intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huawei - những bước dài đến vị trí thống trị thị trường viễn thông

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

194
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển chóng mặt của các công ty viễn thông Trung Quốc đang khiến các đại gia viễn thông thế giới bắt đầu cảm thấy e ngại. Điều đáng nói là nhiều công ty Trung Quốc mới khởi nghiệp nhưng đã thể hiện được tiềm năng trở thành những hãng lớn trong tương lai. Điều duy nhất mà họ còn thiếu so với các hãng viễn thông lớn thế giới đó là danh tiếng và sự vượt trội về đẳng cấp. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huawei - những bước dài đến vị trí thống trị thị trường viễn thông

  1. Huawei - những bước dài đến vị trí thống trị thị trường viễn thông Sự phát triển chóng mặt của các công ty viễn thông Trung Quốc đang khiến các đại gia viễn thông thế giới bắt đầu cảm thấy e ngại. Điều đáng nói là nhiều công ty Trung Quốc mới khởi nghiệp nhưng đã thể hiện được tiềm năng trở thành những hãng lớn trong tương lai. Điều duy nhất mà họ còn thiếu so với các hãng viễn thông lớn thế giới đó là danh tiếng và sự vượt trội về đẳng cấp.
  2. Tại Triển lãm thế giới viễn thông 2003 ở Geneva, sự kiện nổi bật của ngành viễn thông toàn cầu, do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) của Liên Hợp Quốc tài trợ, một điều gây sự chú ý là gian trưng bày của nhà sản xuất thiết bị viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Huawei Technologies và ZTE Corp, có trụ sở ở Trung Quốc. Gian hàng của Huawei chiếm một khoảng rộng chính giữa phòng triển lãm. Trong khi những đại gia viễn thông Lucent Technologies, Nortel Networks, Alcatel, Ericsson, Siemens, Motorola và các hãng khác đang vật lộn để có thể có lãi hoặc chống lại sự giảm sút doanh thu thì tập đoàn Trung Quốc này đang có mức tăng trưởng doanh thu 30%/năm. Một nhà phân tích ngành viễn thông khẳng định: "ngành viễn thông đang có sự thay đổi lớn". Con đường trở thành đại gia viễn thông Huawei được thành lập năm 1988, có trụ sở chính tại Bắc Kinh - Trung Quốc, chuyên cung cấp các thiết bị viễn thông và các giải pháp cho mạng viễn thông. Trong giai đoạn đầu thành lập, mục tiêu của Huawei là thị trường trong nước. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp lớn tham gia thị trường quốc tế, Huawei đã tiến hành mở rộng sản xuất và mở các chi nhánh văn phòng khu vực ở nhiều nước trên thế giới và các trung tâm hỗ trợ khách hàng, trung tâm huấn luyện, đào tạo, nâng cao kỹ thuật và chuyên môn cho nhân viên trên toàn cầu. Hiện nay, Huawei có 32 văn phòng quản lý khu vực đặt tại Mỹ, Ân Độ, Thụy Điển, Nga… Các văn phòng này hoạt động rất hiệu quả, góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và từ đó, sản phẩm của Huawei đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Do hoạt động có hiệu quả tại nước ngoài, hàng năm, doanh số bán hàng của Huawei tăng rất nhanh, riêng năm 2002 tăng khoảng 68%. Từ năm 1997, Huawei đã
  3. mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, quản lý nguồn nhân lực, kiểm toán tài chính. Sản phẩm của Huawei được sản xuất theo dây chuyền khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm. Huawei nghiên cứu và sản xuất các Chip đặc dụng cho sản phẩm Huawei, chính vì thế, sản phẩm Huawei đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về cải tiến cũng như sửa chữa thiết bị, từ khâu đầu đến khâu cuối. Hiện nay, Huawei có rất nhiều khách hàng lớn như: China Telecom, China Unicom, Thai AIS, SingTele, Hutchison Telecom, PCCW Hongkong, Telemar (Brazil), Rostelecom (Russia), VNPT (Vietnam)... Luôn chú trọng đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, Huawei đã thành lập 1 công ty thành viên chuyên về nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong số 22.000 nhân viên của Huawei thì 46% thuộc bộ phận R&D. Hàng năm, Huawei trích 68% tổng chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Riêng năm 2001, Huawei đầu tư cho R&D là 342 triệu USD và năm 2002, đầu tư cho R&D là 363 triệu USD. Phát huy thành công với công nghệ số hóa, Huawei tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới như đầu tư phát triển công nghệ hệ thống truyền tải quang thế hệ mới STM-64, MADM... Nhờ đổi mới công nghệ, Huawei đã chiếm lĩnh thị trường cáp quang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2001 đã chiếm tới 15,4% trong tổng thị phần khu vực và 35% thị phần của Trung Quốc. Nguồn nhân lực được Huawei coi là vấn đề hàng đầu của tập đoàn. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn được ưu tiên trong các chính sách đầu tư và phát triển của Huawei. Mỗi năm, Huawei tăng thêm 10% nhân viên thương mại và nghiên cứu phát triển, bảo đảm nguồn nhân lực vững chắc là nòng cốt cho quá trình phát triển và cạnh
  4. tranh với các tập đoàn khác, đồng thời cũng là đối tác liên kết nhau trong sản xuất và chia sẻ công nghệ. Huawei có các trung tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn dùng để đào tạo và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên trên toàn cầu. Hàng năm, bên cạnh các khóa đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên, Huawei còn đầu tư nguồn nhân lực từ các trường đại học thông qua nguồn hỗ trợ học bổng, đưa nhân viên đi đào tạo tại các trường và các hãng nổi tiếng nước ngoài, nhằm thu hút và tiếp thu công nghệ mới cho Tập đoàn. Nguồn sinh lực trong nước Doanh thu của Huawei năm 2002 là 2,7 tỷ USD, trong khi các công ty Mỹ và Liên minh châu Âu dù vẫn vượt trội nhưng doanh thu đã bị giảm xuống trong khoảng 12-30 tỷ USD. Được tiếp sức bởi thị trường trong nước tăng trưởng mạnh và các kỹ sư giỏi, những người chỉ được nhận tiền công bằng 1/10 các chuyên gia phương Tây có trình độ tương đương, Huawei đang giành được thị phần từ các đối thủ bằng các sản phẩm giá rẻ nhưng các chức năng gần như, nếu không nói là hoàn toàn, tương tự như của các hãng lớn. Thị trường Trung Quốc khổng lồ là một nhân tố quyết định thành công của họ. Năm 2001, nước này trở thành thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới và hiện có khoảng 240 triệu thuê bao. Năm 2002, Trung Quốc đã vượt Mỹ về số thuê bao điện thoại cố định. Dù doanh thu viễn thông vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và Nhật Bản, nhưng thị trường Trung Quốc đang bùng nổ nhu cầu về một số loại thiết bị truyền thông. Hiện các công ty Trung Quốc đang hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu với lợi thế giá thấp khủng khiếp nhờ chi phí nhân công và chế tạo thấp. Huawei năm ngoái có 20% doanh thu là từ thị trường nước ngoài. Phó Chủ tịch Wen Wei Xu cho biết,
  5. doanh thu năm 2004 của hãng dự báo sẽ tăng 30% lên 3,9 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu bằng đồng USD tăng 100%, lên hơn 30% tổng doanh thu. Hiện phần lớn doanh thu xuất khẩu của Huawei là từ các thị trường đang phát triển, nơi các khách hàng có nguồn tài chính hạn chế bị hấp dẫn bởi thiết bị Trung Quốc có giá không đắt. Huawei tin rằng cuối cùng họ sẽ mở rộng được hệ thống thị trường ở cả các nước phát triển. Giám đốc công nghệ (CTO) của Alcatel (Pháp), Niel Ransom nói: "Huawei có nhiều khả năng phát triển và cạnh tranh trong một thị trường khốc liệt hơn." Huawei hồi đầu năm nay đã trở nên nổi danh khi bị tập đoàn cung cấp thiết bị mạng Cisco Systems tố cáo sao chép công nghệ cầu nối và công tắc của Cisco. Vụ kiện này đã bị đình lại, bởi một thoả thuận song phương khi hai bên cố gắng đạt được một giải pháp ít gây xung đột hơn. Trong lúc đó, Huawei thiết lập quan hệ đối tác với hãng tiên phong về dịch vụ mạng 3Com và hãng Siemens (Đức), điều giúp họ phục hồi danh tiếng với khách hàng quan tâm tới tính hợp pháp của công nghệ Huawei. Một tầm nhìn xa và rộng Không chỉ giới hạn ở trong vùng châu Á, Huawei còn hướng sang châu Phi, châu Mỹ... Theo Huawei, nếu người Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi thì tầm nhìn của Trung Quốc cũng vươn đến mọi góc cạnh của thế giới. Sau khi vươn được sang Hồng Kông, Huawei đã dùng đó làm cầu nhảy vượt tiếp sang Thụy Ðiển, Ðức và Mỹ để thuê hẳn người da trắng làm lao động trí óc. Ðể có cơ sở phát triển các ứng dụng phần mềm, họ không ngần ngại đầu tư 100 triệu USD vào Ấn Ðộ để mua các nhà máy điện thoại cầm tay, thiết bị truyền thông tốc độ nhanh.
  6. Cuộc đua trong ngành viễn thông đã vào giai đoạn nước rút. Xu hướng sản xuất hàng loạt kể cả các sản phẩm tinh xảo như thiết bị viễn thông và Internet là không thể đảo ngược. Nhận thức được điều này, các hãng như Lucent, Alcatel và Ericsson đều đã bắt đầu chú trọng các dịch vụ tiên tiến và tư vấn, hơn là họ phụ thuộc đơn thuần vào bán các thiết bị. Để trở thành những kẻ thực sự có khả năng cạnh tranh toàn cầu, Huawei cần phải tiến xa hơn việc cho ra sản phẩm có giá thấp hơn nhờ lặp lại các phiên bản công nghệ của phương Tây. Hiện Huawei chi khoảng 14% doanh thu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong khi các hãng viễn thông cũ tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ và hoạt động có hàm lượng "tri thức cao", Huawei vẫn có thể giành được thị phần trên thị trường thiết bị viễn thông ngày càng lớn. Và rất có thể, sự thống trị thị trường thiết bị viễn thông của Huawei sẽ được khẳng định trong một tương lai không xa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1