intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

301
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen…. Kích thước đường kính của nấm rơm lớn nhỏ tuỳ thuộc từng loại nấm rơm. Nấm rơm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao: protein, các acid amin, chất khoáng và vitamin….Việc tận dụng hết các nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có ở địa phương để phát triển nghề trồng nấm rơm, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập cho nông dân. Nấm rơm là một loại nấm rất dễ trồng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM

  1. Th.S Nguyễn Minh Khang HỘI SINH VẬT CẢNH TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – KHOA HỌC – DỊCH VỤ - SINH VẬT CẢNH TP.HCM HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM Thạc Sỹ Nguyễn Minh khang 1
  2. Th.S Nguyễn Minh Khang Tp.HCM, 09/2009. 2
  3. Th.S Nguyễn Minh Khang 1. KHÁI QUÁT VỀ NẤM RƠM Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen…. Kích thước đường kính của nấm rơm lớn nhỏ tuỳ thuộc từng loại nấm rơm. Nấm rơm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao: protein, các acid amin, chất khoáng và vitamin….Việc tận dụng hết các nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có ở địa phương để phát triển nghề trồng nấm rơm, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập cho nông dân. Nấm rơm là một loại nấm rất dễ trồng, vòng quay nhanh. Nông dân cần chú ý trồng nấm vào các ngày rằm, ngày chay và ngày tết. Hiện nay có 2 cách trồng nấm rơm phổ biến: Trồng nấm nấm rơm ngoài trời và trồng nấm rơm trong nhà. 2. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM 2.1. THỜI VỤ TRỒNG NẤM RƠM Nếu mới trồng nấm lần đầu thì nên trồng vào mùa khô, để chủ động việc tưới nước. Trồng vào mùa mưa, độ ẩm có thích hợp hơn, nhưng khi mưa liên tiếp làm lạnh mô nấm, tơ khó phát triển hoặc làm nụ nấm dễ úng. Nếu nắm vững kỹ thuật trồng nấm rơm thì có thể trồng vào mùa mưa. 2.2. VẬT LIỆU ü Rơm, rạ của lúa dài ngày hoặc phế liệu mùn cưa ü Meo giống ü Tấm dậy và vôi 2.2.1. NGUYÊN LIỆU - Rơm rạ: Chọn rơm rạ tốt, đem phơi khô: rơm lúa nếp, rơm lúa mùa trồng ra nấm tốt hơn rơm rạ thần nông. Rơm rạ bị mục, bị nhiễm thuốc trừ sâu - rầy, rơm lúa bị bệnh mất mùa, trồng nấm nhiều khi không lên hoặc có nấm thì năng suất rất thấp. Rơm còn xanh không thể trồng nấm được. Do đó, rơm rạ sau khi thu hoạch về phải được phơi khô, đánh đóng, bảo quản tốt. 3
  4. Th.S Nguyễn Minh Khang - Mùn cưa: các loại mùn cưa gổ mền, không có tinh dầu. phơi khô hoặc tận dụng mùn cưa đã sử dụng trồng nấm mèo và nấm bào ngư để trồng nấm rơm lại. - Các loại phụ gia: phân vô cơ, phân hữu cơ, cám bắp, vôi… 2.2.2. MEO GIỐNG Muốn trồng nấm có năng suất cao, nên đặt meo ở nơi có tín nhiệm. Không lấy meo nhiều nguồn không rõ nguồn gốc. Meo tốt phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: + Không bị nhiễm bệnh: Chai meo hạt hoặc bịch meo cọng có các sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có khoan, đốm đen, xanh, vàng mà chỉ có màu trăng của tơ hoặc có lốm đốm màu nâu đỏ, nâu hồng của hậu bào tử. + Gíông có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua khó chịu là giống đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại. + Gíông không quá già hoặc quá non: Lúc chuẩn bị cấy meo phai coi ngày cấy ghi trên chai. Nếu quá 2 tuần là meo hơi già, meo già có mô sẹo hay cây nấm mọc trong chai. Màu chai giống chuyển sang vàng, nâu đen là giống quá già. Nếu giống chưa ăn kín đáy chai hoặc bịch nylong là giống còn non. Nên sử dụng giống đã ăn kín hết đáy chai/túi sau 3 – 4 ngày. Muốn để lâu phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh 4 – 8 độ kéo dài 30 – 50 ngày. + Vận chuyển giống: Vận chuyển giống phải nhẹ nhành, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai giống nút bông quay lên phía trên. Về nhà không để meo ở nơi quá nóng hoặc quá nắng, không làm tuột nút bông ra ngoài. Ngoài ra không đề meo nơi có nhiều thuốc BVTV, nên để nơi sạch sẽ, thoáng mát. Sau khi giống mang về phải để 2 ngày cho giống ổn định mới đem đi cấy giống. 2.2.3. NHÀ TRẠI Việc trồng nấm rơm trong nhà cần phải có nhà trại, khi thiết kế yêu cầu đảm bảo yếu tố sau: - Có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. 4
  5. Th.S Nguyễn Minh Khang - Trước, sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh khu vực nuôi trồng và trong nhà: có thể xông (đốt) bột lưu quỳnh hay phun foocmon tỷ lệ 0,5% trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm 1 tuần. Kiểu nhà: thường chữ A + Diện tích: 24m2 ( 6m x 4m) + Vật liệu: tầm vông, cột kèo, xuyên, trụ đỡ, tận dụng bằng các loại cây nhỏ có chiều dài 2 m à 4 m, đường kính 10cm à 15cm. + Nylong trắng (dày): khoảng m2 + Sau khi dựng sườn trại xong, ta dung nilon lợp mái và bao kín xung quanh vách, phủ lá dừa hay lá chuối khô, cỏ tranh…lên trên mái sao cho chỉ còn 30% ánh sáng trực tiếp. HÌNH 1: Kiểu nhà chữ A AB: Chiều dài (6m) F: Rãnh thoát nước 2 bên mái (nếu cần) CD: Chiều rộng (4m) G: Cửa ra vào có cánh E: Mái nhà bằng tre, lợp nilon H: Chiều cao (1,8m à 3m) 2.2.4. Các dụng cụ khác - Khuôn gỗ: trồng nấm rơm ngoài trời. 5
  6. Th.S Nguyễn Minh Khang Hình 2: Khuôn gỗ a: Chiều rộng đáy dưới 0,4m b: Chiều rộng đáy trên 0,3m c: Chiều đáy trên 1,1m d: Chiều đáy dưới 1,2m h: Chiều cao khuôn 0,4m - Hộp ép rơm: Trồng nấm trong nhà Hình 3: Hộp ép rơm - Dụng cụ tưới: bình ô doa, bình xịt. - Các dụng cụ khác: nhiệt kế, xô, chậu…. 6
  7. Th.S Nguyễn Minh Khang 2.3. XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi pha với tỉ lệ 3 kg à 5kg vôi cho 100 lít nước ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rữa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Để tăng năng suất và chất lượng nấm nên hòa vào nước một lượng phân vô cơ không quá 0,4% theo tỷ lệ: 1 Urea + 1 Lân + 1 NPK hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh với tỷ lệ 2%. * Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2 m, chiều dài 4-8 m cần dặm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. * Thời gian ủ 5-6 ngày: trong thời gian đầu sau khi chất đống 2-3 ngày đảo rơm một lần. Nếu rơm quá ướt cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài, nếu rơm bị khô cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. * Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm, rơm đủ ướt khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất. Chú ý: rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu: - Rơm rạ mềm hẳn. - Có màu vàng tươi. - Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men. 7
  8. Th.S Nguyễn Minh Khang 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM RƠM Nấm rơm có thể trồng trên đất ruộng, đất cát, đất sét, thậm chí cả trên nền xi măng. Trồng chỗ có nắng hay chỗ mát đều được. Nhưng nếu trồng ở vị trí thường xuyên có gió thì phải chắn gió. Không nên trồng ở nơi đọng nước, nơi dơ bẩn, trồng gần nguồn nước để tiện làm ẩm nguyên liệu và đủ nước tưới. 3.1. TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ Sau khi đảo rơm được 3 ngày thì tiến hành đưa rơm đóng gói, công đoạn này gồm các bước: + Cho rơm vào khuôn hộp ép chặt + Cấy meo giống 2 đầu + Phủ lại bằng nylong trắng + Cột chặt bằng dây nylon, sau khi đóng gói cục rơm có kích thước (15cm x 18cm x 20cm) 3.2. TRỒNG NGOÀI TRỜI + Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi đi lại, tiện chăm sóc và tiết kiệm diện tích. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10 à 12cm, cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4 à 5 cm tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng ( lớp thứ tư) cần cấy giống đều khắp trên bề mặt rơm rạ. + Lượng giống cấy cho 1 mô khoảng 200 à 250 gram ( trung bình 1 tấn rơm rạ khô trồng được 70 à 80 mô nấm). Chú ý giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh khuôn. 20 cm 5 cm * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 8
  9. Th.S Nguyễn Minh Khang Hình 4 Vị trí cấy meo lên mô nấm 4. Ủ TƠ VÀ ĐƯA VÀO TRẠI 4.1. Trồng nấm rơm trong nhà Sau khi đóng gói cần đưa ủ tơ bằng cách: chất các gói rơm thành đống hình khối có chiều cao không quá 4 lớp, ngoài cùng đậy nylon hoặc bạt ( nhiệt độ khoảng 35 à 380C râm mát), thời gian ủ 2 à 3 ngày. Sau khi ủ tơ 4 ngày, tháo dây gỡ nylon và chuyển các cục rơm vào kệ của trại nấm. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống: Tùy theo phương pháp nuôi nấm rơm ngoài trời hay trong nhà mà có cách thức chăm sóc khác nhau. Nấm trồng trong nhà: sau 3 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần tưới nhẹ xung quanh mô nấm, vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. Khi rơm đưa vào trại nấm được 4à 5 ngày, tơ nấm đã kết thành nút nấm ( nấm bằng hạt nút nhỏ). - Sau khi đưa vào trại nấm 7 ngày ta tiến hành thu hoạch. - Cần chú ý tưới nước đủ ẩm cho mô nấm: nếu nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2à 3 đợt/ngày ( lượng nước 1 lần tưới 0,1 lít/mô/ngày). Nếu tưới nước quá ẩm thì nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc nhỏ. 4.2. Trồng nấm rơm ngoài trời Đóng mô nấm ngoài trời thường bị các đợt mưa lớn hay nắng nóng làm hư hỏng, cần che phủ thêm 1 lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm. Lớp rơm rạ này còn tốt. Xếp theo 1 chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà, chiều dày 4 – 5 cm. Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng nấm cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo. Kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới nước trực tiếp lên lớp áo nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngoài của mô nấm không bị mất nước. - Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm có thể làm giàn che cách mô nấm 10 à15 cm, phía ngoài bọc nylon, phía trên phủ rơm rạ khô. - Nhiệt độ mô nấm ngày đầu 38 à400C là tốt nhất. 9
  10. Th.S Nguyễn Minh Khang - Việc tưới nước tương tự như nấm trồng trong nhà. * CHĂM SÓC Từ ngày 2 – 3 ngày mà thấy tơ nấm màu trắng đục mọc đầy mô thì không phải là tơ nấm rơm. Tơ nấm rơm rất trong và trắng, sợi tơ rất nhỏ và mịn. Khi vạch mô nấm ra tơ kéo dài mảnh mai như mạng nhện. Trồng ngoài trời ít khi tơ tơ mọc thành chùm như trong phòng nên nếu thấy tơ mọc như bông gòn, mọc sớm thì có thể pha nước vôi tưới cho dập chết tơ dại di hoặc vào ngày 7,8,9 mà thấy những núm lạ lúc đầu màu trắng vài ngài sau chuyển sang màu vàng, đây chính là nụ nấm dại (nấm trứng cá) phải rắc vôi khử nấm lạ. Như vậy, từ ngày 1 đến ngày 6 là giai đoạn nuôi ủ tơ nấm, giai đoạn này rất quan trọng. Bà con cần phải chú ý các thông số về nhiệt độ cũng như về gió, nắng, ẩm độ (>80%)…Ngày 8, 9 trở đi mô nấm cần hơi ấm, cần thoáng khí nhưng không ưa gió, không ưa tưới nước trực tiếp. CHÚ Ý: Trong qua 1trình trồng nấm, giai đoạn ủ meo cho tơ phát triển không cần ánh sáng. Giai đoạn này chỉ cần ẩm độ và độ ẩm độ thích hợp. nhưng lúc ra nụ nấm nếu thiếu ánh sáng dễ làm nụ nấm bị bệnh. Trường hợp ánh sáng chiếu trực tiếp vào mô nấm cũng không tốt, hàng ngày vào buổi chiều dở tấm che trong chốc lát vừa thoáng mô vừa thêm ánh sáng cho mô nấm Vào mùa nắng, ban ngày độ ẩm thường bị thiếu do nắng nóng, đôi khi về đêm trong những ngày nấm ra nụ, người ta còn dở áo mô ra để lấy hơi sương cho mô nấm bên ngoài được ấm. Vì thế, không nên làm nấm trong mùa mưa vì có thể những cơn mưa đêm sẽ làm hư hết nụ nấm và cũng không nên làm lúc trời quá lạnh. 10
  11. Th.S Nguyễn Minh Khang 4.3. THU HOẠCH Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch chỉ sau 10 – 12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2 – 3 ngày sau lớn rất nhanh bằng quả táo. Lúc trưởng thành giống như chiếc ô dù. Thu hoạch nấm để bán khi nấm còn nhỏ vì trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ nấm vẫn nở. Thu hoạch nấm dùng tay nắm đầu nấm và xoay tròn. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12 – 15. Từ 7 – 8 ngày sau sẽ ra tiếp đợt hai và hái trong 3 – 4 ngày thì kết thúc 1 đợt nuôi trồng (thời gian là 25 – 30 ngày). Dọn vệ sinh sạch sẽ tưới nước vôi để 3 – 4 ngày rồi trồng vụ khác. Hái nấm rơm vào lúc 5 à 6 giờ sáng và chiều tối là tốt nhất, thu vào giai đoạn nấm hình trứng. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để nấm dày và tiêu thụ nhanh trong 3 à 4 giờ ( muốn đề nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 à 150C) Năng suất nấm dao động 10 – 20% so với khối nguyên liệu khô (1 tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tuỳ thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu đóng vai trò quyết định sự thành bại trong trồng nấm. 5. SỬ DỤNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM RƠM + Ăn tươi: Chế biến nhiều món ăn khác nhau: xào, canh nấm, cháo nấm, súp nấm,… trước khi ăn nên chần qua nước sôi 1à 2 phút ( định lượng 1 người lớn cần 200gram nấm/bữa ăn) + Chế biến nấm muối xuất khẩu: - Đun nước sôi, thả nấm tươi vào, dùng vỉ tre nén cho nấm chìm trong nước, đun to lửa cho sôi nhanh, để 5 à 7 phút vớt nấm ra thả vào chậu nước lạnh. 11
  12. Th.S Nguyễn Minh Khang Thay nước nhiều lần cho đến khi mát tay là được, đảm bảo nấm chắc, để nấm ra rổ cho ráo nước. - Cho nấm đã chần vào các dụng cụ muối như: túi nylon, can nhựa, chum vại, cứ 1 lớp nấm 1 lớp muối theo tỷ lệ 1 kg nấm + 0,3 kg muối khô mịn + 0,2 lít dung dịch muối bão hòa. - Khi nấm đã đầy các dụng cụ cần phủ thếm lớp muối khô trên bề mặt để ấn chìm nấm trong nước, tránh nấm mốc phát triển (có thể để 1à 2 tháng, nếu để lâu hơn cần cho thêm 3 à 4kg axit citric cho 1 tấn sản phẩm nấm). + Nấm sấy khô Thái nấm thành lát mỏng hoặc để nguyên quả nấm đã nứt bao đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40 à 450C đến khi khô giòn ( trung bình 10kg nấm tươi cho 1,0 à1,1 kg nấm khô) 6. CÁCH PHÒNG CHỐNG SÂU HẠI Trong quá trình trồng nấm rơm thường xuất hiện một số vấn đề về dịch hại: Nấm dại (nấm mực): do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng chúng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần đều chỉnh độ Ph và điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới nước khi chăm sóc. Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, đen…): Loại này nguy hiểm ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm. Nguyên nhân bị nhiểm mốc do quá trình xử lý nguyên liệu không đạt, khu vực nuôi trồng đã bị nhiễm mốc từ trước. Khi bị bệnh cần loại bỏ những mô bị bệnh ra khỏi khu vực trồng nấm. Việc sử dụng hoá chất ít hiệu quả mà tốt nhất là phòng trừ bệnh từ trước khi bắt đầu trồng nấm. Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối…) chúng nhắm sợi nấm và cây nấm, đào hang, ăn giống nấm vừa cấy xong… Biện pháp phòng trừ là dùng các loại thuốc phun xịt ở ngoài rìa khu vực trồng nấm (chú ý là không được phun bất kỳ loại hoá chất gì lên mô nấm). 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2