intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam" đánh giá các quy định về thương mại điện tử tại Việt Nam kể từ thời điểm Nghị định số 52 có hiệu lực thi hành cho tới nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam

  1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam Đinh Văn Linh, Hoàng Văn Thành Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 16/03/2023 Ngày nhận bản sửa: 21/04/2023 Ngày duyệt đăng: 18/05/2023 Tóm tắt: Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ngày càng phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ trong không gian ảo. Hệ thống pháp luật này giúp nhà nước điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử theo các quy luật khách quan và đảm bảo được lợi ích của các bên khi tham gia vào thương mại điện tử. Bài nghiên cứu đánh giá các quy định về thương mại điện tử tại Việt Nam kể từ thời điểm Nghị định số 52/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành cho tới nay. Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bài viết chỉ ra: (1) Khó khăn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của các chủ thể tham gia thương mại điện tử; (2) Vướng mắc về quy định thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử; (3) Sự không rõ ràng trong quy định về công bố danh sách các website thương mại điện tử có hành vi vi Improving the current legal system on e-commerce in Vietnam Abstract: The current legal system on e-commerce plays an increasingly important role in regulating relationships in virtual space. This legal system helps the state regulate e-commerce relations according to objective laws and ensure the interests of the parties when participating in e-commerce. This study evaluates the regulations on e-commerce in Vietnam since the effective date of Decree No. 52/2013/ND-CP until now. Using the Desk Research method and Theoretical Research method, the results are as follows: (1) Difficulty in protecting personal information of subjects participating in e-commerce; (2) Problems with regulations on information about goods and services on the electronic trading floor; (3) The ambiguity in regulations on publishing the list of e-commerce websites with violations and regulations on handling violations in the field of e-commerce. The results of this study will provide suggestions for improving the legal framework for e-commerce. Keywords: E-commerce, legal, Vietnam. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.07.2512 Dinh, Van Linh 1, Hoang, Van Thanh 2 Email: linhdv@hvnh.edu.vn1, thanhhv@hvnh.edu.vn2 Organization of all: Banking Academy of Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 13 Số 254- Tháng 7. 2023
  2. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam phạm và quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Kết quả của nghiên cứu này sẽ đưa ra những gợi ý nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử tại Việt Nam. Từ khoá: Thương mại điện tử, Pháp luật, Việt Nam 1. Giới thiệu những giá trị to lớn đó, hoạt động TMĐT cũng bộc lộ nhiều hạn chế như vấn nạn Cùng với sự phát triển của khoa học công hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu nghệ, thương mại điện tử (TMĐT) ngày trí tuệ, tranh chấp phát sinh trong quá trình càng phát triển và đóng góp vai trò quan giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT... trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của Tất cả những vấn đề đó làm cho hoạt động các quốc gia. Về bản chất pháp lý, theo TMĐT trở thành chủ đề nóng được các quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định nhà lập pháp, các thương nhân cho tới các số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của nhà nghiên cứu pháp lý đặc biệt quan tâm. Chính phủ về TMĐT (Nghị định số 52) Bài nghiên cứu đánh giá các quy định về thì: “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành TMĐT tại Việt Nam kể từ thời điểm Nghị một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt định số 52 có hiệu lực thi hành cho tới nay. động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn 2. Tổng quan nghiên cứu và phương thông di động hoặc các mạng mở khác”. pháp nghiên cứu Như vậy, hành vi tiến hành các hoạt động TMĐT là hành vi thương mại. Theo đó, đây 2.1. Tổng quan nghiên cứu là một hành vi do các thương nhân (pháp nhân, thể nhân) thực hiện liên tục, thường Dưới góc độ pháp lý, có thể kể đến những xuyên, nhằm mục đích sinh lợi. Điểm khác công trình nghiên cứu về TMĐT tiêu biểu biệt giữa hành vi tiến hành các hoạt động sau đây: TMĐT với hành vi thương mại theo quan Khi bàn về TMĐT, Nguyễn Hà (2022), đã niệm truyền thống là ở môi trường diễn ra chỉ ra đầy đủ và chi tiết về hệ thống pháp hành vi. Trong khi hành vi thương mại theo luật điều chỉnh hoạt động TMĐT, đặc biệt quan niệm truyền thống được tiến hành ở liên quan tới hoạt động TMĐT trong Luật môi trường đời sống thực tiễn thì hành vi Đầu tư năm 2020 và và Luật Doanh nghiệp các hoạt động thương mại được tiến hành 2020. Đi sâu phân tích, đánh giá các quy trong môi trường có kết nối với mạng định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của Internet, mạng viễn thông di động hoặc các người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT. mạng mở khác. Đặng Thị Vũ Hường (2018) nhấn mạnh TMĐT lúc này đóng góp tỷ lệ lớn trong giá tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi trị của hoạt động kinh doanh, thương mại. người tiêu dùng, đối tượng được coi là yếu Đồng thời, TMĐT kéo theo sự phát triển thế trong mối quan hệ với chủ sàn TMĐT. nhanh chóng của các sàn TMĐT, cùng với Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích thực đó là hoạt động khởi nghiệp ở các quy mô trạng của pháp luật Việt Nam điều chỉnh khác nhau của nhiều bộ phận, nhiều thành hoạt động TMĐT, đánh giá những lỗ hổng phần trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh pháp lý hiện hành vô hình chung đang tạo 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  3. ĐINH VĂN LINH - HOÀNG VĂN THÀNH cơ hội cho hoạt động kinh doanh không giao dịch TMĐT tại Việt Nam, đề xuất lành mạnh, xâm hại tới quyền và lợi ích biện pháp tăng cường hoạt động bảo đảm hợp pháp của người tiêu dùng. Bên cạnh an toàn thông tin cá nhân trong hoạt động đó, tác giả đặc biệt phân tích tình trạng xâm giao dịch này tại Việt Nam. phạm quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam Dưới góc nhìn khác, Phạm Minh Huyền trong lĩnh vực TMĐT hiện nay, ảnh hưởng (2020) đi sâu phân tích về vai trò của việc của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT. Từ đó đề xuyên Thái Bình Dương trong việc hoàn xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo người tiêu dùng trong hợp đồng TMĐT tại vệ quyền tác giả trên nền tảng TMĐT. Việt Nam. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ Như vậy có thể nhận thấy, pháp luật về thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp TMĐT là chủ đề được rất nhiều nhà nghiên dụng liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền cứu quan tâm và đã công bố nhiều công lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong hợp trình khoa học khác nhau. Các nghiên cứu đồng TMĐT dưới tác động của Hiệp định. này đã tiếp cận các vấn đề từ lý luận về Tiếp tục nghiên cứu đến vấn đề bảo vệ TMĐT đến đánh giá thực trạng pháp luật quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động về TMĐT và đề xuất các giải pháp hoàn TMĐT, Nguyễn Thị Thu Hằng (2019) đi thiện pháp luật về TMĐT. Do vậy, các sâu vào góc độ bảo vệ thông tin trong nhóm quan niệm về TMĐT, quan điểm về hoàn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, thiện pháp luật về TMĐT sẽ là những kết trước tiên tác giả xuất phát từ vấn đề lý luận quả nghiên cứu được kế thừa trong nghiên về ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ thông tin cứu này. Tuy nhiên, mặc dù có những đóng người tiêu dùng trong quan hệ TMĐT. Khi góp nhất định đối với hoạt động nghiên xác lập các giao dịch TMĐT, người tiêu cứu về TMĐT, pháp luật về TMĐT, dùng sẽ cung cấp rất nhiều các thông tin nhưng các nghiên cứu trên đây còn chưa cá nhân của mình từ tên tuổi, số căn cước giải quyết thấu đáo các quy định về việc công dân, địa chỉ, số điện thoại cho đến các bảo mật thông tin cá nhân khi có sự tham thông tin về tài chính như số tài khoản ngân gia của bên thứ ba (đại lý, môi giới, người hàng, số thẻ visa. Chính vì vậy, việc bảo vệ vận chuyển…) hoặc trong trường hợp hợp thông tin của người tiêu dùng trở nên đặc đồng vô hiệu; các quy định về công bố biệt quan trọng. Ngoài ra, tác giả cũng đã thông tin về hàng hoá, dịch vụ trên sàn giao làm rõ các yếu tố chi phối hoạt động bảo vệ dịch điện tử; và các quy định về công bố thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong danh sách các website TMĐT có hành vi vi TMĐT, đồng thời khái quát khuynh hướng phạm và quy định về xử lý vi phạm trong điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề bảo lĩnh vực TMĐT. Việc nghiên cứu rõ các vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trường hợp trên giúp cho hành lang pháp lý trong TMĐT. về TMĐT ngày càng hoàn thiện hơn, giúp Cùng chung quan điểm trên, Trần Đoàn cho các chính sách pháp luật về TMĐT đi Hạnh (2019) cũng đã nhấn mạnh về sự vào thực tế. Do đó, nghiên cứu, luận giải, cần thiết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhận diện các vướng mắc trong thực tiễn nói chung và bảo mật thông tin người tiêu thi hành các quy định của pháp luật để từ dùng. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện thực trạng phát triển TMĐT và hoạt động pháp luật về các vấn đề trên ở Việt Nam là bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong điểm mới của nghiên cứu này so với các Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 15
  4. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam nghiên cứu trước đó. đó, nhóm tác giả nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật và các lý thuyết pháp luật; so 2.2. Phương pháp nghiên cứu sánh các quy định pháp luật hiện hành với các cơ sở lý thuyết, các học thuyết pháp lý Bài nghiên cứu được dựa trên các cơ sở sau liên quan trong lĩnh vực TMĐT; thực hiện đây: đánh giá các quy định của pháp luật hiện Nguyên tắc tự do kinh doanh, là nguyên tắc hành dựa trên các cơ sở lý thuyết và học hiến định được quy định tại Điều 33 Hiến thuyết pháp lý đó để nhận diện những điểm pháp năm 2013, theo đó: “Mọi người có vướng mắc, hạn chế. Cuối cùng, nhóm tác quyền tự do kinh doanh trong những ngành giả đề xuất các cách thức giải quyết các nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, vướng mắc, hạn chế đó. khi thực hiện quyền này phải trong giới hạn khuôn khổ của pháp luật. 3. Kết quả thảo luận về hành lang pháp Nguyên tắc bảo về quyền lợi người tiêu lý về thương mại điện tử ở Việt Nam dùng, theo đó tại Điều 4 Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 quy định rõ: “Bảo vệ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hiện nay quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm pháp luật TMĐT đang gặp các vấn đề lớn chung của Nhà nước và toàn xã hội. Quyền như sau cần thảo luận, như: (1) Khó khăn lợi của người tiêu dùng được tôn trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của các và bảo vệ theo quy định của pháp luật và chủ thể tham gia TMĐT; (2) Vướng mắc về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải quy định thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên được thực hiện kịp thời, công bằng, minh sàn giao dịch điện tử; (3) Sự không rõ ràng bạch, đúng pháp luật”. Dựa trên cơ sở này, trong quy định về công bố danh sách các Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 52 quy định website TMĐT có hành vi vi phạm và quy về nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT. quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, theo đó: “Người sở hữu website 3.1. Khó khăn trong việc bảo vệ thông tin TMĐT bán hàng và người bán trên website cá nhân của các chủ thể tham gia thương cung cấp dịch vụ TMĐT phải tuân thủ các mại điện tử quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị cho khách hàng”; “Trường hợp người bán định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch của Chính phủ về TMĐT (Nghị định 52) vụ của mình trên website TMĐT thì thương thì “Thông tin cá nhân là các thông tin góp nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT và phần định danh một cá nhân cụ thể, bao thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện không phải là bên thứ ba cung cấp thông thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và người tiêu dùng”. những thông tin khác mà cá nhân mong Để tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã muốn giữ bí mật”. Như vậy, theo quy định sưu tầm các văn bản pháp luật TMĐT hiện này, các thông tin cá nhân của các chủ thể đang có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, sử tham gia TMĐT được pháp luật ghi nhận dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và và bảo vệ. Tại Điều 68 Nghị định 52 quy phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Theo định trách nhiệm bảo vệ những thông tin 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  5. ĐINH VĂN LINH - HOÀNG VĂN THÀNH này thuộc về các chủ thể thực hiện việc thu pháp lý cần phải làm rõ và hoàn thiện trong thập thông tin. Trong trường hợp các chủ thời gian tới. thể này không trực tiếp tiến hành thì uỷ Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng vô quyền cho chủ thể khác. Trách nhiệm về hiệu thì trách nhiệm bảo vệ thông tin cá bảo vệ thông tin được thoả thuận rõ trong nhân trong TMĐT thuộc về chủ thể nào hợp đồng. Nếu không thoả thuận thì trách Ở trường hợp khác, khi người trực tiếp thu nhiệm thuộc về chủ thể thực hiện việc thu thập thông tin cá nhân (ví dụ người bán thập thông tin. Đây rõ ràng là một quy định hàng) ký hợp đồng với bên thứ ba bất kỳ nhằm bảo vệ những thông tin cá nhân của (ví dụ bên vận chuyển). Như vậy, quan hệ các chủ thể tham gia TMĐT. pháp luật giữa người bán hàng và bên thứ 3 Tuy nhiên, khi nghiên cứu quy định trên, là quan hệ hợp đồng (ví dụ trong trường hợp phát sinh hai vướng mắc cụ thể như sau: này là hợp đồng vận chuyển). Vậy nếu hợp Thứ nhất, trách nhiệm bảo vệ thông tin cá đồng này bị vô hiệu, thì trách nhiệm bảo vệ nhân trong TMĐT thuộc về chủ thể nào khi thông tin cá nhân trong TMĐT thuộc trách có sự tham gia của bên thứ ba. nhiệm của bên nào? bên trực tiếp thu thập Quy định tại Điều 68 Nghị định 52 trên thực thông tin (bên bán) hay bên thứ ba (bên vận tế sẽ nảy sinh vướng mắc rất lớn. Cụ thể, chuyển)? thì hiện nay quy định tại Điều 68 trong trường hợp chủ thể trực tiếp tiến hành Nghị định 52 chưa thấy quy định rõ. Còn thu thập thông tin đã thu thập xong thông tin nếu vận dụng quy định trong Bộ Luật dân (ví dụ: Bên bán hàng), sau đó thuê bên thứ sự năm 2015 thì tại Khoản 1, 2 Điều 131 ba để thực hiện một công việc (ví dụ: vận quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không chuyển). Để giao được hàng cho khách hàng, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, chủ thể trực tiếp tiến hành thu thập thông tin nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm (bên bán hàng) phải chuyển giao các thông giao dịch được xác lập; Khi giao dịch dân tin về khách hàng cho bên thứ ba (bên vận sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình chuyển). Lúc này, nếu dựa vào Điều 68 Nghị trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì định 52 thì trách nhiệm thuộc về chủ thể nào? đã nhận”. Như vậy, nếu hợp đồng không bên bán hay bên vận chuyển? vô hiệu thì trách nhiệm bảo vệ thông tin Rõ ràng, nếu dựa vào Điều 68 Nghị định cá nhân trong TMĐT sẽ được dịch chuyển 52 thì chắc chắn người tiến hành thu thập sang bên thứ ba (trong trường hợp có uỷ thông tin (bên bán) phải chịu trách nhiệm quyền và thoả thuận rõ), còn trong trường bảo vệ thông tin. Nhưng bên bán không uỷ hợp hợp đồng vô hiệu thì bên thứ ba có phải quyền cho bên vận chuyển thu thập thông chịu trách nhiệm không? Bởi vì, đành rằng tin, do vậy bên vận chuyển không phải chịu hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh hiệu trách nhiệm về thông tin của khách hàng. lực giữa bên thứ ba và người trực tiếp thu Nhưng trên thực tế, để giao được hàng hoá thập thông tin, nhưng bên thứ ba đã nắm cho khách thì bên vận chuyển đã có đầy đủ trong tay một phần hoặc toàn bộ thông tin các thông tin về khách hàng, và thông tin của khách hàng. Nếu không quy định trách này được bên bán chuyển sang. Như vậy, nhiệm trong trường hợp này thì thông tin nếu bên vận chuyển mua, bán, hoặc chuyển của cá nhân trong TMĐT không thể được nhượng thông tin của khách hàng thì bên bảo vệ một cách đầy đủ được. vận chuyển có phải chịu trách nhiệm không? Nếu như quy định hiện hành thì 3.2. Vướng mắc về quy định thông tin về không. Như vậy, đây là một khoảng trống hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 17
  6. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam Hàng nhái, hàng giả có thể bị một số các hiểu lầm” mà không quy định rõ những đặc đối tượng bán thông qua TMĐT hiện nay tính của dịch vụ bao gồm những đặc tính là điều có thể. Trong khi người mua nhiều nào. Như vậy, rất có thể gây ra sự nhầm khi chỉ nhìn thấy ảnh hoặc đôi khi thấy một lẫn giữa dịch vụ này với dịch vụ khác khi đoạn quay phim của sản phẩm. Vì rằng khách hàng sử dụng các dịch vụ đó. không được trực tiếp kiểm tra hàng hoá, nên đôi khi hàng hoá nhận được khác xa so 3.3. Sự không rõ ràng trong quy định về với những gì người bán hàng cung cấp trên công bố danh sách các website thương các sàn giao dịch. Đó là vấn đề mà các nhà mại điện tử có hành vi vi phạm và quy làm luật rất quan tâm, vì vậy, tại Khoản 2 định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực Điều 37, Điều 30 Nghị định 52 quy định thương mại điện tử rõ trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch điện tử: “Cung cấp đầy đủ thông tin Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều định 52:“Bộ Công thương công bố công 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng khai trên cổng thông tin Quản lý hoạt động hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao TMĐT các danh sách sau: (a) Danh sách dịch TMĐT ”; “Đối với hàng hóa, dịch vụ các website TMĐT có vi phạm quy định được giới thiệu trên website TMĐT bán của pháp luật; (b) Danh sách các website hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải TMĐT bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi cung cấp những thông tin để khách hàng phạm pháp luật”. Việc công bố này sẽ giúp có thể xác định chính xác các đặc tính của cho người tiêu dùng biết được các website hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm “không uy tín”, để từ đó không bị thiệt hại khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong đồng” và Khoản 12 Điều 1 Nghị định số tương lai. Tuy nhiên hiện nay quy định này 85/2021 ngày 25/9/2021 của Chính phủ gặp phải hai vấn đề: về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Thứ nhất, cần phải làm rõ về trường hợp nào định 52/2013/NĐ-CP (Nghị định 85) thì được coi là “các website TMĐT bị phản ánh quy định “Thông tin về hàng hóa công bố về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. trên website phải bao gồm các nội dung bắt Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định 52 thì chỉ cần người tiêu dùng “phản định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các ánh” với Bộ Công thương về việc các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản website có “dấu hiệu vi phạm pháp luật” phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn thì đã bị Bộ Công thương đưa vào danh sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy”. sách công bố trên “cổng thông tin Quản Như vậy, theo các quy định trên đây thì khi lý hoạt động TMĐT”. Thông thường thì công bố sản phẩm (là các loại hàng hoá) dựa trên cơ sở sự phản ánh của người tiêu trên các sàn giao dịch điện tử thì phải tuân dùng, cơ quan quản lý sẽ xác định dấu hiệu thủ quy định về nhãn hàng hoá (ví dụ như: vi phạm theo quy định của pháp luật chứ thành phần, nguyên liệu, thông tin cảnh không phải là người tiêu dùng xác định báo...). Nhưng các quy định trên lại bỏ ngỏ dấu hiệu vi phạm rồi sau đó báo cho cơ các quy định tương tự về dịch vụ, tức là khi quan quản lý. Tuy nhiên, tại văn bản này cung cấp các dịch vụ trên các sàn TMĐT và các văn bản có liên quan lại quy định thì chỉ nói chung chung là “cung cấp các rằng chỉ dựa vào phản ánh của người tiêu đặc tính để xác định dịch vụ nhằm tránh sự dùng có dấu hiệu vi phạm mà cơ quan quản 18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  7. ĐINH VĂN LINH - HOÀNG VĂN THÀNH lý đã đưa vào danh sách công bố như trên định 52 “Ngoài việc xử phạt vi phạm hành là chưa thấu đáo. Bởi vì các quy định trên chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chưa đưa ra các căn cứ để xác định rõ “dấu chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ hiệu vi phạm pháp luật” trong TMĐT là chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động/ gì, cách thức xác định dấu hiệu, chủ thể tước quyền sử dụng giấy phép hoặc hủy bỏ có thẩm quyền xác định dấu hiệu, việc tiếp đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT nhận phản ánh dấu hiệu đó như thế nào nên đối với các vi phạm quy định tại Khoản 1 tại thời điểm người tiêu dùng phản ánh dấu Điều này”. Như vậy quy định này mang tính hiệu vi phạm thì chưa thể xác định được là định tính, dẫn tới việc xác định tính chất, các website TMĐT đó đã có dấu hiệu vi mức độ vi phạm một cách chung chung, do phạm hay là chưa. vậy cần phải có các quy định mang tính định Mặt khác, nếu chỉ dựa vào “sự phản ánh lượng trong trường hợp này để xác định dấu hiệu vi phạm” của người tiêu dùng mà “tính chất, mức độ vi phạm”. cơ quan quản lý đã đưa website TMĐT vào Mặt khác, các quy định nói trên cũng thiếu danh sách để công bố website vi phạm thì vắng các quy định về một số vấn đề phát sẽ xảy ra vấn đề, đó là: Ban đầu theo phản sinh như: ánh của người tiêu dùng (cung cấp chứng Một là, danh sách công bố website TMĐT cứ, bản ghi âm, ghi hình...) thì (có thể) hành khi được công bố trên “Cổng thông tin vi đó là hành vi vi phạm, tuy nhiên, sau khi Quản lý hoạt động TMĐT” của Bộ Công cơ quan có thẩm quyền xác minh chứng cứ, thương có phải là vĩnh viễn hay chỉ là tạm chứng minh thì hành vi đó lại không phải thời. Mặt khác, nếu một website chỉ bị xử là hành vi vi phạm. Nhưng, website đó đã phạt một lần, nhưng suốt thời gian sau đó bị đưa vào danh sách công bố vi phạm, do đã tạo dựng lại uy tín, thương hiệu và được vậy, lúc này Bộ Công thương lại phải đính người tiêu dùng trong nước và quốc tế đánh chính và rút tên website đó ra khỏi danh giá tốt và được cơ quan quản lý nhà nước sách vi phạm. Điều này sẽ gây khó khăn công nhận thì có được “gỡ” ra khỏi danh cho cả cơ quan quản lý và ảnh hưởng tới sách đã được công bố hay tự động được quyền lợi của chủ thể bị quản lý. “gỡ” ra khỏi danh sách này. Tiêu chí nào, Thứ hai, nội dung công bố trong “Danh cách thức chứng minh các tiêu chí, thủ tục sách các website TMĐT có vi phạm quy để được đưa ra khỏi danh sách này là gì thì định của pháp luật” chưa đầy đủ và có sự hiện các quy định của pháp luật vẫn còn bỏ mâu thuẫn với quy định xử lý vi phạm. ngỏ. Hai là, nếu có một website TMĐT bị Quy định về “Danh sách các website TMĐT xử phạt rất nhiều lần, tuy nhiên chưa tới có vi phạm quy định của pháp luật” do Bộ mức bị huỷ đăng ký website TMĐT hoặc Công thương công bố được quy định tại bị đình chỉ hoạt động thì cần có quy định Điều 67 Nghị định 52; quy định về các hành để cho người tiêu dùng biết rõ về các lần vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm hành vi phạm này, và vi phạm bao nhiêu lần để chính trong TMĐT được quy định tại Điều từ đó tránh không giao kết để tránh thiệt 78 Nghị định 52. Dựa trên các quy định này hại cho tương lai. Tuy nhiên, tại Khoản thì không thể xác định được những website 2 Điều 30 Thông tư số 47/2014/TT-BCT bị công bố trong danh sách có hành vi vi ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công phạm là vi phạm lần đầu hay lần thứ mấy. thương quy định về quản lý website TMĐT Điều này cũng dẫn tới sự không rõ ràng (Thông tư 47) thì chưa có quy định chi tiết trong quy định tại Khoản 2 Điều 78 Nghị hướng dẫn về nội dung này. Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 19
  8. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam Ba là, cần có những quy định về xử phạt (người trực tiếp thu thập thông tin). Chỉ khi bổ sung đối với những website TMĐT bị quy định như vậy, mục đích của việc bảo vệ đình chỉ hoạt động hoặc bị huỷ bỏ đăng thông tin cá nhân cho người tiêu dùng trong ký. Thông thường các website này khi TMĐT mới đạt được. “vi phạm tới mức nghiêm trọng” thì mới Bên cạnh đó, cũng phải quy định trách bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ đăng ký. Do nhiệm liên đới của bên thứ ba trong trường vậy, cần phải có các quy định xử phạt bổ hợp hợp đồng bị vô hiệu. Bởi nếu không sung như cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm có quy định ràng buộc nghĩa vụ phải bảo chức vụ hoặc cấm điều hành hoặc sở hữu vệ thông tin cá nhân trong trường hợp này website TMĐT trong một khoảng thời gian thì rất có thể bên thứ ba có thể bán, chuyển nhất định để tạo tính răn đe. nhượng thông tin của các cá nhân đó cho các cá nhân, tổ chức khác. Như vậy, mục 4. Kết luận và một số khuyến nghị đích bảo vệ thông tin của cá nhân của người tiêu dùng không được bảo vệ đầy đủ. Để pháp luật TMĐT hoàn thiện trong thời Thứ hai, bổ sung quy định về mô tả đặc gian tới, các cơ quan ban hành pháp luật tính dịch vụ khi cung cấp các dịch vụ trên cần tiếp tục quan tâm tới các nội dung sau: sàn giao dịch điện tử Thứ nhất, quy định trách nhiệm liên đới của Mục đích của quy định phải mô tả đặc tính các bên thứ ba trong việc thu thập thông tin của sản phẩm hoặc dịch vụ khi công bố sản cá nhân trong TMĐT. phẩm trên sàn giao dịch điện tử là để người Trong thời đại hiện nay, kinh tế chia sẻ bắt tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt, tránh sự đầu phát triển thịnh hành không những trên nhầm lẫn khi lựa chọn các sản phẩm hoặc thế giới mà ở Việt Nam. Trong nền kinh dịch vụ. Do vậy, cần thiết phải bổ sung tế này, một chủ thể (bán hàng) không phải thêm quy định về mô tả đặc tính của dịch thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình vụ khi công bố trên các sàn giao dịch điện kinh doanh mà có thể có sự tham gia của tử. Các đặc tính của dịch vụ phải là tiêu chí nhiều bên thứ ba (như bên gia công, bên vận để phân biệt giữa dịch vụ này với dịch vụ chuyển, bên thu phí/cước, bên bảo hành…). khác. Các đặc tính công bố có thể bao gồm: Các chủ thể đó (bên thứ ba) có thể không xuất xứ; chủ thể chịu trách nhiệm cung cấp; trực tiếp tham gia vào thu thập thông tin Đơn vị cung ứng chính thức; mô tả về lĩnh khách hàng nhưng để thực hiện các hợp vực dịch vụ; chế độ sử dụng... đồng đã ký với bên bán hàng họ vẫn phải Thứ ba, hoàn thiện các quy định về công bố có thông tin của khách hàng (được bên bán danh sách các website TMĐT khuyến cáo hàng chuyển cho). Tuy nhiên họ không phải người tiêu dùng thận trọng chịu trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thông Để giải quyết vướng mắc các quy định về tin của khách hàng (người tiêu dùng). Do công bố danh sách các website TMĐT có vậy, để tránh việc sử dụng, mua bán, chuyển hành vi vi phạm thì phải bãi bỏ quy định nhượng bất hợp pháp thông tin cá nhân của tại Điểm b Khoản 1 Điều 67 Nghị định khách hàng (người tiêu dùng) thì nhất thiết 52. Theo đó, chỉ giữ lại duy nhất một phải bổ sung thêm quy định theo hướng gắn trường hợp mà website TMĐT bị đưa vào trách nhiệm liên đới của bên thứ ba vào việc danh sách công bố để khuyến cáo người bảo mật, bảo vệ thông tin của khách hàng. tiêu dùng. Đó là trường hợp “các website Nếu trong trường hợp vi phạm thì phải TMĐT có vi phạm quy định của pháp chịu trách nhiệm pháp lý như bên bán hàng luật”. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vào nội 20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  9. ĐINH VĂN LINH - HOÀNG VĂN THÀNH dung công bố thông tin website vi phạm quy định của pháp luật”. quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư - Bổ sung vào Khoản 2 Điều 30 Thông tư số 47, nội dung bổ sung đó là “Quyết định số 47 thêm nội dung về “số lần vi phạm”. của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xử - Bổ sung các quy định xử phạt bổ sung phạt website điện tử đó”. như cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức Mặt khác, để bảo vệ hơn nữa quyền lợi vụ hoặc cấm điều hành hoặc sở hữu website của người tiêu dùng, phải bổ sung thêm TMĐT trong một khoảng thời gian nhất một trường hợp phải công bố để người tiêu định để tạo tính răn đe. dùng thận trọng đó là trường hợp website Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm bị đình chỉ hoạt động hoặc bị huỷ bỏ đăng thay đổi cơ bản và toàn diện phương thức ký website. Việc này sẽ giúp cho người giao kết và thực hiện hoạt động kinh doanh tiêu dùng lưu ý, thận trọng và tránh các thương mại, từ đó dẫn tới sự hình thành của trường hợp website bị thu hồi giấy phép rồi TMĐT. Bên cạnh những giá trị tích cực nhưng vẫn tổ chức cung cấp hàng hoá, dịch mang lại cho đời sống của người dân và nền vụ thông qua các website đó. kinh tế, TMĐT đã bộc lộ nhiều điểm hạn Thứ tư, bổ sung các quy định nhằm hoàn chế, tiêu cực cần sớm được giải quyết triệt thiện nội dung công bố trong “Danh sách để. Dưới góc độ pháp lý, để hoàn thiện hành các website TMĐT có vi phạm quy định lang pháp lý về TMĐT, các cơ quan có thẩm của pháp luật” và quy định xử lý vi phạm. quyền cần nhận diện được những vấn đề Để hoàn thiện được nội dung trên, các cơ vướng mắc tồn tại cùng với các gợi mở giải quan ban hành pháp luật cần tập trung vào pháp hoàn thiện. Chỉ có như vậy, hành lang một vài giải pháp sau: pháp lý về TMĐT mới phát huy hiệu quả, từ - Bổ sung quy định về các tiêu chí để đó thúc đẩy phát triển kinh tế số trong bối website TMĐT vi phạm được rút ra khỏi cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. ■ “Danh sách các website TMĐT có vi phạm Tài liệu tham khảo Bộ Công thương (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 quy định về quản lý website TMĐT. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về TMĐT . Chính phủ (2021), Nghị định số 85/2021 ngày 25/9/2021 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về TMĐT. Nguyễn Hà (2022), Thực trạng pháp luật về TMĐT, truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2023, từ http://hvta.toaan.gov. vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_ id=125215535&p_details=1 Trần Đoàn Hạnh (2019), ‘Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong giao dịch TMĐT tại Việt Nam’, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6, tr.98-100. Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT, truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2023, từ https://iluatsu.com/thuong-mai/ban-ve-van-de-bao-ve-thong-tin-ca-nhan-cua-nguoi-tieu- dung-trong-tmdt/ Phạm Minh Huyền (2020), ‘Bảo hộ quyền tác giả trong TMĐT - Thực trạng và giải pháp’, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 7, tr.15-20 Đặng Thị Vũ Hường (2018), ‘Ảnh hưởng của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng TMĐT’, Tạp chí Nghề luật, số 04, tr.63-68. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013. Quốc hội (2015), Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0