intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng Rubella bẩm sinh

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) - trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh là một hội chứng gây hậu quả nặng nề và đặc thù nhất của bệnh rubella khiến y học phải đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề phòng ngừa chủ động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng Rubella bẩm sinh

  1. Hội chứng Rubella bẩm sinh Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) - trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh là một hội chứng gây hậu quả nặng nề và đặc thù nhất của bệnh rubella khiến y học phải đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề phòng ngừa chủ động. Nhiễm virus rubella trong thai kỳ Những yếu tố nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh bao gồm: + Mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa Rubella. + Mẹ đang mang thai tiếp xúc với người bị Rubella. Thời gian ba tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm rubella ở người mẹ, virus rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virus này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên n hân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Những bà mẹ mắc rubella trong ba tháng đầu thai kỳ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh có thể lên tới 50% - 80%
  2. trường hợp nhiễm virus. Trong 3 tháng tiếp theo, nguy cơ này còn khoảng 10 - 30%. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Bệnh nhi bị đa dị tật do mắc Rubella bẩm sinh Trẻ bị nhiễm Rubella trước khi sinh có nguy cơ bị một hoặc nhiều dị tật, bệnh lý bẩm sinh như: Điếc: thường gặp nhất và là đặc điểm của Rubella bẩm sinh. Hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi. Khuyết tật ở mắt: như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý ỡ võng mạc.
  3. Các dị tật về xương dài, tật đầu nhỏ, bại não, dị dạng ở não, phổi, cơ khớp. Chậm phát triển về tâm thần, thể lực. Các bất thường ở gan, lá lách… Làm thế nào để phòng ngừa CRS? Để dự phòng chủ động Rubella, tốt nhất là tiêm phòng vaccin. Đối với trẻ em, tiêm phòng một mũi lúc 12 - 15 tháng tuổi, mũi hai cách mũi một 6 - 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ 4 - 6 tuổi. Người lớn nếu chưa từng mắc rubella cũng nên được tiêm chủng, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mang thai.
  4. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai nên tiêm ngừa Rubella. Mang thai có nên tiêm ngừa Rubella? Với phụ nữ, trước khi có ý định mang thai, nên tiêm ngừa Rubella. Thời điểm tiêm ngừa trước khi thụ thai ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước 3 - 4 tháng. Tiêm ngừa trước thời kỳ mang thai là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh cho con. Nhưng khi đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vaccin ngừa rubella. Vaccin rubella thường được sản xuất
  5. dưới dạng “tam liên” cùng với các vaccin phòng sởi và quai bị. Phòng bệnh Rubella trước mùa bùng phát dịch Thời gian ba tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm rubella ở người mẹ, virus rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virus này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của
  6. phôi thai và đây Nếu chưa tiêm ngừa Rubella mà đang có là nguyên nhân thai, thì biện pháp tốt nhất là phòng gây ra những dị nhiễm cho bản thân bằng cách hạn chế tật bẩm sinh cho đến những nơi đông người, nhất là trong thời điểm có dịch. Luôn mang khẩu thai nhi. trang khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên bằng các dung dịch súc họng. Phụ nữ có thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ cần theo dõi chặt chẽ, nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc Rubella cần đến khám và được tư vấn tại bác sĩ chuyên khoa sản, chuyên khoa truyền nhiễm để có được những lời khuyên và theo dõi thích hợp để loại bỏ nguy cơ cao sinh con bị dị tật bẩm sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2