intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến" thử nghiệm một hướng đi khác là chuyển giao quyền đánh giá bài tập quá trình cho sinh viên thay vì là giảng viên đánh giá. Việc thử nghiệm đã được tiến hành với hơn 400 sinh viên thuộc nhiều lớp đào tạo kỹ năng mềm khác nhau trong 2 học kỳ giữa và cuối năm 2021 tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong môi trường đào tạo trực tuyến trên Microsoft Teams với công cụ hỗ trợ Padlet. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐÁNH GIÁ CHO SINH VIÊN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TẠI UFM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ThS. Trần Hữu Trần Huy1 TÓM TẮT Hoạt động giảng dạy nếu muốn đạt chất lượng thì không thể thiếu các hoạt động đánh giá đa dạng. Công tác đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing cũng vậy, thậm chí các hoạt động và bài tập trong đánh giá quá trình có số lượng rất phong phú và hình thức hết sức đa dạng tùy theo đặc thù của từng môn học. Tuy nhiên, đa phần từ trước đến nay hoạt động đánh giá chủ yếu là do giảng viên đánh giá sinh viên. Trong nghiên cứu này, tác giả thử nghiệm một hướng đi khác là chuyển giao quyền đánh giá bài tập quá trình cho sinh viên thay vì là giảng viên đánh giá. Việc thử nghiệm đã được tiến hành với hơn 400 sinh viên thuộc nhiều lớp đào tạo kỹ năng mềm khác nhau trong 2 học kỳ giữa và cuối năm 2021 tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong môi trường đào tạo trực tuyến trên Microsoft Teams với công cụ hỗ trợ Padlet. Kết quả thu được của nghiên cứu thực nghiệm thông qua khảo sát sau thực nghiệm đã cho thấy những tín hiệu hết sức khả quan. TỪ KHÓA Đánh giá quá trình; Giao quyền đánh giá cho sinh viên; Mô hình đánh giá kỹ năng mềm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá trong quá trình đào tạo là việc mà hầu hết các giảng viên đều dành thời gian để làm bởi nếu không có đánh giá thì giảng viên không thể cung cấp phản hồi cho sinh viên và cho chính giảng viên (Moon, 2000). Có nhiều loại đánh giá như đánh giá khởi đầu (Initial assessment), đánh giá quá trình (Formative assessment) và đánh giá cuối kỳ (Sumative assessment) và cũng có nhiều phương thức, công cụ đánh giá cho các loại đánh giá này. Tuy nhiên, trên thực tế người giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ và sinh viên chưa được trao quyền tự đánh giá năng lực trừ khi có sự cho phép của giảng viên. Hay nói cách khác, việc kiểm tra đánh giá này được thực hiện một chiều (giảng viên đánh giá sinh viên) mà chưa có sự đánh giá giữa sinh viên với nhau hoặc sinh viên tự đánh giá bản thân. Vì vậy, sinh viên ít có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học trong lớp và kể cả ngoài lớp. Nếu họ được tự đánh giá, họ sẽ nhận thức được sự tiến bộ của chính bản thân và họ hiểu được điều cần phải đạt, kết quả phải đạt được hay là cái đích đến trong quá trình học tập (Mill, 2011). Sinh viên sẽ dần dần biết cách tự học và năng lực học tập được nâng cao và vì vậy họ mới có thể đạt được kết quả tốt vào cuối khóa học. Khi đó các phương pháp giảng dạy mới có thể phát huy tác dụng và hiệu quả. 1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 7
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hơn thế, khi quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm được đề cao trong quá trình dạy học thì sinh viên cần được biết họ sẽ học những gì, thực hành và vận dụng như thế nào, và liệu rằng họ có thể tự đánh giá được việc học của mình trong quá trình học tập hay không. Theo mô hình dạy học minh họa Bloom của Trung tâm dạy và học Bok Center thuộc đại học Havard (Bok Center for Teaching and Learning), mục đích của việc học gồm sáng tạo (creating), đánh giá (evaluating) và phân tích (analyzing). Trong đó, đánh giá là trung tâm của sáng tạo và phân tích. Nhận thấy sự đổi mới trong quan điểm giáo dục của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục nhiều năm đổi mới từ 2014 đến 2017 và 2018 các chương trình phát triển giáo dục phổ thông tổng thể, giáo dục trung học sơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học đã luôn nêu rõ quan điểm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể chuyển từ đánh giá chú trọng nội dung sang đánh giá năng lực vận dụng một cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên để giải quyết một nhiệm vụ học tập (Nguyễn Thành Ngọc Bảo, 2017). Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên có các nội dung quan trọng: phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh,…; chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả cuối môn học sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (còn gọi là đánh giá quá trình); chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; và có công cụ đánh giá thích hợp nhằm giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. Năm 2021 với những diễn biến phức tạp toàn cầu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, giáo dục là ngành bị tác động trực tiếp khi mọi người đều phải sống cách ly và tất cả các cơ sở giáo dục đều phải đóng cửa trong thời gian dài. Việc đào tạo trực tuyến đã trở thành giải pháp thay thế duy nhất cho việc tiếp tục duy trì học tập của mọi người, kể cả sinh viên. Các phần mềm, ứng dụng liên tục được ra đời và nâng cấp ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhu cầu học trực tuyến của xã hội. Trong tình hình chung đó, Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) cũng đã triển khai hoạt động dạy học trực tuyến trong suốt 2 học kỳ của năm 2021. Đây vừa là khó khăn cho giảng viên trong việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên nhưng đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng của việc học tập trực tuyến. Quá trình giảng dạy trực tuyến có yêu cầu rất cao trong việc tương tác giữa người dạy và người học để đạt kết quả học tập cao, do đó việc vận dụng tốt công nghệ thông tin cũng giải quyết được nhu cầu tương tác này theo nhiều hướng rất tích cực. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Khi nói đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết người ta nhận thấy kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học thì ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh hay chính là vì sự phát triển của người học. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học nghĩa là giúp người học liên tục được cung cấp những thông tin phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào, để biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kỹ Ngày 23 tháng 10 năm 2021 8
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào còn hổng... để điều chỉnh quá trình dạy và học. Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của người học thì đánh giá phải làm sao để người học không sợ hãi, không bị thương tổn, không mất tự tin... tạo cơ hội để thúc đẩy người học nỗ lực, nuôi dưỡng hứng thú học đường. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy - học, giúp người học so sánh phát hiện mình thay đổi, tiến bộ thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra. Vì vậy, việc đào tạo kỹ năng mềm với đặc thù có hệ thống bài tập thực hành phong phú và xuyên suốt quá trình học dù là 1 hay 2 học phần đã mang lại môi trường hết sức thuận lợi để tiến hành các nghiên cứu về việc giao quyền đánh giá và tự đánh giá cho sinh viên trong quá trình học. Để tiến hành hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong quá trình học, tác giả đã thiết kế các hoạt động đánh giá và tự đánh giá theo mô hình sau: Hình 1. Key Components of Integrated Course Design, Fink 2013 (70) Nguồn: Khảo sát của tác giả 2.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng mô hình trên, tác giả đã thiết kế và đưa vào nghiên cứu thực nghiệm việc chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong quá trình giảng dạy kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing trong các học kỳ giữa và học kỳ cuối năm 2021, môi trường tiến hành thực nghiệm là môi trường đào tạo trực tuyến trên Microsoft Teams và công cụ hỗ trợ là Padlet. Các môn học tiến hành thực nghiệm là Kỹ năng Quản lý Thời gian, Kỹ năng Tư duy sáng tạo, Kỹ năng Làm việc nhóm, Kỹ năng Thuyết trình và Kỹ năng Giải quyết vấn Ngày 23 tháng 10 năm 2021 9
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện đề. Mô hình thực nghiệm được thiết kế theo qui trình 12 bước như sau cho phạm vi các bài tập trong quá trình học: 1. Giảng viên căn cứ mục tiêu bài học xây dựng bài tập tình huống dựa trên mô phỏng thực tế công việc tại Doanh nghiệp và Xã hội. 2. Giảng viên thiết kế khung chấm điểm chi tiết cho tối thiểu 10 tiêu chí theo thang điểm 100/100. 3. Giao bài tập cho sinh viên / nhóm sinh viên. 4. Công bố mục tiêu của bài tập và khung chấm điểm cho sinh viên / nhóm sinh viên và giải thích phản hồi (nếu có). 5. Sinh viên / Nhóm sinh viên thực hiện bài tập và đồng loạt nộp bài làm trên Padlet khi đến hạn. 6. Sinh viên / Nhóm sinh viên sẽ trình bày bài làm của mình cho cả lớp nghe. 7. Tất cả sinh viên / nhóm sinh viên sẽ tham gia bình luận / đặt câu hỏi. 8. Tất cả sinh viên / nhóm sinh viên sẽ chấm điểm cho bài vừa trình bày trên Padlet. 9. Giảng viên chấm lại và phân tích các yếu tố đúng sai trong bài làm để hướng dẫn cách chấm bài cho sinh viên / nhóm sinh viên. 10. Sinh viên / nhóm sinh viên tiến hành chấm lại bài theo hướng dẫn của giảng viên. 11. Kết quả chấm bài dựa trên điểm bình quân của giảng viên và cả lớp chấm sau đó công bố công khai cho cả lớp biết. 12. Sinh viên / Nhóm sinh viên tự viết kết luận rút ra và tự đánh giá sau quá trình được chấm điểm. Kết thúc giai đoạn thực nghiệm, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến sinh viên với tổng số mẫu là 408 bằng công cụ Google Forms. Các câu hỏi khảo sát tập trung vào các vấn đề: Cảm xúc của sinh viên khi được giao quyền đánh giá là gì?; Để đánh giá chính xác và công bằng, đâu là những điều kiện cần thiết khi thực hiện giao quyền đánh giá cho sinh viên?; Quá trình đánh giá của sinh viên nên tiến hành như thế nào để đảm bảo không gây ra những tiêu cực tâm lý cho sinh viên?; Tỉ lệ bài tập quá trình giao quyền cho sinh viên đánh giá bao nhiêu là phù hợp với môn học kỹ năng mềm?; Độ tin cậy và sự hào hứng của sinh viên đối với kết quả đánh giá khi được giao quyền như thế nào? Kết quả khảo sát được thu thập bằng Google Forms và xử lý bằng Microsoft Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự quan tâm của sinh viên đối với việc được giao quyền đánh giá Điều quan trọng đầu tiên của khảo sát là sinh viên có thái độ như thế nào đối với việc họ được thông báo là sẽ được giao quyền đánh giá kết quả bài tập của các sinh viên / nhóm sinh viên khác. Câu hỏi này đặt ra để xác định giá trị cần thiết của việc giao quyền đánh giá nên rất quan trọng đối với khảo sát này. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 10
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hình 2. Sự quan tâm của sinh viên khi được giao quyền đánh giá. Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả của khảo sát cho thấy có đến 87,7% sinh viên thích thú và quan tâm đến việc được giao quyền chấm điểm cho các bài tập của người khác. Điều này làm cho họ có cảm giác trưởng thành và sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ quá trình đánh giá mà họ đã được thực hiện ít nhất 5 lần trong một buổi học. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tiến hành các khảo sát tiếp theo nhằm làm rõ nguyên nhân và kết quả của việc giao quyền đánh giá cho sinh viên. 3.2. Mức độ quan trọng của việc hướng dẫn trước đánh giá từ giảng viên: Câu hỏi khảo sát nhằm xác định mức độ quan trọng của bước 4 trong qui trình 12 bước nêu trên để đánh giá chính xác tầm quan trọng của việc hướng dẫn trước khi thực hiện giao quyền đánh giá cho sinh viên. Hình 3. Tầm quan trọng của việc hướng dẫn trước khi giao quyền Nguồn: khảo sát của tác giả Kết quả cho thấy đến 85,2% sinh viên cho rằng việc hướng dẫn trước khi giao quyền đánh giá cho sinh viên là quan trọng và rất quan trọng, trong khi chỉ có 1,4% sinh viên cho rằng không quan trọng. Vậy nên trước khi giao quyền đánh giá cho sinh viên, giảng viên cần Ngày 23 tháng 10 năm 2021 11
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm và hướng dẫn thật rõ cho sinh viên để đảm bảo độ chính xác của kết quả đánh giá. 3.3. Các tiêu chí cần thiết để việc đánh giá của sinh viên được diễn ra thuận lợi và chính xác là gì? Để tiếp tục làm rõ mức độ quan trọng của các tiêu chí trong hước dẫn chấm của giảng viên dành cho sinh viên, tác giả thực hiện khảo sát với 8 tiêu chí và sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 với các ý nghĩa “Không Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý”. Bảng 1. Các tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá của sinh viên Tiêu chí số Nội dung câu hỏi 1 Sinh viên phải biết trước mục tiêu của bài tập là gì? 2 Câu trả lời phải làm rõ có bao nhiêu phần được chấm điểm 3 Phải có chỉ dẫn cụ thể cho việc chấm điểm 4 Các tiêu chí chấm phải rõ ràng và đo lường được 5 Thang điểm chấm phải được chia nhỏ 6 Cần thiết kế sẵn phiếu chấm điểm 7 Giảng viên nên chấm mẫu 1 bài trước 8 Giảng viên nên phân tích mẫu 1 bài đã chấm Nguồn: Tác giả tổng hợp Các kết quả thu được như sau: Hình 4. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí số 1, 4 và 8 được sinh viên cho là quan trọng và rất quan trọng với tỉ trọng cao và rất cao. Điều này làm rõ yếu tố để thực hiện hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên thì công tác chuẩn bị của giảng viên là hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung làm thật tốt các việc sau: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 12
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện • Làm rõ và phân tích cho sinh viên biết rõ mục tiêu bài tập • Thiết kế khung chấm điểm với các tiêu chí rõ ràng và đo lường được • Giảng viên nên phân tích mẫu 1 bài đã chấm trước khi chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên. Các tiêu chí còn lại cũng có tầm quan trọng nhất định nhưng không rõ ràng bằng 3 tiêu chí nêu trên. 3.4. Việc đánh giá của sinh viên nên ẩn danh hay không? Quan tâm đến vấn đề tâm lý của sinh viên trong việc đánh giá và chấm điểm bài của người khác đang học cùng lớp, để tránh sự thiên vị hay cả nể lẫn nhau làm sai lệch kết quả đánh giá, tác giả sử dụng biện pháp ẩn danh cho các sinh viên trong quá trình thực hiện. Điều này được tiến hành dễ dàng và thuận lợi khi sử dụng công cụ Padlet và kết quả thu được như sau: Hình 5. Việc đánh giá của sinh viên có nên ẩn danh hay không? Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát trên cho thấy rõ ràng trong sinh viên vẫn còn tồn tại sự cả nể và tính du di, chưa kể tình huống là bản thân người chấm để cho tình cảm lấn áp những nhận định lý trí. Vậy nên để kết quả chấm của sinh viên được chính xác và cũng tạo tâm lý thoải mái không e ngại khi chấm điểm cho sinh viên khác, yếu tố ẩn danh là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Giảng viên phải có trách nhiệm lựa chọn phương pháp hiển thị kết quả chấm nhưng vẫn đảm bảo sự ẩn danh cho người chấm. Padlet là một công cụ hữu hiệu để giúp cho việc này – theo đánh giá và kinh nghiệm sử dụng của tác giả. 3.5. Quá trình đánh giá và chấm điểm có nên công khai hay không? Cũng nằm trong sự băn khoăn của tác giả về tâm lý sinh viên khi được giao quyền đánh giá và chấm điểm bài làm của người khác, yếu tố công khai cũng là một tiêu chí được đặt ra ở đây: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 13
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hình 6. Quá trình sinh viên chấm điểm có nên công khai không? Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả này cũng cho thấy sự e ngại của sinh viên khi đánh giá và được đánh giá, điều này rõ ràng là không phù hợp với năng lực của sinh viên, tuy nhiên do ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục thiếu tính phản biện của chúng ta, nên giảng viên phải lựa chọn quyết định theo quan điểm của mình và tốt nhất cho sinh viên tùy theo lớp học. Có thể giảng viên sẽ hỏi ý kiến sinh viên trước khi thực hiện việc giao quyền đánh giá về việc nên hay không nên công khai quá trình đánh giá này rồi mới thực hiện. 3.6. Tỉ lệ bài tập quá trình giao quyền đánh giá cho sinh viên trong một môn học nên bao nhiêu là hợp lý? Trong quá trình thực hiện 1 môn học kỹ năng, đối với các lớp học 4 buổi (15 tiết – 1 tín chỉ) có ít nhất 3 bài tập quá trình, đối với các lớp học 7 buổi (30 tiết – 2 tín chỉ) có ít nhất 5 bài tập quá trình. Câu hỏi đặt ra là nên giao quyền đánh giá cho sinh viên bao nhiêu bài tập là đủ? Vì thực tế cho thấy sinh viên vẫn rất cần sự đánh giá của giảng viên để đối chiếu và hơn nữa thời gian học của mỗi buổi cũng không quá đủ để tiến hành các công tác giao quyền đánh giá cho sinh viên? Hình 7. Tỉ lệ bài tập được giao quyền đánh giá cho sinh viên Nguồn: Khảo sát của tác giả Ngày 23 tháng 10 năm 2021 14
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên lựa chọn khoảng từ 40% - 60% khối lượng bài tập thực hành trong một môn học kỹ năng là đủ để thực hiện hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên. Giảng viên có thể cân nhắc quyết định tỉ lệ tùy theo đặc thù môn học và thời gian. 3.7. Độ tin cậy của sinh viên đối với kết quả tự đánh giá của chính sinh viên Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu rằng sinh viên có tin tưởng vào kết quả đánh giá của các sinh viên khác không, khảo sát cho thấy: Hình 8. Mức độ tin tưởng vào kết quả đánh giá của sinh viên Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy đến 49,3% sinh viên tin tưởng và 22,8% sinh viên hoàn toàn tin tưởng vào kết quả đánh giá của sinh viên. Điều này cho thấy đây là một biện pháp khá tích cực để giúp sinh viên tự nhìn nhận và nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của mình, đồng thời tiếp thu tốt bài học. Để xác nhận điều này, tác giả thiết kế các câu hỏi tiếp theo liên quan đến kết quả nhận được của sinh viên sau khi thực hiện việc giao quyền đánh giá cho sinh viên. 3.8. Việc được giao quyền đánh giá có gây ra ảnh hưởng tích cực đối với việc học và thực hành của sinh viên không? Để khẳng định tính tích cực của hoạt động giao quyền đánh giá cho sinh viên trong quá trình giảng dạy kỹ năng mềm, tác giả tiến hành khảo sát cảm nhận của sinh viên – với tư cách là người trong cuộc, về những kết quả mà họ nhận được sau khi được trao quyền và được thực hiện việc đánh giá cho các sinh viên khác như thế nào? Ngày 23 tháng 10 năm 2021 15
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hình 9. Kết quả sinh viên nhận được sau khi thực hiện đánh giá. Nguồn: Khảo sát của tác giả Với tỉ lệ 44,9% đồng ý và 32.1% hoàn toàn đồng ý cho thấy sinh viên thật sự có những thay đổi tích cực trong nhận thức và thái độ trong việc học tập kỹ năng mềm. Điều này sẽ giúp cho môn học trở nên hữu ích hơn cho sinh viên và cũng tạo động lực tốt cho giảng viên trong việc thiết kế các bài tập, các hoạt động hấp dẫn hơn và gần với thực tế hơn cho sinh viên trong nội dung môn học mà mình phụ trách giảng dạy. 3.9. Việc được giao quyền đánh giá cho sinh viên có gây ra sự hứng thú cho sinh viên khi học kỹ năng mềm không? Một yếu tố tâm lý nữa mà nghiên cứu này quan tâm đó chính là sự hứng thú của sinh viên khi tham gia vào thực nghiệm này hay không và kết quả nhận được như sau: Hình 10. Sự hứng thú của sinh viên khi được trao quyền đánh giá Nguồn: Khảo sát của tác giả Từ kết quả trên cho thấy việc giao quyền đánh giá cho sinh viên trong quá trình thực hiện các bài tập quá trình của các môn học kỹ năng mềm thật sự có tác động tích cực đến sự Ngày 23 tháng 10 năm 2021 16
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện hứng thú của sinh viên đối với môn học. Từ đó cho chúng ta thêm một kinh nghiệm đáng giá trong việc tổ chức dạy và học kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận Kết quả của thực nghiệm và khảo sát đã cho thấy hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong quá trình giảng dạy kỹ năng mềm là một cơ chế đánh giá mang lại tính tích cực cao cho sinh viên tham gia học kỹ năng mềm tại trường Đại học Tài chính – Marketing. Sinh viên tham gia hoạt động ban đầu có nhiều sự bỡ ngỡ nhưng đã dần quen và thích hợp với mô hình này. Thậm chí thông qua quá trình đánh giá và tự đánh giá, sinh viên đã rèn luyện được cho mình kỹ năng tư duy phản biện mang tính tích cực, điều này sẽ giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn kiến thức đã học và có khả năng cao trong việc vận dụng nó vào hoạt động hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, về mặt tâm lý, sinh viên cũng đã dần bước ra được vỏ ốc của sự thiếu tự tin của chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Dĩ nhiên điều này có sự góp sức hết sức quan trọng của giảng viên trong việc tạo ra tình huống và môi trường phù hợp để sinh viên có thể tự do thể hiện quan điểm của mình trong hoạt động đánh giá và tự đánh giá đối với bài làm của mình và của người khác. Mô hình chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên như được thiết kế trên hoàn toàn phù hợp cho các hoạt động giảng dạy kỹ năng mềm trong môi trường trực tuyến. Đối với hoạt động giảng dạy trực tiếp, giảng viên cần nghiên cứu thêm để triển khai hoạt động này hiệu quả bằng cách có thể sử dụng công cụ Padlet kết hợp với nội dung giảng dạy của mình 4.2. Đề xuất Căn cứ vào kết quả thực nghiệm và các khảo sát của nghiên cứu đã nêu trên, tác giả có một số đề xuất sau cho công tác đánh giá trong quá trình giảng dạy kỹ năng mềm tại trường Đại học Tài chính – Marketing như sau: - Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã áp dụng và nhận được phản hồi tích cực đối với các môn học Kỹ năng Quản lý thời gian, Kỹ năng Tư duy sáng tạo, Kỹ năng Giải quyết vấn đề, Kỹ năng Thuyết trình và Kỹ năng Làm việc nhóm. Còn 3 kỹ năng còn lại trong nhóm 8 kỹ năng do Bộ môn Kỹ năng mềm UFM quản lý thì tác giả chưa có cơ hội áp dụng là Kỹ năng Khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp, Kỹ năng Giao tiếp và Kỹ năng Tìm việc. Đề xuất các đồng nghiệp trong Bộ môn cùng góp ý để vận dụng mô hình chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong 3 môn này để làm cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi trong Bộ môn. - Hiện tại, mô hình thực nghiệm này đã bước đầu có tác dụng tốt và hoàn toàn triển khai dễ dàng trong môi trường đào tạo trực tuyến nhờ việc sử dụng Padlet. Tác giả khuyến nghị trong môi trường đào tạo trực tiếp, có thể bước đầu vận dụng Padlet để cho phép sinh viên / nhóm sinh viên sử dụng laptop và điện thoại di động để tham gia quá trình đánh giá giống như học trực tuyến. - Tổ chức 01 buổi workshop trong môi trường trực tuyến tại Bộ môn Kỹ năng mềm với sự tham gia của tất cả giảng viên tham gia dạy kỹ năng mềm tại UFM để phân tích lại mô hình và cùng nhau góp ý xây dựng để mô hình trở nên hoàn hảo hơn trong học kỳ tới. Sau Ngày 23 tháng 10 năm 2021 17
  12. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện workshop, tác giả mong muốn tất cả Thầy Cô đang giảng dạy tại Bộ môn Kỹ năng mềm UFM sẽ triển khai thực hiện mô hình này trong môn học mình phụ trách với số lượng ít nhất 1 lần trong 1 môn học. - Trong năm 2022, triển khai hoạt động cho cả 8 môn kỹ năng mềm đang được giảng dạy tại Bộ môn, và nếu được thì tiến tới đề xuất tổng hợp và nghiên cứu sâu để thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Đỗ Anh Dũng, (2019), Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung- hoc/Pages/Default.aspx?ItemID=6273 2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (2017) Rubrics đánh giá kỹ năng lập luận thông qua bài văn nghị luận. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí minh. Tập 14, số 4b: 149-158. 3. Trần Hữu Trần Huy, (2021), Khảo sát sinh viên về hoạt động giao quyền đánh giá; https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScHI_zDCD5WgpaMYnkHd4r- aXZku4e9KgSS0iEahTxgDo9mjw/viewform?usp=pp_url Tiếng Anh: 4. Mills, G. E. (2011), Action Research: A Guide for the Teacher Researcher (4th ed.). Boston, MA: Pearson. 5. Curtis, D. (2010, February), Defining, Assessing and Measuring Generic Competences (Ph.D.). Un. of South Australia. 6. Fink, L. Dee. (2013), Creating Significant Learning Experiences: An Integrated Approach to Designing College Courses. eBook: Jossey-Bass Higher and Adult Education Series. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2