intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thái học nhiễm sắc thể eukaryote

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

277
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc và chức năng của các nhiễm sắc thể, ta cần phải phân biệt giữa các nhiễm sắc thể khác nhau về các điểm sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thái học nhiễm sắc thể eukaryote

  1. Hình thái học nhiễm sắc thể eukaryote Để tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc và chức năng của các nhiễm sắc thể, ta cần phải phân biệt giữa các nhiễm sắc thể khác nhau về các điểm sau đây. 1. Kích thước nhiễm sắc thể Kích thước các nhiễm sắc thể sai khác nhau rất lớn. Giữa các loài khác nhau sự sai khác này có thể lên tới hơn 100 lần, trong khi một số nhiễm sắc thể trong một
  2. loài có kích thước hơn kém nhau khoảng 10 lần. (a) (b) Hình 3.2 (a) Bộ nhiễm sắc thể được xử lý bằng thuốc nhuộm phổ biến Giemsa; và (b) xác định các đặc điểm của một nhiễm sắc thể. Để mô tả bộ nhiễm sắc thể của một loài và xác định các nhiễm sắc thể của nó, cần phải thiết lập kiểu nhân (karyotype) và và sử dụng một hệ thống các quy ước dựa trên kích thước của chúng, vị trí tâm động, và các kiểu băng (các hình 3.2 và 3.5). Theo truyền thống, người ta sử dụng kỹ thuật hiện băng (ví dụ băng G ở
  3. hình 3.2; xem thêm mục 3) và chụp ảnh các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân, gọi là phương pháp kỳ giữa. Sau đó phóng đại ảnh, cắt rời từng chiếc (gồm hai chromatid chị em) và sắp thành từng cặp tương đồng (vai ngắn quay lên trên và vai dài hướng xuống dưới), rồi xếp theo thứ tự nhỏ dần về kích thước và đánh số từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Chẳng hạn, đối với người (xem các hình 3.3 và 3.5): (i) các nhiễm sắc thể không phải giới tính gọi là nhiễm sắc thể thường (autosome) được đánh số từ 1 đến 22 trên cơ sở chiều dài, còn các nhiễm sắc thể giới tính X và Y được tách riêng. (ii) Vai ngắn của nhiễm sắc thể được biểu thị bằng p và vai dài bằng q dựa trên vị trí của tâm động. (iii) mỗi vai trước tiên được chia thành các vùng và sau đó được xác định bằng các băng. Ví dụ, ký hiệu
  4. 9q34 có nghĩa là vai dài của nhiễm sắc thể số 9, vùng 3, và băng 4. Đây là nơi khu trú của gene xác định hệ nhóm máu ABO. Hình 3.3 Bộ nhiễm sắc thể người được thiết lập bằng phương pháp mới - kiểu nhân phổ (spectral karyotype). Nguồn: Schrock và cs (1996). Gần đây, Schrock và cs (1996) đã giới thiệu các phương pháp thiết lập kiểu nhân mới sử dụng các thuốc nhuộm huỳnh quang có khả năng bám vào các
  5. vùng đặc thù của các nhiễm sắc thể, gọi là thiết lập kiểu nhân phổ (spectral karyotyping; Hình 3.3). Bằng cách sử dụng một loạt các vật dò (probes) đặc thù có hàm lượng các thuốc nhuộm khác biệt, các cặp nhiễm sắc thể khác nhau sẽ có các đặc trưng phổ riêng. Một đăc điểm dộc đáo của công nghệ này là sự sử dụng một nhiễu kế (interferometer) giống như các nhà thiên văn dùng để đo quang phổ phát ra từ các vì sao. Công nghệ này cho phép phát hiện các biến đổi nhẹ về màu sắc (mà mắt thường chúng ta không thể phát hiện) bằng chương trình máy tính rồi sau đó phân loại từng cặp nhiễm sắc thể theo các màu sắc khác nhau. Việc sắp xếp các nhiễm sắc thể theo từng cặp rất đơn giản vì các cặp tương đồng thì có cùng màu như nhau, và các sai hình hoặc
  6. các trao đổi chéo có thể nhận biết được một cách dễ dàng hơn. 2. Tâm động và các kiểu nhiễm sắc thể Các nhiễm sắc thể thường khác nhau về vị trí tâm động (centromere), là nơi mà các sợi thoi bám vào trong quá trình phân bào (hình 3.4). Thường thì mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một eo thắt lớn chứa một tâm động gọi là eo sơ cấp (primary constriction). (Thuật ngữ kinetochore dùng để chỉ cấu trúc protein bao quanh vùng tâm động). Nói chung, có ba kiểu nhiễm sắc thể chính: nếu tâm động nằm gần chính giữa, gọi là nhiễm sắc thể tâm giữa (metacentric); nếu tâm động nằm lệch về một đầu, gọi là nhiễm sắc thể tâm đầu (acrocentric); và nếu tâm động ở gần sát đầu mút, gọi là nhiễm sắc thể tâm mút (telocentric). Nói cách khác, tâm động
  7. chia nhiễm sắc thể thành hai vai hay cánh (arms) dài ngắn khác nhau; chẳng hạn, trong khi nhiễm sắc thể tâm giữa có hai vai gần như bằng nhau, thì nhiễm sắc thể tâm lệch có một vai ngắn và một vai dài. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ở chuột nhà tất cả 40 cặp nhiễm sắc thể đều thuộc kiểu tâm giữa, trong khi ở bộ nhiễm sắc thể người gồm hai kiểu tâm giữa và tâm đầu, không có kiểu tâm mút (hình 3.3). Ngoài eo sơ cấp, trên một số nhiễm sắc thể cụ thể còn có thể có eo thứ cấp (secondary constriction), và nếu eo này ở gần đầu mút và xảy ra sự thắt sâu sẽ tạo nên một vệ tinh (satellite) của nhiễm sắc thể (ở người, đó là các nhiễm sắc thể 13, 14, 15, 21 và 22; xem hình 3.5b). Eo thứ cấp thường chứa các gene tổng hợp các RNA ribosome, tích tụ tạm thời và hình thành nên tổ chức gọi là hạch nhân
  8. (nucleolus); nó có mặt trong nhân (nucleus) ở một số giai đọan khác nhau của sự phân bào. Hai đầu mút của mỗi nhiễm sắc thể eukaryote có cấu trúc đặc biệt gọi là telomere (sẽ được thảo luận ở chương 5) và thường có trình tự DNA khác với phần còn lại của nhiễm sắc thể. (a) (b) Hình 3.4 (a) Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng kiểu tâm đầu ở kỳ giữa. (b) Mỗi chiếc lấy ra từ nhân kỳ giữa gồm hai chromatid chị em dính nhau ở tâm động, gọi là bộ đôi (dyad) và có các đầu mút đặc trưng gọi là telomere.
  9. 3. Các kiểu băng nhiễm sắc thể (chromosomal bands) Người ta có thể xác định các vùng khác nhau trên các nhiễm sắc thể bằng các kỹ thuật hiện băng (band techniques) có xử lý các hóa chất khác nhau, như các băng G, Q và R (tương ứng là Giemsa, quinacrine và reverse bands- băng đảo ngược) (xem Verma và Babu 1995). Thực ra, thuật ngữ chromosome (= chromo: màu + soma: thể) theo nghĩa đen có nghĩa là "thể bắt màu". Các kỹ thuật sử dụng các thuốc nhuộm khác nhau để xác định các vùng của nhiễm sắc thể nào đó làm hiện ra các vạch, dải hay băng (bands) có độ đậm nhạt, sáng tối hoặc hiển thị bằng các màu khác nhau. Chẳng hạn, các băng sẫm hơn thường xuất hiện ở gần tâm động hoặc ở các đầu mút
  10. (telomeres) của các nhiễm sắc thể, trong khi các vùng khác bắt màu yếu hơn nên nhạt hơn. Các vùng bắt màu đậm gọi là chất dị nhiễm sắcchất đồng nhiễm sắcbiểu đồ nhiễm sắc thể (idogram) người. (heterchromatin) và các vùng bắt màu nhạt gọi là (euchromatin). Nói chung, các vùng đặc trưng này được duy trì ổn định trong các tế bào hay các cá thể khác nhau của một loài và do đó chúng tỏ ra hữu ích cho việc xác định các nhiễm sắc thể cụ thể. Hình 3.5 trình bày kiểu nhân và
  11. (a) (b) Hình 3.5 (a) Kiểu nhân, và (b) biểu đồ nhiễm sắc thể người. Các vùng euchromatin thường trải qua một chu kỳ đóng và mở xoắn đều đặn, tương ứng với sự hoạt động của hầu hết các gene khu trú trên đó. Các vùng heterochromatin gồm hai kiểu: ổn định (constitutive) và không ổn định
  12. (facultative). Heterochromatin ổn định, tức là phần cố định của bộ gene và không biến đổi được thành euchromatin; chúng được coi là bất hoạt về mặt di truyền. Ngược lại, heterochromatin không ổn định bao gồm cả euchromatin là những vùng bắt giữ màu và cô đặc (theo nghĩa đóng xoắn chặt) đặc trưng của euchromatin trong một số giai đoạn phát triển; hay nói cách khác, đó thực chất là các vùng euchromatin nhưng chỉ biến đổi thành heterochromatin trong kỳ trung gian (interphase) ở một số mô. Trên thực tế, người ta còn phát hiện một số dạng nhiễm sắc thể đặc biệt có kích thước khổng lồ, như: (i) các nhiễm sắc thể kiểu chổi lông hay bàn chải đèn (lampbrush chromosomes) bắt gặp trong noãn bào sơ cấp của động vật có xương
  13. sống (có thể dài tới 1mm như ở lưỡng thê có đuôi); và (ii) các nhiễm sắc thể đa sợi (polytene chromosomes) có mặt trong nhân tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng bộ hai cánh (Diptera). (a) (b) Hình 3.6 (a) Nhiễm sắc thể khổng lồ trong một nhân tế bào truyến nước bọt của ấu trùng D. melanogaster, và (b) cấu trúc chi tiết của nhiễm sắc thể X được tách làm hai nửa, mỗi nửa có 10 vùng và mỗi vùng bắt đầu bằng một băng màu đậm.
  14. Chẳng hạn, ở ruồi giấm D. melanogaster, các nhiễm sắc thể đa sợi này sinh ra do hiện tượng nội nguyên phân (endomitosis), tức các nhiễm sắc thể tự nhân đôi liên tiếp cả chục lần nhưng tế bào không phân chia và hầu như ở trạng thái mở xoắn. Vì vậy chúng có thể chứa tới cả ngàn sợi chromatid dính nhau trong một bó, với chiều dài hơn100 lần so với các nhiễm sắc thể bình thường (hình 3.6). Và đã xác định được tất cả là 102 vùng, với hơn 5.000 băng. Riêng một mình nhiễm sắc thể X (tức nhiễm sắc thể số 1) có 20 vùng được đánh số từ 1 đến 20, với hơn 1.000 băng. Ở hình 3.7b cho thấy nó là nhiễm sắc thể tâm mút, có tâm động ở vùng 20 nằm sát đầu mút bên phải của nửa dưới, và gene gây ra mắt trắng nằm gần đầu mút bên trái ở vùng 3 thuộc nửa trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2