Hồn nhiên trẻ em
lượt xem 9
download
Trẻ em thật trong sáng, trong lòng có gì thì ở ngoài biểu hiện ra cái đó. Có giận, có buồn thì nói ra liền, xong rồi không nhắc tới nữa, lại tiếp tục chơi với nhau. Nếp sống hồn nhiên của các em, nhiều khi người lớn thấy mà thèm. Trong một buổi lễ giỗ tổ tiên tại Làng Mai Pháp, tôi có dịp ngồi ăn chung với một vài em bé Việt Nam sống tại Âu châu. Các em về tham dự khoá tu mùa hè hàng năm với cha mẹ. Một cậu bé khoảng 10 tuổi ngỏ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồn nhiên trẻ em
- Hồn nhiên trẻ em Trẻ em thật trong sáng, trong lòng có gì thì ở ngoài biểu hiện ra cái đó. Có giận, có buồn thì nói ra liền, xong rồi không nhắc tới nữa, lại tiếp tục chơi với nhau. Nếp sống hồn nhiên của các em, nhiều khi người lớn thấy mà thèm. Trong một buổi lễ giỗ tổ tiên tại Làng Mai Pháp, tôi có dịp ngồi ăn chung với một vài em bé Việt Nam sống tại Âu châu. Các em về tham dự khoá tu mùa hè hàng năm với cha mẹ. Một cậu bé khoảng 10 tuổi ngỏ ý muốn chia một nửa ly chè đậu xanh cho tôi. Tôi mỉm cười cám ơn nhưng không nhận vì muốn để em ăn nguyên cả ly. Ấy vậy mà em buồn và không ăn ly chè đó. Nhưng mà em không buồn lâu, mấy phút sau
- tôi lại cùng em trò chuyện. Trẻ em thật trong sáng, trong lòng có gì thì ở ngoài biểu hiện ra cái đó. Có giận, có buồn thì nói ra liền, xong rồi không nhắc tới nữa, lại tiếp tục chơi với nhau. Nếp sống hồn nhiên của các em, nhiều khi người lớn thấy mà thèm. Một điều làm cho ta quan tâm là trong xã hội sống nhanh hiện đại, trẻ em không có nhiều cơ hội để được sống hồn nhiên. Các em phải “bị học” nhiều quá vì xã hội đẩy các em phải biết nhiều hơn, phải tiếp thu các kiến thức mới để có thể thành công sau này. Vì vậy, các em cũng có mối lo âu và cũng mang bệnh tâm lý của người lớn như căng thẳng, trầm cảm và mặc cảm tự ti. Theo các nhà giáo dục, lứa tuổi 6 đến 12 là lứa tuổi quan trọng trong quá trình trưởng thành. Những cảm hứng, lòng mong muốn trở thành, muốn làm một cái gì đó được định hình trong giai đoạn này. Việc hướng dẫn khả năng sống hạnh phúc và bình an khi còn nhỏ
- để có thể có nguồn cảm hứng đó quan trọng hơn việc hướng dẫn kỹ năng để các em trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn, v.v... sau này. Đời sống là một cuộc hành trình, không là một cái đích để đến (Life is a journey, not a destination). Ta không muốn các em phải kiệt sức khi chỉ mới ở mức khởi đầu của cuộc sống. Một điều cần để ý là khi bình an và thảnh thơi, các em có thể tiếp thu gấp nhiều lần khi các em lo âu và hấp tấp. Ví dụ như khi bị bạn giành đồ chơi, nếu các em biết cách trở về với hơi thở, biết nói lời nhỏ nhẹ, biết chia sẻ đồ chơi với bạn thì các em sẽ không giận lâu. Và sau đó, các em sẽ dễ tập trung vào việc học hơn. Những cuộc khảo cứu về đời sống của các thần đồng ở Anh quốc cho biết là các em thiếu khả năng ứng xử trong đời sống hằng ngày và các em mong muốn được sống bình thường như những trẻ em khác. Sau khi thành tài, sự đóng góp của các nguyên thần đồng cũng không có gì đặc biệt. Một số không chịu được môi trường huấn luyện khắt khe đã bỏ cuộc hay sau
- này lớn lên đã thất bại trong cuộc sống. Nhận thấy những áp lực và thiệt thòi mà các thần đồng phải trải qua trong môi trường học tập và huấn luyện, bà Ruth Lawrence – một thần đồng tốt nghiệp thủ khoa cử nhân toán lúc 13 tuổi (1985) và tiến sĩ năm 17 tuổi (1989) tại đại học Oxford, Anh và vợ hiện là giáo sư toán tại viện Toán học Eistein, Do Thái – nhất quyết sẽ để cho hai đứa con của mình phát triển một cách tự nhiên. Nhà giáo dục Mỹ Robert Fulghum – trong cuốn sách Những gì tôi cần biết, tôi đã học ở lớp mẫu giáo – nghĩ rằng những tuệ giác cho cuộc sống được tìm thấy tại sân chơi trường mẫu giáo chứ không phải tại các lớp đào tạo thạc sĩ hay tiến sĩ. Những tuệ giác đó là3: chia sẻ những gì mình có; chơi công bằng; đừng đánh người; trả vật về chỗ mình đã lấy nó; dọn đống rác của mình; đừng lấy những gì không phải của mình; xin lỗi khi làm người nào buồn; rửa tay trước khi ăn; nhớ dội cầu; ngủ trưa; uống sữa; có cuộc sống cân bằng: học, suy nghĩ, ca hát, múa, chơi, và
- làm việc; khi đi ra ngoài, nhớ xem chừng xe cộ, nắm tay nhau; con cá vàng, chú chuột bạch nhỏ rồi sẽ chết và ta cũng vậy… Và nhớ điều quan trọng: nhìn cho kỹ. Sự đánh giá thành công qua bằng cấp và một việc làm tốt đã làm cho hệ thống giáo dục của đa số các nước châu Á có tính cách cạnh tranh và thương mại. Ở Hồng Kông và Hàn Quốc, hệ thống các trường dạy thêm là một ngành kinh doanh lớn và mang lại nhiều lợi nhuận. Để được điểm cao trong các kỳ tuyển chọn vào các trường trung học tốt, các học sinh mẫu giáo lớp một phải học thêm chương trình lớp ba, học sinh lớp ba phải học thêm chương trình lớp năm tại các trường dạy thêm. Theo các nhà phân tích, những trường dạy kèm này là vô bổ và chỉ làm rối loạn thêm hệ thống giáo dục. Các em học sinh, các thầy cô giáo, và cả cha mẹ cũng mệt. Nhưng ai cũng nói là phải chịu, vì hệ thống nó đã như vậy. Có khi các bậc cha mẹ vì giành chỗ học cho con, xem các học sinh khác như là đối thủ cạnh tranh của con mình. Hội các
- nhà giáo nữ tại Hồng Kông cho biết khoảng 80% học sinh tại đây luôn luôn hay thỉnh thoảng bị trầm cảm. Tháng 1 năm 2008, một bé gái Hồng Kông chín tuổi đã tự tử vì nghĩ em không là một học sinh giỏi khi một bài thi của em chỉ có 9 điểm trên 10. Em bé luôn luôn được điểm 10 trên 10. Ở Việt Nam, dù không có hệ thống kinh doanh trường tư dạy kèm, nhưng chương trình học nặng nề cũng đã tạo ra hệ thống dạy kèm tương tự. Các học sinh phải đi học thêm thì mới bắt kịp chương trình ở trường (Khổ vì sự học, Tuổi trẻ 16.10.2008). Một điều đáng lo ngại là ngay cả các em nhỏ học lớp một cũng phải đi học thêm (VietNamNet, 17.10.2008). Không hiểu vì sao mà chương trình học bây giờ lại nặng nề như vậy. Đời sống của cha mẹ, thầy cô giáo và của các em bị xáo trộn, tạo ra nhiều áp lực và căng thẳng. Vì phải đi học thêm nhiều quá, các em nhỏ nghe tới việc đi học là sợ. Có đi học thì cũng mệt đừ, không tiếp thu được. Thầy cô giáo, học trò phải chạy sô. Không có thì giờ ăn, ngay cả bữa cơm gia đình mỗi
- buổi tối cũng không có được. Một trong những nền tảng của hạnh phúc gia đình bị phá vỡ, chỉ vì các em phải học nhiều quá. Các trường đại học hàng đầu của Mỹ như Harvard, MIT, Stanford… được nổi tiếng nhờ về chất lượng các giáo sư, các công trình nghiên cứu và giảng dạy, và quan trọng không kém là phẩm chất của các học sinh. Có thể nói chính các sinh viên đã đẩy phẩm chất của trường đi lên – vì nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, tính sáng tạo và độc lập trong tư duy của họ đã làm cho các giáo sư phải luôn luôn nâng cao trình độ. Tại Việt Nam, việc đưa các bài văn mẫu để các em học thuộc lòng hay lấy ý để viết theo đã vô tình biến các em thành những người đạo văn (Bài văn được điểm 10 chép từ văn mẫu, Tuổi trẻ 11.8.2006). Nếu việc đạo văn đã thành một thói quen, thì khi đi học ở nước ngoài, những bài thi lấy nguyên văn và ý tưởng của người khác sẽ bị đánh rớt – cho dù là học sinh đó ghi ra từ trí nhớ. Phương pháp giáo dục từ chương, nhét nhồi kiến thức, học tủ để đi thi không đào tạo
- được học sinh có tinh thần sáng tạo và độc lập trong tư duy. Một số các bậc cha mẹ cho con học thêm âm nhạc hay thể thao như là một hình thức thư giãn. Đây là một điều đáng khuyến khích, nhưng cần để ý đến nhu cầu nghỉ ngơi của trẻ, đừng vì ý muốn của mình mà bắt con phải làm theo. Đừng có buổi sáng thứ bảy thì cho con đi học bơi, chiều đi học ballet, sáng chủ nhật đi học piano, chiều đi học võ. Xong cuối tuần là con mệt đừ. Đừng biến con mình thành một món hàng để khoe. Anh văn là một ngôn ngữ thực dụng, cần nên học. Nhưng không nhất thiết phải học trong thời gian tiểu học. Cứ cho con học tiếng Việt cho giỏi trước. Đừng lo là lớn rồi thì khó học ngoại ngữ. Các bậc cha mẹ có con học trường quốc tế cũng nên cho các em học về bản sắc Việt Nam của mình. Trong môi trường đa văn hoá của thế giới hội nhập, biết được bản sắc dân tộc của mình là một điều cần thiết và sẽ giúp các em tự tin hơn sau này.
- Chuyện kể có hai vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ đi dã ngoại trên một ngọn đồi. Bỗng nhiên em bé vuột khỏi tay mẹ và chạy. Phía trước là một cái hố sâu. Người mẹ hốt hoảng, la lớn và chạy theo. Càng la và càng đuổi theo, em bé càng chạy nhanh. Thấy như vậy, người cha ngồi xuống, và nói vợ đừng đuổi theo nữa, cứ ngồi xuống. Em bé không nghe tiếng la và tiếng chân người đuổi theo, nên cũng dừng lại. Ta có thể xem cuộc đi chơi của gia đình này như là việc cha mẹ dắt con đi học. Chương trình học nặng quá, đầy áp lực làm em bé phải chạy – vừa để theo kịp chương trình vừa để trốn vì sợ. Để giúp con, người mẹ cũng phải chạy theo và la lên vì đời sống của gia đình bị xáo trộn và cảm thấy bất lực khi không làm được gì để thay đổi tình trạng. Người cha – tượng trưng cho những người khác có trách nhiệm và quan tâm đến vấn đề – thấy vợ con sắp rơi xuống hố, mới dừng lại và làm cho mọi người cùng dừng lại. Dừng lại để nhìn rõ vấn đề hơn và kiếm cách giải quyết. Hố sâu đây là nguy cơ đổ vỡ một nền tảng hạnh phúc gia đình và là sự tạo thành những người trẻ đầy căng thẳng và lo
- âu. Học viện Giáo dục Hồng Kông – nơi cung cấp 80% giáo viên tiểu học cho Hồng Kông – đã bắt đầu đối phó với tình trạng này bằng cách dạy những phương pháp thực tập chánh niệm cho các giáo viên và học sinh tiểu học. Ai cũng thấy rõ là chương trình học quá nặng, các em và gia đình không có thì giờ thư giãn, không có được bữa cơm gia đình, không có khả năng tiếp xúc với vẻ đẹp của sự sống. Đi chậm lại, dừng chân nghỉ ngơi, xem hoa, múa hát. Ta học và đóng góp suốt cuộc đời, không chỉ trong mười mấy năm tiểu học và trung học. Các em nhỏ sẽ có nhiều cảm hứng trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà xã hội học, nhà văn, doanh nhân… khi hạnh phúc chơi bắn bi, nhảy dây, trốn tìm, đi dã ngoại hơn là khi mệt mỏi ngồi trong các lớp học để nhồi nhét kiến thức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thể thao và trẻ em
5 p | 137 | 21
-
Săn sóc da trong mùa đông cho trẻ em
2 p | 147 | 19
-
Trẻ em ăn chay sẽ phòng tránh được một số bệnh tật nguy hiểm
5 p | 134 | 19
-
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
6 p | 160 | 8
-
Co giật cấp tính ở trẻ em
5 p | 127 | 8
-
Biện pháp phòng và điều trị nấm miệng Candida ở trẻ em
5 p | 82 | 5
-
Đột tử ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh
6 p | 97 | 5
-
Hiệu quả ăn bổ sung để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ở nông thôn Phú Thọ
4 p | 83 | 4
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em > 12 tuổi
47 p | 9 | 4
-
Trẻ em đeo kính
5 p | 107 | 4
-
Trẻ em nên vận động ngoài trời 7 phút mỗi ngày
4 p | 80 | 3
-
Trẻ em dễ mắc bệnh lao gì?
8 p | 64 | 3
-
Xem uống rượu trong phim làm trẻ em… thích nhậu
6 p | 63 | 3
-
Trẻ nên vận động mạnh 7 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe
3 p | 65 | 3
-
Mổ đẻ làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ
5 p | 55 | 3
-
Trẻ ăn vặt có nguy cơ bị béo phì
4 p | 58 | 2
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo trên địa bàn quận Tân Phú
6 p | 200 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn