chọn một frame trên khung Timeline để xác định vị trí bắt đầu hiệu ứng, nhấp vào nút Add Effect sau đó chọn lệnh Transform từ menu xổ xuống. Bên dưới là hộp thoại Slide Effect. Hộp thoại này hiển thị khi bạn thực hiện hiệu ứng Slide In.
  2. Các thông số tùy chọn trong hộp thoại Slide Effect Number of Frames : Số Frame (khung) tác động của hiệu ứng, đây chính là chu kỳ của hiệu ứng. Description : Tên hiển thị của hiệu ứng. Đây là tên xuất hiện trên bảng Timeline. Slide In From : Các tùy chọn của đối tượng di chuyển từ màn hình vào. Với hiệu ứng Slide In còn có các kiểu chọn khác nhau như : From Left, From Right, From Top Left, From Bottom Left … Ví dụ : Khi chọn mục Bottom Right, dòng chữ sẽ chạy trượt từ dưới, ở phía bên phải lên (hướng mũi tên). Bạn có thể thực hiện một số tùy chọn nữa để khám phá sự lý thú của hiệu ứng trên chữ như thế nào. HIỆU ỨNG EXPLODE   
  3.       EXPLODE: Hiệu ứng làm cho đối tượng vỡ hoặc nổ tung (có thể vỡ theo hướng ra hoặc vào).  Trên cửa sổ màn hình chọn tab Text, trong cửa sổ này hãy nhập một tùy chọn, ví dụ ở đây nhập dòng chữ HIỆU ỨNG EXPLODE, font VNI-Hobo, kích cỡ 30, in đậm, canh giữa, màu tím. (Bạn có thể thực hiện theo ý thích của mình).    Sau đó nhấp chọn tab Timeline, trên cửa sổ màn hình này, trong khung Timeline chọn một vị trí (ở đây là frame 5) tiếp theo nhấp vào nút Add Effect, một menu xuất hiện, chọn lệnh Explode trong menu này.    Hộp thoại Explode Effect xuất hiện với chế độ mặc định như sau: 
  4.   Bạn nhấp vào nút Preview để xem hiệu ứng diễn ra như thế nào.Ž    Để ngừng lại nhấp nút Stop trên hộp thoại.    Các thông số trong hộp thoại Explode Effect  Number of Frame: Số Frame (khung) tác động của hiệu ứng, đây chính là chu kỳ của hiệu ứng.            Velocity of Explosion: Tốc độ nổ của các đối tượng, giá trị càng lớn tốc độ nổ càng nhanh.           Position of Bomb: Xác định tọa độ nổ, tọa độ có thể nhập trực tiếp vào hai khung x, y.             Scale components by: Tỉ lệ của các đối tượng sau khi nổ (tỉ lệ tính bằng phần trăm), khi tỉ lệ càng lớn thì các kí tự sau khi vỡ sẽ to hơn. 
  5. Bạn hãy thử nhập giá trị 100%, sau đó nhấp nút Preview sẽ thấy các kí tự vỡ ra lớn hơn rất nhiều so với lúc đầu.             Rotate component by: Góc xoay của các đối tượng sau khi nổ.           Uniform Rotation: Khi chọn vào mục này các đối tượng sau khi nổ đều xoay giống nhau.           Fade component by: Làm mờ các đối tượng sau khi nổ, giá trị càng cao các đối tượng sau khi nổ càng mờ.           Strength of Gravity: Cường độ của trọng lực hút xuống sau khi vỡ, khi thông số càng cao tốc độ hút xuống càng ïnhanh. Với giá trị là 1 các đối tượng nổ tung lên.             Direction of Gravity: Hướng xoay của các đối tượng sau khi nổ, mục này gồm có các tùy chọn.    Down: Các mảnh vỡ rơi hướng xuống.    Up: Các mảnh vỡ nổ tung lên phía trên.    Left: Các mảnh vỡ nổ ra về hướng bên trái. 
  6.   Right: Các mảnh vỡ nổ ra về hướng bên phải.    Other: Khi chọn mục này bạn có thể cho đối tượng sau khi nổ xoay theo gốc độ nào tùy ý, có thể nhập trực tiếp.               Explode Style: Có hai dạng nổ   Explode: Nổ tung lên hướng ra ngoài.    Implode: Nổ với các mảnh vỡ khi nổ hướng vào trong.     
  7.          Camera: Bạn nhấp chọn nút Camera khi cần thực hiện các dạng phối cảnh trên hiệu ứng này.      Các thông số hộp thoại Camera Settings.           Perspective Projection: Tạo phối cảnh khi đối tượng nổ ra.  Start Rotation Angle và End Rotation Angle: Đặt góc quay của đối tượng trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc.       Bắt đầu quay 15 độ và khi kết thúc các mảnh vỡ quay 5 độ. 
  8.            Start Zoom Factor vàEnd Zoom Factor: Sự thu phóng của đối tượng trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc.  Hai mục này chỉ hiển thị khi nhấp chọn mục Perspective Projection.    Ví dụ: Khi bắt đầu thực hiện thu nhỏ 30%, đến khi kết thúc phóng to 60%.               Start Position và End Position: Vị trí (tọa độ) bắt đầu thực hiện, có thể nhập trực tiếp tọa độ vào khung X,Y, Z.             Start Target và End Target: Vị trí (tọa độ) bắt đầu và kết thúc của mục tiêu nổ.   
  9. Sau khi lựa chọn các thông số trong hộp thoại, nhấp OK để trở về màn hình Timeline, khi đó bạn quan sát trên khung frame sẽ thấy tên hiệu ứng vừa thực hiện và số frame nó chiếm là số frame mà bạn đã khai báo trong khung Number of Frame.    Nếu như sau khi thực hiện xong bạn không vừa ý với những gì đã chọn và muốn chỉnh sửa lại. Hãy dùng chuột chọn lại hiệu ứng và nhấp phải chuột chọn lệnh Properties từ thanh menu mới xổ xuống.   Lưu ý: Sau khi chọn lệnh Properties sẽ xuất hiện lại hộp thoại Explode Effect với các thông số lúc đầu bạn đã chọn.    Khi đã thực hiện xong hãy nhấp chuột vào nút Play Movie để xem kết quả    Sau đó nhấp nút Stop Movie trên thanh công cụ để dừng lại.     
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2