intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học phần II Công tác quốc phòng - an ninh

Chia sẻ: Hoàng Miền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

762
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“DBHB” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học phần II Công tác quốc phòng - an ninh

  1. HỌC PHẦN II: CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG – AN NINH Bài 1 PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM I. CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁC NƯỚC XHCN 1. Khái niệm “DBHB” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các n ước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành. Cụ thể: - Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực l ượng đ ối l ập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc… - Khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế, đa nguyên về chính trị, làm m ơ h ồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. - Khích lệ lối sống tư sản, từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lý t ưởng XHCN ở tầng lớp thanh niên, nhất là sinh viên. - Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót c ủa Đ ảng, Nhà n ước XHCN tạo sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo CNTB. 2. Sự hình thành và phát triển của chiến lược “DBHB” Chiến lược “DBHB” hình thành và phát triển qua nhiều giai đo ạn khác nhau, tạm thời có thể chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1945 – 1980, đây là giai đoạn manh nha hình thành chi ến l ược “DBHB” được bắt nguồn từ nước Mỹ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, h ệ thống các nước XHCN hình thành và phong trào cách mạng th ế giới ngày càng phát triển. Trước tình hình đó, CNĐQ đứng đầu là Mỹ ti ến hành chi ến l ược “ngăn chặn” CNCS. Tháng 4 – 1948, Quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mac San, tăng vi ện trợ đ ể khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp để phá hoại các nước XHCN và ngăn chặn CNCS ở Tây Âu. Tháng 12 – 1957, Tổng thống Aixenhao tuyên bố “Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình” với mục đích của chiến lược là làm suy y ếu và l ật đ ổ các n ước XHCN. Từ những năm 1960 – 1980, các đời tổng thống của Mỹ đã coi trọng và th ực hiện “DBHB” để chống lại làn sóng cộng sản và lật đổ các nước XHCN. Sau chiến tranh ở Việt Nam, CNĐQ nhận thấy không thể ngăn chặn được sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới bằng biện pháp quân sự; các nước XHCN lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội, phải tiến hành cải cách đổi mới. Trước tình hình đó, CNĐQ đã từng bước điều chỉnh chiến lược chuyển từ 52
  2. tiến công bằng biện pháp quân sự sang tiến công bằng biện pháp “phi quân sự” là chủ yếu. Từ vị trí là thủ đoạn trong chiến lược “ngăn chặn”, đã phát triển thành chiến lược “DBHB” để chống các nước cộng sản. - Giai đoạn từ 1980 đến nay, CNĐQ từng bước hoàn thiện “DBHB” và trở thành chiến lược chủ yếu tiến công chống các nước XHCN. Phát hiện thấy những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN trong cải tổ, cải cách, CNĐQ đã sử dụng chiến lược “DBHB” tiến công làm sụp đổ các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, CNĐQ và các th ế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “DBHB” để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước XHCN còn lại, phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và ni ềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để “tự diễn biến’, tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ XHCN. Hệ thống XHCN tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân t ộc v ẫn di ễn ra gay gắt, quyết liệt. Để đạt được ý đồ thống trị th ế giới và xoá b ỏ các n ước XHCN còn lại, CNĐQ tiếp tục điều chỉnh chiến lược toàn cầu, trong đó chiến lược “DBHB” là bộ phận trọng yếu. 3. Bạo loạn lật đổ - Khái niệm: Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ ch ức do l ực l ượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc c ấu k ết v ới n ước ngoài tiến hành gây rối loạn ANCT, TTATXH hoặc lật đổ chính quy ền ở đ ịa phương hay trung ương. BLLĐ là một thủ đoạn của CNĐQ và các thế l ực thù địch gắn liền với chiến lược “DBHB” để xoá bỏ CNXH. - Hình thức bạo loạn: gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang; bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tiễn, BLLĐ là một thủ đoạn gắn liền với “DBHB” để xóa b ỏ CNXH. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các th ế lực thù đ ịch th ường kích đ ộng những phần tử quá khích, gây rối làm mất ổn định TTATXH ở một số khu vực và trong môt thời gian nhất định tiến tới lật đổ chính quy ền ở địa ph ương hoặc nhà nước XHCN. - Quy mô, địa bàn có thể xẩy ra BLLĐ: + Quy mô BLLĐ có thể từ nhỏ đến lớn, từ một vài nơi, một khu vực lan ra nhiều nơi, nhiều khu vực. + Phạm vi, địa bàn xẩy ra: có thể ở nhiều nơi, nhi ều vùng c ủa đ ất n ước, trọng điểm là các trung tâm chính trị, kinh tế của trung ương và địa phương. II. CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam a) Âm mưu - Khái quát quá trình chống phá cách mạng Việt Nam: CNĐQ cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là môt trong đi ểm trong chiến lược “DBHB” chống CNXH. 53
  3. + Từ đầu năm 1950 đến năm 1975: CNĐQ dùng hành động quân sự là ch ủ yếu để can thiệp và tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nh ưng đã b ị th ất bại. + Từ sau 1975 đến năm 1994: Lợi dụng thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội do hậu quả chiến tranh để lại, sự biến động chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu, CNĐQ và các thế lực thù địch đã ti ến hành các th ủ đo ạn nh ư “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao”, nuôi dưỡng các tổ ch ức phản động ở nước ngoài chống phá, kết hợp với “DBHB”, BLLĐ để xoá b ỏ ch ế độ XHCN ở Việt Nam. + Từ năm 1995 đến nay: CNĐQ xoá bỏ “cấm vận kinh tế”, bình thường hoá quan hệ về ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, trực ti ếp ‘dính líu”, “ngầm”, “sâu, hiểm”, đẩy mạnh các hoạt động thâm nhập, chống phá cách mạng Việt Nam. - Mục tiêu của CNĐQ trong sử dụng chiến lược “DBHB”, BLLĐ: Mục tiêu nhất quán của CNĐQ và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đ ảng, xoá b ỏ chế độ XHCN, lái Việt Nam đi theo con đường CNTB và lệ thuộc vào CNĐQ. b) Thủ đoạn - Về kinh tế + Dùng biện pháp kinh tế làm mũi nhọn, từ kinh tế đi vào n ội b ộ, gây s ức ép tác động chuyển hoá chính trị, lái nền kinh tế đi chệch hướng XHCN, theo quỹ đạo TBCN. + Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò ch ủ đ ạo của thành phần kinh tế nhà nước, thu hẹp và làm suy yếu thành phần kinh tế tập thể. + Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ về kinh tế để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường TBCN. - Về Chính trị + Kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Tập hợp nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong và ngoài nước, lợi dụng các vấn đế “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. + Khai thác, tận dụng những sơ hở trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta để kích động quần chúng biểu tình, chống đối, gây rối loạn ANCT - Về tư tưởng – văn hoá + Tập trung chống phá về lý luân, quan điểm, đường lối, xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền bá tư tưởng tư sản trong các tầng lớp nhân dân. + Kích động lối sống tư sản, gieo rắc “chủ nghĩa thực dụng” trong tầng lớp thanh niên, qua đó tạo sự chuyển hoá tư duy đối lập với quan điểm tư tưởng của Đảng. 54
  4. + Lợi dung xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập nh ững sản ph ẩm văn hoá đồi truỵ, lối sống phương Tây, làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam. - Về tôn giáo, dân tộc + Lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc và những khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc ít người, kích động t ư t ưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. + Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước đ ể truy ền đ ạo trái phép, thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc. + Kích động lôi kéo, tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng, lập các đảng phái, trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo chống đối, gây rối TTATXH, tiến tới bạo loạn lật đổ. - Về quốc phòng, an ninh + Kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh v ực qu ốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. + Chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá” và làm cho quân đội, công an mất bản ch ất cách m ạng, xa r ời m ục tiêu chiến đấu. - Về đối ngoại + Núp dưới danh nghĩa “ngoại giao thân thiện” để hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo CNTB, tạo cơ hội đưa Việt Nam hoà nhập dần với các nước “dân chủ” phương Tây. + Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. + Coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Cămpuchia và các nước XHCN, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam - Nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, kết h ợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định TTATXH, bạo loạn lật đổ chính quyền. - Kích động, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động gây rối, uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực địa phương. III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA 1. Mục tiêu Phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “DBHB” của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. Giữ vững ổn định chính trị - xã h ội c ủa đ ất n ước, t ạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá đ ất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh th ổ c ủa Tổ quốc; bảo vệ ANQG, TTATXH và nền văn hoá; bảo vệ s ự nghi ệp đ ổi m ới, lợi ích quốc gia, dân tộc. 55
  5. 2. Nhiệm vụ Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “DBHB”, BLLĐ, cụ thể: - Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá, kịp thời tiến công ngay từ đầu. - Xử lý nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn và luôn bảo vệ tốt chính trị nội bộ. 3. Quan điểm chỉ đạo - Đấu tranh chống “DBHB” là một cuộc đấu tranh giai cấp, đ ấu tranh dân t ộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực. - Chống “DBHB” là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, c ủa c ả h ệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Viêt Nam trong đấu tranh chống “DBHB”. 4. Phương châm tiến hành - Nâng cao cảnh giác cách mạng, kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm th ất bại m ọi âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch. - Chủ động kiên quyết, khôn khéo xử lý tình huống và giải quyết h ậu quả khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát tri ển thành b ạo loạn. - Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù đối với Việt Nam. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững đ ịnh hướng XHCN trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Tệ quan liêu, tham nhũng đang là lực cản của sự phát triển kinh tế - xã hội và đang được các thế lực thù địch lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại Đảng, chính quyền, gây mất ổn định xã hội. 2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. Giáo dục rộng rãi cho toàn dân, mọi tổ chức chính trị - xã hội nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “DBHB”. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện kịp thời những âm mưu, hành động chống phá của kẻ thù để chủ động đối phó. 3. Xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc cho toàn dân 56
  6. + CNĐQ và các thế lực thù địch đang tấn công quyết liệt vào các nước XHCN và tiến bộ, trong đó có Việt Nam, chúng ta phải có ý thức bảo vệ Tổ quốc. + Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho các tầng lớp nhân dân. Nội dung giáo dục phải toàn diện, hình thức giáo dục phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. 4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt - Là để bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Xây dựng cơ s ở chính trị - xã hội vững mạnh phải luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh. - Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở các cấp. 5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh - Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, DBĐV vững mạnh, rộng khắp, hợp lý giữa số lượng và chất lượng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải coi trong chất lượng là chính. - Chú trọng kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. 6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “DBHB”, BLLĐ của địch. - Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống ch ống “DBHB”, BLLĐ của kẻ thù là để chủ động, không bị bất ngờ trước mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng. - Dự kiến trước các thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù có thể sử dụng và phương thức xử lý của ta và luyện tập các phương án dự kiến có thể xảy ra ở từng địa phương. - Xử trí các tình huống bạo loạn cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xử trí nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. 7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. - Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là điều kiện để tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. - Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân không những là thực hiện mục tiêu của CNXH mà còn tạo nên sức mạnh thế trận “lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giải pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB”, BLLĐ của kẻ thù sử dụng chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, không nên coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào. CÂU HỎI ÔN TẬP 57
  7. 1. “DBHB” là gì? CNĐQ và các thế lực thù địch sử dụng “DBHB”, BLLĐ để chống phá các nước XHCN như thế nào? 2. Phân tích âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với cách mạng Việt Nam? 3. Trước âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, BLLĐ của CNĐQ và các thế lực thù địch, anh (chị) đề nghị những giải pháp gì để phòng, chống chiến lược “DBHB”, BLLĐ ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ trách nhiệm của bản thân? Bài 2 PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, THỦ ĐOẠN ĐÁNH PHÁ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO CỦA ĐỊCH TRONG CHIẾN TRANH 1. Khái niệm Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công ngh ệ hiện đại, có s ự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kỹ-chiến thuật. 2. Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao - Hiệu suất của vũ khí, phương tiện tăng gấp nhiều lần so với vũ khí phương tiện thông thường; hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hoá cao; tính cạnh tranh cao, được nâng cấp liên tục. - Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí “thông minh”, vũ khí “tinh khôn” bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí lửa…), vũ khí kỹ thuật mới (vũ khí chùm tia, vũ khí laze, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ…). - Đặc điểm nổi bật: + Khả năng tự động hóa cao. + Độ chính xác cao. + Tầm bắn (phóng) xa. + Uy lực sát thương, phá hoại lớn. 3. Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng VKCNC của địch trong chiến tranh a) Thủ đoạn đánh phá - Bất ngờ kết hợp nhiều loại vũ khí thực hiện các đòn h ỏa l ực chính xác t ừ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc với nhịp độ cao, cường độ lớn. - Đánh phá ác liệt từng đợt lớn, dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ l ẻ liên tục ngày, đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ, trong một vài ngày hoặc nhi ều ngày. 58
  8. b) Khả năng tiến công - Mục tiêu tiến công: + Hệ thống phòng không, không quân, trung tâm thông tin liên lạc, hệ th ống phát thanh, truyền hình quốc gia. + Các trụ sở cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền trung ương, bộ, ngành. + Các trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, khu vực tập trung lực lượng, phương tiện chiến tranh, kho tàng… - Hướng tiến công: Tiến công từ nhiều hướng: trên không, trên bộ, từ biển vào, có th ể diễn ra cùng một lúc ở chính diện, trong chiều sâu, trên phạm vi cả nước. c) Những điểm mạnh và yếu của VKCNC - Điểm mạnh: + Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa. + Có khả năng hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày và đêm, hiệu quả cao hơn hàng chục đến hàng trăm lần vũ khí thông thường. + Một số loại vũ khí “thông minh”, có khả năng nhận biết địa hình và đ ặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt… - Điểm yếu: + Thời gian trinh sát, xử lý số liệu để lập trình ph ương án đánh phá ph ức t ạp, nếu mục tiêu thay đổi dễ mất thời cơ đánh phá. + Dựa hoàn toàn vào phương tiện kỹ thuật, dễ bị đối phương nghi binh, đánh lừa. + Một số tên lửa hành trình bay tốc độ chậm, tầm bay thấp, hướng bay theo quy luật…dễ bị đối phương bắn hạ bằng vũ khí thông thường. + Tác chiến VKCNC không thể kéo dài vì quá tốn kém; dễ bị đối ph ương t ập kích vào các vị trí triển khai các loại VKCNC. + Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hi ệu qu ả th ực t ế khác với lý thuyết. Thông qua những nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của VKCNC, chúng ta cần hiểu đúng , không quá đề cao, tuyệt đối hóa VKCNC dẫn đến tâm lý hoang mang, thiếu tự tin; ngược lại, cũng không nên coi thường dẫn đến chủ quan, mất cảnh giác. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO 1. Biện pháp thụ động a) Phòng chống trinh sát của địch - Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu: + Sử dụng các thủ đoạn chiến thuật, kỹ thuật, làm giảm thi ểu đ ặc tr ưng v ật lý của mục tiêu, xoá bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường xung quanh. + Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt các đặc trưng ánh sáng, âm thanh, điện từ, bức xạ hồng ngoại… của mục tiêu. - Che giấu mục tiêu: 59
  9. + Lợi dụng địa hình, địa vật che đậy kín đáo như để trong hang động, gầm cầu… + Lợi dụng đêm tối, sương mù, màn mưa để che dấu âm thanh, ánh sáng, điện từ, nhiệt. + Kiểm soát chặt chẽ việc mở máy hoặc phát sóng của ra đa và thi ết b ị thông tin liên lạc. - Ngụy trang mục tiêu: + Làm cho mục tiêu gần như hòa nhập vào môi trường xung quanh. + Sử dụng các khí tài ngụy trang như màn khói, lưới ngụy trang, sợi bạc, thay đổi tần phổ quang học hoặc phản xạ điện từ… + Kết hợp ngụy trang với nghi binh, nghi trang và cơ động. - Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch + Tạo hiện tượng giả, mục tiêu giả để đánh lừa, làm cho địch nhận định sai ý định, hành động của ta, dẫn đến sai lầm, bị động trong tác chiến. + Các hình thức nghi binh: Theo phạm vi không gian, có thể chia thành các loại nghi binh ở: chính di ện, bên sườn, trung thâm, trên bộ, trên không, trên biển… Theo mục đích, có thể chia thành các loại: nghi binh th ể hiện s ức m ạnh, nghi binh để tỏ ra yếu kém, nghi binh để thể hiện thế trận, nghi binh đ ể ti ến công hoặc để rút lui… + Thủ đoạn, biện pháp: nghi binh về binh lực, nghi binh về hỏa lực, nghi binh điện tử, bày giả mục tiêu, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặt các mục tiêu giả để làm thay đổi cục bộ nền môi trường, chiến trường và các nghi binh kỹ thuật khác. b) Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp Lợi dụng đặc điểm của VKCNC là giá thành cao, chúng ta có thể sử dụng mục tiêu giả, mục tiêu giá trị thấp để làm phân tán lực lượng và gây tiêu hao lớn cho địch. c) Tổ chức, bố trí lực lương phân tán, có khả năng tác chiến độc lập Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập là thu nhỏ quy mô các lực lượng lớn, bố trí theo nhu cầu nhiệm vụ nhưng các đơn vị vẫn có đủ khả năng để thực hiện được các nhiệm vụ phòng thủ, tiến công, cơ động chi viện...giảm thiểu tổn thất khi địch sử dụng VKCNC. + Bố trí phân tán lực lượng không theo quy tắc, kết h ợp xen k ẽ v ới xây d ựng các khu vực tác chiến du kích và chủ động đánh địch. + Bố trí lực lượng phân tán nhưng sẵn sàng tập trung khi cần thiết sẽ giảm bớt sự chi viện và giảm bớt được sự tổn thất cho lực lượng dự bị. + Bố trí phân tán sẽ tăng thêm khó khăn cho đối phương trong việc trinh sát phát hiện mục tiêu, phán đoán tình hình và xác định phạm vi đánh, làm giảm hiệu quả tác chiến của địch. d) Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng thủ 60
  10. + Không nên xây dựng các thành phố quá đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung mà xây dựng nhiều thành phố vệ tinh và tập trung phát triển mạng giao thông. + Xây dựng đường cao tốc phải kết hợp tạo ra những đoạn đường có thể làm đường băng cho máy bay cất cánh. Xây dựng đường xe điện ngầm ở các thành phố lớn để sử dụng ẩn nấp khi chiến tranh xẩy ra. Xây dựng cầu phải kết hợp cả việc sử dụng bến phà, bến vượt… + Xây dựng nhà cao tầng phải tính đến số lượng tầng cao, các công trình lớn của quốc gia, của các bộ, ngành phải có tầng hầm lưỡng dụng, thời bình dùng để xe, làm kho, thời chiến làm hầm ẩn nấp. + Xây dựng các nhà máy thủy điện, điện h ạt nhân phải tính đ ến kh ả năng bảo vệ, phòng chống máy bay đánh phá. 2. Biên pháp chủ động a) Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát Gây nhiễu là một biện pháp cơ bản trong đối kháng trinh sát, nhằm làm giảm hoặc suy yếu hiệu quả các thiết bị trinh sát của địch. Một số biện pháp gây nhiễu có thể vận dụng: - Tích cực phá hoại hệ thống trinh sát của địch trên không, trên mặt đ ất, trên biển, bắn máy bay trinh sát điện tử, gây nhiễu điện tử, hạn ch ế và phá hoại trinh sát kỹ thuật của địch. - Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn, biện pháp gây nhiễu, chế áp lại địch. Kế hoạch gây nhiễu, chế áp phải được chuẩn bị chu đáo, nh ất là th ời c ơ và đ ối tượng gây nhiễu. - Hạn chế năng lượng bức xạ từ về hướng ăng ten thu trinh sát của địch, sử dụng công suất phát, mật độ liên lạc hợp lý, tránh tạo ra dấu hiệu bất thường. - Dùng hỏa lực hoặc xung lực đánh phá các đài phát, tiêu diệt nguồn gây nhiễu của địch. b) Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch - Trinh sát nắm địch chặt chẽ, chính xác và có quyết tâm cao, sử dung lực lương hợp lý, phát huy khả năng của lực lương vũ trang địa phương, lực lượng đặc công, pháo binh chuyên trách tiến công địch ngay từ khi chúng triển khai lực lượng chuẩn bị tiến công ta. - Sử dụng tổng hợp các loại vũ khí, phương tiện của l ực lượng phòng không ba thứ quân; kết hợp hiện đại với thô sơ để đánh địch. - Huấn luyện cho các lực lượng sử d ụng thành th ạo các lo ại vũ khí có trong tay, hiệp đồng chặt chẽ bắn máy bay và tên l ửa hành trình c ủa đ ịch trong t ầm bắn hiệu quả. c) Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống VKCNC, đánh vào mắt xích then chốt - Tập trung đánh vào những hệ thống bảo đảm và đi ều hành VKCNC, gây ra sự hỗn loạn và làm mất khả năng sử dụng, khả năng phối hợp giữa h ệ th ống VKCNC với hệ thống vũ khí thông thường khác. 61
  11. - Sử dụng đặc công, pháo binh chuyên trách, dân quân tự vệ, l ợi dụng th ời tiết khắc nghiệt tập kích, phá hoại hệ th ống bảo đ ảm, phá ho ại tr ận đ ịa, làm tê liệt hoặc gây khó khăn cho địch khi tác chiến. d) Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời, chính xác - Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác là biện pháp có ý nghĩa chiến lược thể hiện tính tích cực, chủ động trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC: + Chủ động đối phó với uy lực của VKCNC và thủ đoạn đánh phá ác liệt, với nhịp độ cao, cường độ lớn của địch. + Cơ động phòng tránh nhanh là một biện pháp có ý nghĩa chiến lược bảo toàn lực lượng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, là yếu tố quan trọng để giành thắng lợi. + Đánh trả là biện pháp tích cực nhất , chủ động nhất để bảo vệ mục tiêu, bảo vệ nhân dân, bảo toàn lực lượng chiến đấu. - Cơ động phòng tránh nhanh: + Phải thực hiện tốt các yêu cầu bí mật, cơ động nhanh, đ ến đúng đ ịa đi ểm, thời gian và luôn sẵn sàng chiến đấu cao. + Công tác chuẩn bị phải chu đáo, có kế hoạch cơ đ ộng, di chuy ển ch ặt ch ẽ. Xác định nhiều đường cơ động, có đường chính, đường dự bị, đường nghi binh và tổ chức ngụy trang tránh địch trinh sát phát hiện. + Triệt để tận dụng ưu thế địa hình tự nhiên để cải tạo và xây dựng công trình phòng tránh theo ý định chiến lược chung trên toàn quốc, trên từng hướng chiến dịch, chiến lược và cụ thể trên từng địa bàn, khu vực phòng th ủ đ ịa phương. + Kết hợp chặt chẽ giữa phòng tránh với đánh trả và với các biện pháp phòng chống khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù. - Đánh trả kịp thời, chính xác: + Đánh trả tiến công bằng VKCNC của địch nhằm tiêu diệt, phá thế tiến công của địch, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước, b ảo vệ nhân dân. + Đánh trả phải có trọng điểm, đúng đối tượng, đúng thời cơ; đánh trả địch bằng mọi lực lượng, mọi loại vũ khí, trang bị; thực hiện đánh rộng khắp ở các độ cao, các hướng khác nhau cả trên không, trên mặt đất, mặt nước. + Vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật, phương pháp hoạt động chiến đấu phù hợp với từng lực lượng, điều kiện địa hình, thời tiết và tình hình địch. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với cơ động, ngụy trang, nghi binh, phòng tránh bảo tồn lực lượng. - Mối quan hệ giữa cơ động phòng tránh với đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC: + Phòng tránh, đánh trả địch tiến công bằng VKCNC là vận dụng tổng h ợp các giải pháp, biện pháp, các hoạt động một cách có tổ chức của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong chuẩn bị và thực hành phòng tránh, đánh tr ả, b ảo đ ảm an 62
  12. toàn cho nhân dân và các thành phần lực lượng, giữ vững s ản xu ất, đ ời s ống, sinh hoạt, ANCT, TTATXH. + Phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC là hai mặt của một vấn đề, đan xen nhau, có quan hệ, tác động lẫn nhau một cách biện chứng, + Đánh trả có hiệu quả là vấn đề cốt lõi của phòng tránh, đánh trả. + Phòng tránh tốt là điều kiện để đánh trả có hiệu quả, đánh trả có hiệu quả tạo điều kiện để phòng tránh an toàn; trong phòng tránh có đánh trả, trong đánh trả có phòng tránh. - Vấn đề phòng thủ dân sự với phòng chống địch tiến công h ỏa lực bằng VKCNC: + Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nền quốc phòng toàn dân, là hệ thống các biện pháp phòng thủ quốc gia được tiến hành trong th ời bình và thời chiến. + Mục đích của phòng thủ dân sự là bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền kinh t ế, duy trì sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó bảo vệ nhân dân là nội dung quan trọng nhất. + Phòng thủ dân sự bảo đảm sự ổn định chính trị cho đất nước khi có chiến tranh xảy ra, tránh được sự hoang mang, dao động, giảm sút ý chí quy ết tâm kháng chiến của mỗi người dân, từng địa phương và cả nước. + Nội dung cơ bản của phòng thủ dân sự là sơ tán nhân dân, ổn đ ịnh s ản xuất, đời sống của xã hội và hệ thống công trình phòng thủ. + Kế hoạch phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị chu đáo từ thời bình; các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đ ảm l ương th ực, th ực phẩm cho nhân dân phải được thực hiện thông qua k ế ho ạch k ết h ợp phát tri ển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, qu ốc phòng - an ninh với kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trong cả nước. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC bằng biện pháp thụ động, tại sao phải tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập? Anh (chị) hiểu như thế nào về tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập? 2. Tại sao phải cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC? Anh (chị) hiểu như th ế nào về mối quan hệ giữa cơ động phòng tránh với đánh trả tiến công hỏa lực bằng VKCNC của địch? 3. Anh (chị) hiểu vấn đề phòng thủ dân sự như th ế nào với phòng ch ống ti ến công hỏa lực bằng VKCNC của địch trong chiến tranh bảo vệ Tổ qu ốc? Liên h ệ trách nhiệm bản thân? 63
  13. Bài 3 XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG I. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ 1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ a) Khái niệm DQTV - DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của LLVT nhân dân của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, - Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, đi ều hành của Chính phủ và của ủy ban nhân dân các cấp, - Sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự ch ỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương. Dân quân được tổ chức ở xã, phường, thị trấn; tự vệ được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, t ổ ch ức chính tr ị xã hội. b) Vị trí vai trò của DQTV - Là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trong thời bình tại địa phương và phong trào toàn dân đánh giặc trong thời chiến. - Là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhà n ước, nhân dân ở cơ sở. c) Nhiệm vụ của lực lượng DQTV - Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở. - Phối hợp với quân đội, công an và các lực l ượng khác b ảo v ệ đ ộc l ập, ch ủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, ANCT, TTATXH, bảo vệ Đảng, ch ế độ XHCN, chính quyền, tính mạng, và tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân, tổ ch ức ng ười nước ngoài, các mục tiêu, các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn. - Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các sự cố nghiêm trọng khác. - Vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo pháp luật. 64
  14. 2. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ a) Phương châm xây dựng Xây dựng DQTV theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trong chất lượng là chính” - Vững mạnh: + Chất lượng phải toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, và chuyên môn nghiệp vụ. + Biên chế, trang bị hợp lý, thống nhất, cơ động nhanh, sẵn sàng chiến đấu cao. - Rộng khắp: + Ở đâu có tổ chức Đảng, chính quyền và có dân đều phải tổ chức DQTV. + Trường hợp các doanh nghiệp không đủ điều kiện tổ chức DQTV, nếu có yêu cầu thì công nhân được tham gia DQTV ở địa phương nơi cư trú. - Coi trọng chất lượng là chính: + Chất lượng là yếu tố cơ bản, là điều kiện cần thiết để xây dựng DQTV vững mạnh. + Coi trọng chất lượng là phải có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe phù hợp, chấp hành đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định ở địa phương. b) Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng DQTV - Về tổ chức: DQTV được tổ chức thành 2 lực lượng: lực lượng nòng cốt (lực l ượng chi ến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu). + Lực lượng DQTV nòng cốt: Bao gồm DQTV bộ binh, DQTV binh chủng và DQTV biển, được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Ngoài ra còn có lực l ượng dân quân thường trực. Nhiệm vụ của lực lượng cơ động là chiến đấu tại địa phương và sẵn sàng cơ động chiến đấu ở địa phương khác. Nhiệm vụ của lực lượng chiến đấu tại chỗ là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu , khi cần có thể tăng cường cho lực lượng cơ động. + Lực lượng DQTV rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sỹ DQTV đã hoàn thành nghĩa vụ DQTV và công dân khác được tuyển chọn theo quy định. Có nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, vận chuyển tiếp tế, kh ắc phục hậu qu ả chiến đấu, bảo vệ và sơ tán nhân dân. + Về quy mô tổ chức: Tổ chức từ cấp tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn. - Về biên chế: Biên chế DQTV được thống nhất trong toàn quốc do B ộ Quốc phòng quy định. - Cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội: 65
  15. + Ban chỉ huy quân sự: Tổ chức ở xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp ở địa phương và các ngành của nhà nước gồm 3 người: chỉ huy trưởng, chính trị viên và phó chỉ huy trưởng. Chịu trách nhiệm làm tham mưu giúp cấp ủy, chính quy ền cấp mình t ổ ch ức triển khai công tác hoạt động DQTV. Ban chỉ huy quân sự do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện (quận) bổ nhiệm theo đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) sau khi đã th ống nhất với huyện (quận ) đội trưởng. + Ban chỉ huy tiểu đoàn, đại đội: Gổm 3 người: Chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng, do quân khu quyết định. + Cấp trung đội, tiểu đội và tương đương: có một cấp trưởng và một cấp phó. trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng dân quân tự vệ do huyện (quận) đội trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của xã (phường, thị) đội trưởng. - Về vũ khí, trang bị của DQTV: Vũ khí, trang bị cho DQTV từ các nguồn do Bộ Quốc phòng cấp, các địa phương tự chế tạo hoặc thu được của địch. c) Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với DQTV Nhằm làm cho DQTV nâng cao nhận thức về chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng trong sáng, luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc; có trình độ quân sự và kỷ luật nghiêm. Nội dung giáo dục, thực hiện giáo dục, huấn luyện hàng năm theo ch ương trình quy định của Bộ Quốc phòng. Huấn luyện toàn diện cho các đối tượng sát với nhiệm vụ của địa phương, cơ sở. 3. Một số biện pháp xây dựng DQTV trong giai đoạn hiện nay - Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DQTV. - Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lượng DQTV - Xây dựng DQTV gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. - Thực hiện đúng các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng DQTV. II. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN 1.Khái niệm, vị trí vai trò a) Khái niệm Lực lượng DBĐV gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội, nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. + Quân nhân dự bị gồm sỹ quan dự bị, quân nhân chuyên nghi ệp d ự bị, h ạ s ỹ quan và binh sỹ dự bị. 66
  16. + Phương tiện kỹ thuật gồm các phương tiện nằm trong danh mục quy định của Chính phủ như các phương tiện: vận tải, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế... b) Vị trí vai trò công tác xây dựng lực lượng DBĐV + Xây dựng lực lượng DBĐV giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN, ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, sức mạnh chi ến đ ấu của quân đội. + Là một trong những nhiệm vụ cơ bản góp phần xây dựng tiềm lực, th ế trận quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân. + Bảo đảm nguồn nhân lực mở rộng quân đội khi đất nước sang trạng thái chiến tranh. + Phối hợp chặt chẽ với DQTV, công an... tăng sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương, cơ sở. + Thể hiện quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh. + Xây dựng lực lượng DBĐV tốt sẽ làm nòng cốt cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và trong thực hiện chiến lược quốc phòng – an ninh, chi ến l ược bảo vệ Tổ quốc. 2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng DBĐV a) Xây dựng lực lương DBĐV bảo đảm số lượng đủ, chất l ượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm - Xây dựng lực lượng DBĐV là một vấn đề hệ trọng liên q uan đến vận mệnh quốc gia, phải được xây dựng hùng hậu ngay từ thời bình. Bảo đảm về số lượng và chất lượng. - Số lượng đủ thể hiện ở quy mô, số lượng đơn vị, tổng quân số, tổng số phương tiện kỹ thuật được tổ chức xây dựng và chuẩn bị, sẵn sàng bổ sung cho quân đội theo kế hoạch. - Chất lượng cao được thể hiện trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ, trang bị và khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật; trong đó chính tr ị, t ư t ưởng làm cơ sở. - Trong quá trình xây dựng lực lượng DBĐV phải luôn tập trung thực hiện tốt các khâu quản lý, giáo dục, tạo nguồn. b) Xây dựng lực lượng DBĐV phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - Xây dựng lực lượng DBĐV phải phát huy sức mạnh tổng h ợp của cả h ệ thống chính trị là một quan điểm cơ bản, mang tính nguyên tắc. - Xây dựng lực lượng DBĐV là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, là cuộc vận động chính t rị sâu sắc trong quần chúng về bảo vệ Tổ quốc. - Sức mạnh tổng hợp là sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành của chính phủ, chính quyền các cấp theo pháp luật; sự hiệp đ ồng th ực hi ện gi ữa các 67
  17. đơn vị quân đội, cơ quan quân sự với các cơ quan chính quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị là y ếu t ố cơ b ản nhất luôn bảo đảm cho lực lượng DBĐV có số lượng đủ, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. c) Xây dựng lực lượng DBĐV đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các c ấp ở địa phương, bộ, ngành - Xây dựng lực lượng DBĐV có vị trí, tầm quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuy ệt đối về mọi mặt c ủa Đảng. - Là nguyên tắc cơ bản bảo đảm cho lực lượng DBĐV luôn có m ục tiêu, phương hướng, nội dung xây dựng đúng đắn, bảo đảm cho sức mạnh chiến đấu của quân đội. - Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng DBĐV đ ược th ể hiện trên tất cả các khâu, các bước trong quá trình thực hiện. 3. Nội dung xây dựng lực lượng DBĐV a) Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV - Tạo nguồn: + Đối sỹ quan: lựa chọn từ sỹ quan phục viên, xuất ngũ; cán bộ chuyên môn kỹ thuật ngoài quân đội; đào tạo từ hạ sỹ quan, nam sinh viên tốt nghiệp đại học. + Đối với hạ sỹ quan, chiến sỹ, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực, sức khỏe đưa vào tạo nguồn. - Đăng ký quản lý nguồn: Việc đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV phải có kế hoạch thường xuyên, chặt chẽ và chính xác, đăng ký cả con người và phương tiện kỹ thuật. + Đối với quân nhân dự bị: được tiến hành đăng ký, quản lý tại nơi cư trú, do Ban chỉ huy quân sự xã (phường), Ban chỉ huy quân sự huyện (quận và t ương đương) thực hiện. + Đối với phương tiện kỹ thuật, phải đăng ký, quản lý chính xác th ường xuyên cả số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của từng phương tiện. - Tổ chức biên chế đơn vị DBĐV: + Tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật thành t ừng đ ơn v ị DBĐV theo kế hoạch để quản lý, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. + Các loại hình biên chế hiện nay: đơn vị biên ch ế đủ; đơn v ị biên ch ế thi ếu; đơn vị biên chế khung thường trực, đơn vị không có khung thường trực; đơn vị chuyên môn thời chiến. + Nguyên tắc sắp xếp: Sắp xếp theo chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn k ỹ thuật phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp người có trình độ tương ứng; quân nhân dự bị hạng một trước, nếu thiếu xếp tiếp hạng hai. b) Giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị DBĐV - Giáo dục chính trị: 68
  18. Giáo dục chính trị nhằm làm cho cán bộ, chiến sỹ nâng cao nhận thức về chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân. Nội dung giáo dục: Đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Giáo dục chính trị cho tất cả các đối tượng. - Công tác huấn luyện: Huấn luyện theo phương châm “chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm”. Nội dung huấn luy ện, di ễn tập theo chương trình quy định của Bộ Quốc phòng và kế hoạch c ủa đơn v ị, đ ịa phương. c) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng lực lương DBĐV Vật chất kỹ thuật, kinh phí là yếu tố rất quan trọng để bảo đ ảm vũ khí trang bị, hậu cần kỹ thuật và tài chính. Yêu cầu phải bảo đ ảm đúng m ức , kịp thời để triển khai thực hiện. Việc bảo đảm vật chất, kinh phí, hàng năm Chính phủ giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. 4. Một số biện pháp xây dựng lực lượng DBĐV - Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân v ề v ị trí và những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng DBĐV. - Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, c ơ quan quân s ự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện. - Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lượ DBĐV. - Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng DBĐV. III. ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG 1. Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng a) Khái niệm Động viên công nghiệp quốc phòng là huy động một phần hoặc toàn b ộ năng lực sản xuất, sữa chữa trang bị cho quân đội của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng quốc phòng, nhằm huy động mọi nguồn lực của đất n ước hoặc một số địa phương... phục vụ cho quốc phòng, giành th ế chủ động, phát huy tiềm lực mọi mặt của quốc gia, duy trì, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình hu ống, b ảo v ệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. b) Nguyên tắc động viên - Động viên công nghiệp quốc phòng được tiến hành trên cơ sở năng l ực s ản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền ph ục v ụ cho qu ốc phòng. 69
  19. - Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên cho các doanh nghi ệp ph ải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu của quân đội và phù h ợp với năng l ực c ủa doanh nghiệp. - Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên. c) Yêu cầu - Chuẩn bị và thực hành động viên phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh. Đây là yêu cầu cơ bản, có tính quyết định hoàn thành nhiệm vụ động viên. Kế hoạch phải được chuẩn bị chu đáo, tuyệt mật; triển khai th ực hiện phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. - Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng ph ải bảo đ ảm cho yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương trong thời chiến. Đây là yêu cầu quan trọng, vì địa phương có vị trí quyết định sức mạnh tổng hợp trong khu vực phòng thủ, có vai trò quan trọng trong thế t rận quốc phòng toàn dân. 2. Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phòng a) Chuẩn bị động viên - Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có kh ả năng sản xuất, sữa chữa trang bị. - Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng. - Giao chỉ tiêu động viên. - Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sữa chữa. - Quản lý, duy trì dây chuyền sản xuất, sữa chữa. - Bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề cho người lao động, diễn tập động viên - Dự trữ vật chất. b) Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng - Quyết định và thông báo quyết định động viên (do Chính phủ quyết định) - Tổ chức di chuyển địa điểm đối với các doanh nghiệp phải di chuyển. - Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sữa chữa trang thiết bị. - Giao, nhận sản phẩm động viên. 3. Một số biện pháp chính thực hiện động viên công nghiệp quốc phòng - Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành, địa ph ương, tổng công ty thực hiện nghiêm pháp lệnh DBĐV và động viên công nghiệp quốc phòng; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ động viên nghiêm túc. - Các cấp quán triệt sâu sắc cho cán bộ, công nhân viên về pháp lệnh, nghị định, các văn bản hướng dẫn về động viên công nghiệp quốc phòng của nhà nước, Chính phủ. 70
  20. - Các doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn và giao chỉ tiêu động viên chủ động lập kế hoạch động viên và luôn luôn sẵn sàng th ực hi ện nhi ệm v ụ th eo kế hoạch, chỉ tiêu được giao. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phương châm xây dựng DQTV theo hướng “ vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”, anh (chị) hiểu vấn đề này như th ế nào? T ại sao ph ải coi trọng chất lượng là chính? 2. Tại sao chúng ta phải xây dựng lực lượng DBĐV ? Là sinh viên anh (chị) có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng lực lượng DBĐV. 3. Nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay như thế nao? Hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay và trong tương lai có tác động như thế nào đến tổ chức và th ực hành động viên công nghiệp quốc phòng? Bài 4 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA 1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia a) Quốc gia Là thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh th ổ, dân c ư và quy ền lực công cộng; là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về ch ủ quyền. Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. b) Lãnh thổ quốc gia Là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc ch ủ quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng bi ển qu ốc gia (nội thủy và lãnh hải), vùng trời quốc gia và lãnh thổ quốc gia đặc biệt. - Vùng đất quốc gia: + Là phần mặt đất (kể cả các đảo và quần đảo) và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia; + Là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm c ơ s ở đ ể xác định vùng trời, vùng biển quốc gia. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2