intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kiễm tra ổ cứng va ram

Chia sẻ: Vu Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.301
lượt xem
410
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau một thời gian sử dụng, máy của bạn sẽ gặp trục trặc, xảy ra sự cố hư hỏng, đó là lúc bạn nên kiểm tra xem thiết bị phần cứng nào bị hư hỏng để thay thế, sửa chữa. Đơn giản nhất là bạn có thể kiểm tra ổ cứng (HDD-Hard Disk Drive) và RAM máy tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kiễm tra ổ cứng va ram

  1. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA Ổ CỨNG VÀ RAM Sau một thời gian sử dụng, máy của bạn sẽ gặp trục trặc, xảy ra sự cố hư hỏng, đó là lúc bạn nên kiểm tra xem thiết bị phần cứng nào bị hư hỏng để thay thế, sửa chữa. Đơn giản nhất là bạn có thể kiểm tra ổ cứng (HDD-Hard Disk Drive) và RAM máy tính. 1. Đối với ổ cứng : - Trước tiên phải xác định được tên của nhà sản xuất ổ cứng. Một số nhà sản xuất ổ cứng thường thấy trên thị trường như Seagate, SamSung, Maxtor, Western, Fujitsu, Hitachi, IBM, Toshiba, Quantum... Cách xác định khá đơn giản, bạn nhìn tháo ổ cứng ra khỏi thùng máy, nhìn ở mặt trên của ổ cứng sẽ thấy được tên của nhà sản xuất. Hoặc nếu không thể tháo ổ cứng ra được, ta vào BIOS Setup di chuyển đến mục liệt kê các ổ đĩa trong máy, sẽ thấy một dãy ký tự và số đại diện cho ổ đĩa, căn cứ vào dãy ký tự đó ta sẽ xác định được nhà sản xuất (ví dụ : ST1354A đây là ổ cứng của Seagate, Fireball là ổ cứng Quantum,...) - Sau khi đã xác định chính xác đó là ổ cứng của nhà sản xuất nào rồi, ta sẽ dùng DM (Disk Manager) của nhà sản xuất đó để test (kiểm tra) chất lượng ổ đĩa). Hiện nay, DM của các nhà sản xuất đã được tích hợp sẵn trên đĩa CD Hiren's BootCD. Ta khởi động bằng Hiren's BootCD > chọn Start BootCD từ menu boot > chọn tiếp Hard Disk Tools > chọn More > sau đó chọn đúng tên nhà sản xuất ổ cứng đang sử dụng - Khi đã vào giao diện của DM, ta sẽ Quick Test/Quick Diagnostic (kiểm tra nhanh) và Extented Test (kiểm tra mở rộng) hay Full Test/Full Diagnostic (kiểm tra toàn diện) để kiểm tra xem ổ cứng có còn hoạt động tốt hay không. Nếu không có thông báo lỗi nào được đưa ra thì ổ cứng của bạn còn tốt. Còn nếu ổ cứng bị lỗi thì cần xác định đó là lỗi gì và tìm cách sửa lỗi hoặc thay bằng một ổ cứng khác Nếu như không thể xác định được nhà sản xuất ổ cứng, bạn có thể dùng
  2. công cụ "Test Hard Disk Drive" hoặc "PC-Check" trên Hiren's BootCD (trong mục Testing Tools) 2. Đối với RAM : RAM máy tính, hay còn gọi là bộ nhớ chính là một phần cứng rất dễ bị lỗi, vì vậy lâu lâu cần phải kiểm tra xem nó còn hoạt động tốt hay không. Khởi động máy tính bằng Hiren's BootCD > Start BootCD > chọn Testing Tools > chọn tiếp RAM (Memory) Testing Tools > chọn GoldMemory 5.07 hoặc Memtest86 Xong. Việc của bạn giờ đây chỉ là chờ đợi kết quả thôi. Thông thường thì để kiểm tra RAM ta mất khoảng 30-45 phút Thủ thuật : - Nếu chương trình chạy không có thay đổi gì mọi thứ đều ổn, còn nếu xuất hiện các dòng chữ màu đỏ nghĩa là RAM đã bị lỗi - Đối với việc kiểm tra RAM máy tính, mỗi lần ta sẽ chỉ kiểm tra một thanh RAM để xác định chính xác từng thanh có bị lỗi hay không - Thường thì RAM bị lỗi vào khoảng trước 50% của quá trình kiểm tra, do đó nếu có việc gấp hoặc cần kiểm tra nhanh thì ta chỉ kiểm tra đến 50% là đủ (mất khoảng 10-12 phút) - Để kiểm tra thật kỹ thanh RAM thì bạn cho chương trình chạy hết 100%, và chạy 3 lần liên tiếp như vậy (không được khởi động lại máy). Tức là khi chương trình chạy xong hết 100% này nó sẽ lại chạy tiếp 100% khác. Cứ 3 lần như vậy mà không xuất hiện thông báo lỗi gì thì RAM của bạn còn tốt (mất khoảng hơn 2 giờ để hoàn tất)
  3. - Nếu thấy xuất hiện lỗi RAM, bạn nên đổi sang khe cắm RAM khác trên mainboard vì rất có thể khe cắm đó bị lỗi chứ không hẳn do RAM lỗi. Nếu đã thử hết khe cắm RAM mà vẫn bị lỗi, bạn đem thanh RAM đó sang một máy tính khác và kiểm tra lại, vì rất có thể nó không tương thích với mainboard nữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2