CHƯƠNG<br />
NĂM<br />
<br />
NHỮNG ĐIỀU<br />
KỲ LẠ<br />
TRONG THẾ<br />
GIỚI CÁC<br />
NGUYÊN TỬ<br />
<br />
M<br />
<br />
ột thế giới màu sắc<br />
Chúng ta sống trong một thế giới đầy màu sắc: màu xanh<br />
lơ của da trời, màu hồng tinh tế của một bông hoa, màu xanh mát<br />
của một chiếc lá hoặc màu đỏ rực của cảnh hoàng hôn. Những<br />
màu sắc đó đem lại sự tươi mát cho tâm hồn chúng ta, làm cho<br />
cuộc sống của chúng ta đáng yêu biết bao. Nhờ đâu mà chúng ta<br />
được hưởng một lễ hội những sắc màu rực rỡ và đa dạng như thế?<br />
Cho đến đầu thế kỷ XX, chúng ta vẫn còn chưa biết gì về điều đó.<br />
Và chỉ khi phát hiện ra cấu trúc của các nguyên tử, bấy giờ chúng<br />
ta mới có câu trả lời.<br />
Ý tưởng cho rằng vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử, ngày<br />
nay ai cũng thấy đó là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, sự đương<br />
nhiên ấy phải mất rất nhiều thời gian mới khẳng định được. Ý<br />
tưởng cho rằng tất cả mọi hiện tượng tự nhiên đều có thể giải<br />
thích được, xuất phát từ một thành tố cơ bản, đã ra đời cùng với<br />
biết bao ý tưởng khác, bắt nguồn từ nền văn minh phương Tây tại<br />
Hy Lạp. Ở thành phố Milet, Ionie, vào thế kỷ thứ VI trước CN,<br />
<br />
356 Hỗn độn và hài hòa<br />
<br />
Thales (625-547 trước CN) đã cho rằng chất cơ bản là nước, trong<br />
khi Anaximenes (thế kỷ VI trước CN) lại cho rằng đó là không khí.<br />
Cả hai bậc tiền bối này đều xa sự thật. Một thế kỷ sau, Democritus<br />
(460-370 trước CN) và Leucippus (460-370 trước CN) đã đưa ra<br />
một ý tưởng cách mạng cho rằng mọi vật chất đều cấu thành bởi<br />
các hạt không thể phân chia được nữa và vĩnh cửu, mà các ông<br />
gọi là nguyên tử (tiếng Hy Lạp nguyên tử là atomos - có nghĩa là<br />
không thể phân chia được nữa). Vì không có các bằng chứng thực<br />
nghiệm, nên mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại ở đó trong suốt 21 thế<br />
kỷ tiếp theo. Ý tưởng về nguyên tử bị che lấp dần, rồi nhường chỗ<br />
cho ý tưởng về bốn yếu tố cơ bản của Aristoteles (384-322 trước<br />
CN), đó là nước, không khí, đất và lửa. Rồi biết bao biến cố đã xảy<br />
ra sau đó: Hy Lạp bị sáp nhập vào đế quốc La Mã; sự suy tàn của<br />
văn minh Hy Lạp; những cuộc xâm lược liên tiếp của các tộc dã<br />
man, Goths và Huns; sự suy yếu của đế quốc La Mã, và song song<br />
với các biến cố đó là sự cất cánh của đế quốc Ả Rập. Đế quốc này<br />
đã giành lấy bó đuốc văn minh và khoa học để rồi lại phải chuyển<br />
bó đuốc đó cho Châu Âu Phục Hưng.<br />
Cho mãi đến năm 1600 ý tưởng về nguyên tử mới lại nổi lên.<br />
Được khích lệ từ tác phẩm Về bản chất sự vật của nhà thơ Latin<br />
Lucrece (98-55 trước CN), qua đó trình bày những ý tưởng của<br />
Leucippus và của Democritus về nguyên tử, triết gia Pháp Pierre<br />
Gasenti (1592-1655) đã kêu gọi sự cần thiết phải làm thí nghiệm<br />
để kiểm chứng giả thuyết về nguyên tử. Và lời kêu gọi của ông đã<br />
được hưởng ứng. Nhà vật lý và hóa học người Ailen Robert Boule<br />
(1627-1691), vào năm 1662, đã đưa ra kết luận rằng định luật về<br />
tính chịu nén của khí chỉ có thể hiểu được nếu khí được cấu thành<br />
từ các nguyên tử. Nhà hóa học Pháp Antoine de Lavoisier (17431794) đã đạt được một bước tiến mới trong việc chứng minh sự<br />
Những điều kỳ lạ trong thế giới các nguyên tử<br />
<br />
357<br />
<br />
tồn tại của nguyên tử. Ông đã phá thủng bức màn bí mật về cấu<br />
tạo của không khí và nước, và từ đó chứng minh được rằng chúng<br />
được cấu tạo bởi những nguyên tố hóa học được kết hợp với nhau<br />
theo một tỷ lệ luôn luôn không đổi (thật bất hạnh thay, những<br />
công trình xuất sắc của ông trong hóa học đã không cứu nổi ông<br />
thoát khỏi lưỡi dao máy chém, vì ông còn là nghị sĩ). Vào năm<br />
1808, nhà hóa học Anh John Dalton (1766-1844) đã đưa ra kết<br />
luận rằng hành trạng của các nguyên tố hóa học chỉ có thể hiểu<br />
được nếu mỗi nguyên tố đó được tạo nên bởi một loại nguyên tử<br />
duy nhất, được đặc trưng bởi một “trọng lượng nguyên tử” riêng<br />
có của nó.<br />
<br />
Về thứ tự trong các nguyên tố hóa học hay bảng tuần hoàn<br />
Năm 1869, nhà hóa học Nga Dmitri Mendeleev (1834-1907) đã<br />
thành công trong việc sắp xếp thứ tự trong tập hợp các nguyên<br />
tố hóa học với số lượng dường như ngày một tăng thêm và nhân<br />
lên. Ông sắp xếp chúng theo thứ tự trọng lượng nguyên tử. Như<br />
có phép thần, các nguyên tố có cùng những tính chất hóa học đều<br />
hợp lại thành nhóm gồm bảy nguyên tố xếp trong cùng một cột.<br />
Sự xếp thành cột này chỉ có thể hiểu được nếu mỗi nguyên tố hóa<br />
học được tạo nên bởi chỉ một loại nguyên tử. Tập hợp các cột này<br />
tạo thành cái mà ngày nay người ta gọi là “bảng tuần hoàn” các<br />
nguyên tố hóa học, thường vẫn được treo trên tường các lớp học<br />
của các trường trung học. Khi Mendeleev lập bảng liệt kê, người<br />
ta mới chỉ biết có 63 nguyên tố. Như vậy là hồi đó còn có những<br />
ô phải bỏ trống. Song Mendeleev đã tin vào phương pháp sắp xếp<br />
thứ tự các nguyên tố của ông tới mức ông đã không ngần ngại<br />
tuyên bố rằng nếu tất cả các ô chưa được lấp đầy thì không phải<br />
<br />
358 Hỗn độn và hài hòa<br />
<br />
là tự nhiên không ưa thích một số nguyên tố hóa học nào đó, mà<br />
chẳng qua là vì con người chưa phát hiện ra chúng đấy thôi. Và<br />
ông đã có lý: cùng với sự khám phá ra những nguyên tố mới, các<br />
ô bỏ trống dần dần cũng đã được lấp đầy. Điều này đã làm cho<br />
Mendeleev trở nên nổi tiếng khắp thế giới, trừ nước Nga, vì Nga<br />
hoàng đánh giá không cao những quan điểm chính trị quá tự do<br />
của ông...<br />
Trong khi đó, những dấu hiệu vẫn tiếp tục được tích tụ, có lợi<br />
cho sự tồn tại của các nguyên tử.<br />
Trước hết, vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhà vật lý Anh James Maxwell<br />
(1831-1879) và ít lâu sau đó là nhà vật lý Áo Ludwig Boltzmann<br />
(1844-1906) cùng nhà vật lý Mỹ Willard Gibbs (1839-1903) những người chuyên nghiên cứu nhiệt động lực học, tức khoa học<br />
về nhiệt - đã chứng minh được rằng tính chất của các chất khí, đặc<br />
biệt là nhiệt độ của chúng, có thể hiểu được nếu chúng được cấu<br />
tạo bởi các nguyên tử. Thực vậy, nhiệt được gây bởi chuyển động<br />
của các nguyên tử: trong không khí nóng, các nguyên tử chuyển<br />
động với vận tốc lớn và chúng sẽ chuyển động chậm chạp đi rất<br />
nhiều, nếu không khí bị lạnh đi. Chẳng hạn, không khí nóng của sa<br />
mạc Sahara làm cháy da bạn, đó là bởi vì các phân tử không khí bị<br />
đốt nóng bởi ánh nắng chói chang ở đó đã đập vào da bạn với tốc<br />
độ cao. Trái lại, các nguyên tử trong gió mát sẽ làm lạnh da bạn, vì<br />
chúng chuyển động chậm chạp hơn. Theo cách nhìn đó thì vật chất<br />
không thể lạnh xuống dưới không độ tuyệt đối (-273oC), bởi vì ở<br />
nhiệt độ đó chuyển động của các nguyên tử đều bị đông cứng lại.<br />
Sau nữa, việc các nguyên tố hóa học được sắp xếp thứ tự theo<br />
trọng lượng nguyên tử trong bảng tuần hoàn Mendeleev cho thấy<br />
rằng các nguyên tử có mức độ phức tạp khác nhau, các nguyên tử<br />
Những điều kỳ lạ trong thế giới các nguyên tử<br />
<br />
359<br />
<br />