HƯỚNG DẪN TÌM NGUỒN TÀI TRỢ CÓ KỲ HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
lượt xem 100
download
Cuốn Hướng dẫn này là một trong những thành tựu của dự án "Kế toán và Kiểm toán"- một trong 7 dự án của "Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường". Cũng như tên gọi cho thấy, chương trình này đến nay được biết nhiều hơn dưới cái tên "Euro TAP Viet" do cộng đồng Châu Âu tài trợ nhằm giúp đỡ Việt nam vận hành một quá trình "đổi mới" được quyết định từ năm 1986, quá trình này phải đưa đến việc áp dụng một khuôn......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HƯỚNG DẪN TÌM NGUỒN TÀI TRỢ CÓ KỲ HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
- Page 1 of 13 HƯỚNG DẫN TÌM NGUỒN TÀI TRỢ CÓ KỲ HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Giới thiệu chung Cuốn Hướng dẫn này là một trong những thành tựu của dự án "Kế toán và Kiểm toán"- một trong 7 dự án của "Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường". Cũng như tên gọi cho thấy, chương trình này đến nay được biết nhiều hơn dưới cái tên "Euro TAP Viet" do cộng đồng Châu Âu tài trợ nhằm giúp đỡ Việt nam vận hành một quá trình "đổi mới" được quyết định từ năm 1986, quá trình này phải đưa đến việc áp dụng một khuôn khổ thể chế cho phép vận hành cơ chế kinh tế thị trường. Lời nói đầu Nhiệm vụ của tôi trong dự án "Kế toán và Kiểm toán" là chịu trách nhiệm về việc vận hành bộ phận "Nghiên cứu và Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Nhiệm vụ này dự kiến tôi phải gặp gỡ một số lượng lớn các giám đốc doanh nghiệp, các ngân hàng, và những người phụ trách các hiệp hội nghề nghiệp và những tổ chức giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vv... để tìm hiểu xem những nhu cầu chủ yếu của họ về "dịch vụ tư vấn". Ngay cả trước khi tiến hành nhiệm vụ này, ý tưởng cung cấp dịch vụ tư vấn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ có kỳ hạn đã trở nên rất thú vị ngay từ những buổi trao đổi đầu tiên với ban giám đốc của Công ty AASC. Nhưng chính lúc thực hiện giai đoạn đầu công việc, là liên hệ và làm việc với các giám đốc doanh nghiệp, tôi mới thực sự phát hiện ra khó khăn lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam gặp phải khi đi tìm kiếm những nguồn tài trợ thích hợp để "đầu tư" và cho "nhu cầu vốn lưu động" của họ. Và như vậy, với niềm tin là có thể làm điều gì đó có ích, tôi đã soạn thảo một cuốn "hướng dẫn" đề cập đến các nguồn tài trợ có kỳ hạn đang sẵn có, nhằm đem lại cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết, để họ có thể gửi các đơn xin tài trợ theo đúng hướng với một vài cơ hội thành công. Cho đến nay thì cuốn hướng dẫn đã hoàn thành và tôi hy vọng nó thực sự có ích cho những ai sử dụng nó. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý độc giả rằng các thông tin có trong cuốn hướng dẫn này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian hạn chế: thực vậy, một số nguồn tài trợ, nhất là các dự án hợp tác kinh tế có các nguồn tài chính có thời hạn hoạt động hạn chế. Còn với các nguồn tài trợ lâu dài, các điều kiện cấp các khoản tài trợ được điều chỉnh tuỳ theo sự phát triển của tình hình kinh tế và các quy định chi phối. Để tiếp tục hoàn thành một cách có hiệu quả mục đích đề ra, lần xuất bản đầu tiên chắc chắn chưa được hoàn hảo này cần phải cập nhật định kỳ. Chúng tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng tất cả điều đó sẽ được thực hiện để vấn đề này được giải quyết một cách có hiệu quả nhất có thể trước khi dự án "Kế toán và Kiểm toán" kết thúc.
- Page 2 of 13 Jean-Claude LE CORRE Hà nội, tháng 1 năm 1998 Phụ trách bộ phận "Nghiên cứu và Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ" HƯỚNG DẪN TÌM NGUỒN TÀI TRỢ CÓ KỲ HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Phần thứ nhất: Vấn đề tài trợ cho đầu tư I. Các giải pháp có thể II. Tổ chức nào cung cấp những công cụ tài trợ đã trình bày ở trên? 1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 1. Các tổ chức cấp các khoản tài trợ dưới hình thức tham gia góp vốn 2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn 2. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung 3.Giải pháp thứ ba: thuê tài chính và dài hạn 3. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức thuê tài chính Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thì doanh nghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển. Nhưng câu hỏi đặt ra cho các bạn là làm thế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn muốn thực hiện. Để đầu tư, tóm lại cần phải có nguồn tài chính thích đáng về giá trị và về thời hạn; đầu tư thật vậy là một công việc "lâu dài" và để làm được điều đó thì cần phải có nguồn vốn "lâu dài". I. Các giải pháp có thể: Về nguyên tắc, có 3 cách giải quyết vấn đề khác nhau: 1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất đối với doanh nghiệp. Thật vậy, "vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp" là vốn đóng góp của các cổ đông hay của người chủ duy nhất, số vốn này không gây ra chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp này thường là không thể được, vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã góp cho doanh nghiệp được. Chính nhằm giải quyết khó khăn này, một số tổ chức được thành lập với chức năng tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp. Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số vốn
- Page 3 of 13 nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển; và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho các hội viên khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ các phương tiện mua lại. 2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn Đó là giải pháp cổ điển, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nhưng dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương thức khác nhau mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin. Thật vậy, cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những điều kiện kèm theo có thể thay đổi đổi rất nhiều. Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất. Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn, dù rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất. 3. Giải pháp thứ ba: thuê tài chính Thuê tài chính (tiếng Anh có nghĩa là "leasing") là một phương tiện tài trợ vận hành theo cách sau: Giả sử rằng một giám đốc doanh nghiệp, để nâng cao khả năng sản xuất, muốn mua một thiết bị mới mà ông đã tìm hiểu và ông cũng biết các nhà cung cấp thiết bị này, bởi vì ông ta đã liên hệ với họ để hỏi về tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết cũng như giá bán thiết bị nói trên. Thật không may là ông giám đốc này không có số tiền cần thiết để mua thiết bị, và ông cũng không thể vay trung hạn vì một số lý do (chẳng hạn như ông ta không thể thực hiện được phần "đóng góp cá nhân" theo yêu cầu, hay không thể đưa ra bảo lãnh vay). Khi đó ông ta có thể gửi đơn đến một công ty thuê mua tài chính. Tất nhiên là ông ta phải gửi hồ sơ giải thích tại sao ông ta muốn có thiết bị đó, và trong hồ sơ phải có tất cả các tài liệu mà công ty thuê tài chính cần để đánh giá độ vững trắc của doanh nghiệp. Nếu như việc đánh giá hồ sơ dẫn đến một kết luận thuận lợi, công ty thuê tài chính sẽ đề nghị ông Giám đốc ký hợp đồng. Trong hợp đồng này, công ty cam kết mua thiết bị do ông Giám đốc lựa chọn với các điều kiện kỹ thuật và giá cả như ông đã thoả thuận với nhà cung cấp. Sau khi ký hợp đồng, thiết bị sẽ được giao trực tiếp và được lắp đặt tại doanh nghiệp; coi như công ty thuê tài chính cho doanh nghiệp thuê trong một thời hạn xác định, không thể huỷ bỏ (thông thường thì thời hạn này chiếm toàn bộ thời gian khấu hao của tài sản, theo qui định của thuế). Đổi lại, doanh nghiệp phải: • trả tiền thuê định kỳ cho công ty thuê tài chính; • chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa cần thiết để đảm bảo giữ thiết bị luôn chạy tốt • mua bảo hiểm thiết bị để tránh rủi ro mất cắp, hoả hoạn, nổ, bị phá..., trong đó bên được bảo hiểm là công ty thuê tài chính.
- Page 4 of 13 Khi hợp đồng thuê tài chính hết hạn, thông thường doanh nghiệp có thể chọn một trong 3 khả năng sau: • trả lại tài sản cho công ty cho thuê: trong trường hợp này, việc giao thiết bị với các chi phí (tháo dỡ, vận chuyển,...) sẽ do bên thuê chịu trách nhiệm; • mua lại thiết bị với giá trị còn lại thấp, được ấn định từ lúc ký hợp đồng; • hoặc ký tiếp hợp đồng thuê thiết bị đó với công ty thuê mua tài chính và trả tiền thuê rẻ hơn nhiều so với trước (thông thường thời hạn của hợp đồng thuê này là 1 năm) Ghi chú: Ví dụ trên đây chỉ là một trong rất nhiều hình thức thuê tài chính có thể có. Với sự phát triển mạnh ở nhiều nước, thuê tài chính có thể được xem là một giải pháp thay thế đơn giản và thuận lợi cho tín dụng trung và dài hạn; nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp khó khăn trong việc vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng thuê tài chính khác với tín dụng trung và dài hạn ở chỗ đó là một phương tiện tài trợ ở mức thấp hơn: thật vậy, người ta có thể sử dụng phương thức này để tài trợ cho một vài thiết bị chứ không phải để tài trợ cho toàn bộ một dự án đầu tư lớn. Cuối cùng cần phải biết rằng giá thuê thường cao vì nó phải cho phép công ty thuê tài chính một mặt thu lại phần vốn đã đầu tư vào việc mua thiết bị, và mặt khác mang lại lợi nhuận với số tiền lãi. II. Tổ chức nào cung cấp những công cụ tài trợ đã trình bày ở trên? 1. Các tổ chức cấp các khoản tài trợ dưới hình thức tham gia góp vốn: Kiểu tài trợ này chủ yếu do các công ty "vốn rủi ro" cấp (trong tiếng anh "venture capital"), đó là những công ty chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này. Các tổ chức tài trợ khác, nhất là một số Tổ chức Tài Chính Quốc tế (SFI, ADB....) và một số ngân hàng phát triển cũng có thể cấp các khoản tài trợ dưới hình thức "tham gia góp vốn", nhưng thường đó là hoạt động phụ, bên cạnh hoạt động chính vẫn là cho vay trung và dài hạn. Tại Việt nam, luật pháp hiện hành không cho phép tồn tại "công ty có vốn rủi ro"; như vậy, các doanh nghiệp không có khả năng được hưởng loại tài trợ do công ty cung cấp nhằm giúp họ vượt qua một số giai đoạn trong quá trình phát triển. Ngoài số ít các công ty cổ phần ra (có thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới), cách duy nhất để các doanh nghiệp Việt nam huy động nguồn vốn từ bên ngoài là lập ra một công ty liên doanh phù hợp với luật đầu tư nước ngoài. Nhưng đó lại là một phương tiện đáp ứng mục đích khác mục đích của tài trợ bằng việc "tham gia góp vốn" của các tổ chức tài trợ. 2. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung và dài hạn Các khoản vay có kỳ hạn thường do hệ thống ngân hàng cấp, cụ thể là do một số ngân hàng như các ngân hàng "Đầu tư và Phát triển", là những ngân hàng chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp. Ngược lại, các ngân hàng Thương mại, như tên của chúng đã cho thấy, dùng đa phần nguồn vốn của mình để cấp tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, đôi khi các nguồn tài trợ có kỳ hạn có thể đến từ các Dự án Phát triển Kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ (các đối tác này có thể là các nước, hay nhóm các nước như "Liên
- Page 5 of 13 minh châu Âu", hoặc các tổ chức quốc tế như "Công ty Tài chính Quốc tế" hay "Ngân hàng Phát triển Châu á",...), trong đó có một bộ phận được tổ chức dưới hình thức một "nguồn tài trợ". Trong những trường hợp này, các khoản vay thường được cấp thông qua kênh của hệ thống ngân hàng địa phương. Có nghĩa là các ngân hàng đã ký hiệp định Tham gia với Dự án - là bên cung cấp cho ngân hàng nguồn tài trợ, để sau đó, ngân hàng cung cấp các khoản vay có kỳ hạn cho khách hàng. 3. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức thuê tài chính: Các khoản tài trợ dưới hình thức thuê tài chính do các công ty tài chính cung cấp. Các công ty này được thành lập để chuyên hoạt động trong lĩnh vực thuê tài chính. Tuỳ theo quy định luật pháp của đất nước, các công ty này có thể đề xuất một loạt các dịch vụ thuê tài chính phong phú hay hạn chế, từ việc tài trợ cho các thiết bị hoạt động khác nhau (máy vi tính, máy móc, phương tiện vận tải,...) đến việc tài trợ cho cả những công trình xây dựng phục vụ cho mục đích công nghiệp và thương mại. Phần hai: Toàn bộ các nguồn tài trợ khác nhau hiện có tại Việt nam A. Nguồn tài trợ của hệ thống ngân hàng Việt nam I. Giới thiệu về hệ thống ngân hàng Việt Nam: • Các ngân hàng quốc doanh ("State Owned Commercial Banks") • Các ngân hàng cổ phần ("Joint Stock Commercial Banks") • Các ngân hàng liên doanh • Các ngân hàng nước ngoài (Foreign Banks) II. Thái độ của các ngân hàng khác nhau đối với tín dụng có kỳ hạn: • Thái độ của ngân hàng quốc doanh • Các ngân hàng cổ phần • Các ngân hàng liên doanh • Các ngân hàng nước ngoài B. Các dự án phát triển kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ: • Dự án "Tài chính nông thôn" • Quĩ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) • Nguồn tài trợ Mêkông (MFL) C. Các công ty thuê tài chính • Các công ty do những ngân hàng Việt nam lập ra • Các công ty liên doanh
- Page 6 of 13 • Các công ty có 100% vốn nước ngoài HƯỚNG DẪN TÌM NGUỒN TÀI TRỢ CÓ KỲ HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Phần thứ ba: Sử dụng cuốn sách hướng dẫn như thế nào 1. Những dữ liệu cần biết trước khi tìm kiếm 2. Các bước phải làm khi tìm kiếm 1. Những dữ liệu cần biết trước khi tìm kiếm: Trước khi tìm kiếm trong cuốn Hướng dẫn nhằm tìm hiểu xem hiện nay tại Việt nam có một hoặc nhiều tổ chức tài trợ phù hợp với những gì bạn tìm kiếm, chúng tôi chân thành khuyên bạn nên đọc toàn bộ các thông tin sau đây: Việc đọc phần này cho phép bạn hiểu rõ hơn cách thức tổ chức chung của các khoản tài trợ, cũng như là để kiểm tra lại xem bạn có bỏ sót yếu tố quan trọng nào không. 1.1. Điều kiện cần đáp ứng để có thể xin tài trợ ("các tiêu chí"): Cần phải biết rằng mỗi khi tổ chức tài trợ cấp khoản tài trợ có kỳ hạn, thì thực chất khoản này đã được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu của một số nhóm người sử dụng xác định từ trước. Cụ thể, điều đó có nghĩa là một sản phẩm (các nguồn tài trợ được cung cấp) có thể chỉ được dành cho một nhóm người vay nào đó, tức là là các doanh nghiệp: 1.2. Hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể • Có vốn chủ sở hữu, hay giá trị tài sản, hoặc số lượng nhân công,.... không vượt quá một chỉ tiêu qui định • Hoặc những doanh nghiệp muốn thực hiện một dự án đầu tư mở rộng - hiện đại hoá một nhà máy hiện có và tổng chi phí thực hiện dự án không vượt quá một giá trị qui định nào đó... Lưu ý: theo ngôn ngữ chuyên môn, người ta gọi toàn bộ những điều kiện cần phải đáp ứng để có thể đưa ra một đơn xin tài trợ là "Các tiêu chí". Nói chung, những điều kiện này có tính chất cộng gộp, có nghĩa là doanh nghiệp xin vay phải đáp ứng được toàn bộ các điều kiện, thì đơn xin vay mới được ghi nhận và xem xét. Điều đó cũng có nghĩa là những nguồn tài trợ được cung cấp dành cho mục đích sử dụng được xác định cụ thể, ví dụ như:
- Page 7 of 13 • Xây dựng nhà xưởng để hoạt động (việc mua đất đai không bao giờ được tài trợ) • Mua thiết bị hoạt động (khi nguồn tài trợ này xuất phát từ một nguồn tín dụng, đôi khi bên vay còn phải mua các thiết bị của một hay nhiều nước nào đó); • Mua nguyên vật liệu hoặc phụ tùng thay thế (có nghĩa là trong trường hợp này, ta có tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Các khoản tài trợ loại này rất hiếm ở Việt nam trong thời điểm hiện nay) Lưu ý: Trên thực tế, cần phải kiểm tra xem các nguồn tài trợ có phải chỉ được dùng để tài trợ cho "đầu tư" hay không (có nghĩa là các trang thiết bị phục vụ sản xuất kể cả nhà xưởng) hay có thể dung cả cho tài trợ vốn lưu động (có nghĩa là tồn kho nguyên vật liệu và chi phí hoạt động). Điều này cũng có nghĩa rằng mỗi một sản phẩm được "định vị", có nghĩa là chúng đều có một số đặc điểm riêng, thường liên quan đến những điểm sau đây: a. Giá trị của khoản tài trợ và phần đóng góp của bản thân nhà đầu tư: Giá trị của khoản tài trợ có thể được cấp luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị nào đó. Giá trị tối đa này có thể do tổ chức tài trợ ấn định hay do áp dụng những qui định luật pháp hiện hành. Đôi khi tổ chức tài trợ cũng định ra giá trị tối thiểu của khoản tài trợ mà nó cấp, vì họ cho rằng nếu giá trị khoản tài trợ thấp dưới mức này, hoạt động tài trợ sẽ không đủ mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, ngoài một số trường hợp "thuê tài chính" ra, tổ chức tài trợ không bao giờ chấp nhận tài trợ 100% chi phí thực hiện dự án: bên vay luôn được yêu cầu phải có "đóng góp cá nhân", có nghĩa là bên này phải tài trợ một phần chi phí dự án bằng số tiền riêng của mình. Phần này có thể lên đến 40% và không bao giờ dưới 20%. b. Thời hạn: Các khoản tài trợ đều luôn có thời hạn, thời hạn này được diễn tả bằng một biên độ cực đại: ví dụ như các khoản tài trợ được cấp với thời hạn từ 2 đến 5 năm. Thông thường, nhất là khi khoản tài trợ là những khoản vay, bên vay có thể được hưởng một khoảng thời gian "ân hạn" (còn gọi là "thời gian hoãn việc trả vốn"). Cụ thể, điều đó có nghĩa là bên vay được hưởng một thời hạn trước khi bắt đầu hoàn trả vốn vay. Lưu ý: Theo qui định chung, thời gian ân hạn chỉ liên quan đến việc hoàn vốn. Như vậy, trong giai đoạn này, khoản lãi phải trả được tính trên cơ sở toàn bộ số vốn vay. c. Đơn vị tiền tệ của khoản vay: Khoản tài trợ có thể được cấp bằng đồng bản tệ hay bằng ngoại tệ. Khi khoản
- Page 8 of 13 tài trợ được cấp bằng ngoại tệ, chẳng hạn như bằng đôla, thì trong một số trường hợp, đồng ngoại tệ chỉ là "đơn vị tính" của khoản tài trợ. Điều đó có nghĩa rằng bên vay được phép hoàn trả bằng tiền bản tệ nhưng đến kỳ thanh toán, số tiền phải trả được tính theo tỷ giá hối đoái hiện hành giữa đồng đô la và đồng bản tệ. Và như vậy, nếu đồng bản tệ mất giá so với đồng đôla, bên vay phải trả một khoản tiền lớn hơn bằng đồng bản tệ. Trong trường hợp này người ta nói rằng bên vay chịu rủi ro hối đoái. Lưu ý: theo nguyên tắc, một doanh nghiệp không có thu nhập bằng ngoại tệ hay một không thể gỡ lại việc mất giá của đồng bản tệ qua giá bán các sản phẩm phải tránh tài trợ bằng ngoại tệ. d. Chi phí: Chi phí khoản tài trợ luôn luôn được phản ánh bằng việc trả lãi. Lãi suất đưa ra trong khoản tài trợ nhìn chung chỉ là "lãi suất danh nghĩa". Ta cần phải trừ tỷ lệ lạm phát ra khỏi lãi suất danh nghĩa để có được "lãi suất thực tế". Chính lãi suất thực tế này cho phép đánh giá chi phí thực tế của khoản tài trợ. Trong một số trường hợp, các khoản tài trợ được cấp với "lãi suất biến đổi". Điều đó có nghĩa là trong thời hạn được tài trợ, lãi suất mà bên thụ hưởng phải trả có thể thay đổi. Ngoài tiền lãi phải trả ra, một số tổ chức tài trợ có thể tính thêm các chi phí và hoa hồng khác, các khoản này làm tăng chi phí thực tế của khoản tài trợ. e. Bảo đảm: Khi một khoản tài trợ được cấp, và đặc biệt khi đó là một khoản vay ngân hàng, quy định có tính chất nguyên tắc yêu cầu rằng các khoản bảo đảm sẽ được sử dụng để phòng trường hợp bên thụ hưởng không có khả năng thực hiện những cam kết hoàn trả của mình. Nhưng tuy nhiên về điểm này vẫn có nhiều sự khác nhau giữa các tổ chức tài trợ. Có nghĩa là một số loại bảo đảm được một số tổ chức tài trợ chấp nhận trong khi lại bị từ chối bởi một số tổ chức khác. Và như vậy ta phải biết được loại bảo đảm được chấp nhận đối với mỗi một tổ chức tài trợ. f. Những yếu tố của hồ sơ xin tài trợ Tất cả các yêu cầu xin vay đều phải làm thành một hồ sơ xin vay. Nói chung hồ sơ này nhằm hai mục đích: • trước tiên, phải cho phép tổ chức tài trợ kiểm tra xem doanh nghiệp xin tài trợ có hoạt động hợp pháp với những quy định và pháp luật hiện hành không, và như vậy xem về mặt pháp lý có thể tài trợ được không. • sau đó, thông qua việc xem xét tài liệu cốt lõi của hồ sơ mà người ta gọi là "nghiên cứu khả thi" (đôi khi còn gọi là "kế hoạch hoạt động kinh doanh"), tổ chức tài trợ phải có đủ các phương tiện để đánh giá mức độ rủi ro trong
- Page 9 of 13 việc cấp tín dụng. Thật vây, nghiên cứu khả thi này dùng để chứng tỏ cho tổ chức tài trợ rằng dự án đầu tư xin tài trợ vừa có tính khả thi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, có nghĩa là có khả năng đem lại lợi nhuận đủ để đảm bảo: • một mặt, doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt • mặt khác, hoàn trả khoản vay và tiền lãi Nhìn chung, qui mô của dự án đầu tư càng lớn, nghiên cứu khả thi càng phải cụ thể và chi tiết. (Đối với những dự án nhỏ, nghiên cứu khả thi thường được thu gọn theo cách trình bày đơn giản nhất). Như vậy, điều quan trọng là ta phải biết những yêu cầu của tổ chức tài trợ liên quan đến nội dung của hồ sơ xin vay, đặc biệt là cách trình bày nghiên cứu khả thi. Điều này tránh cho chúng ta những mất mát về mặt thời gian có thể phát sinh do thiếu thông tin trong hồ sơ. Lưu ý: nhiều trường hợp, tổ chức tài trợ đưa ra một dàn ý mẫu để làm nghiên cứu này. Nếu vậy, cách tốt nhất là làm theo mẫu này, vì như vậy ta có thể biết chắc là đã đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tài trợ. 2. Các bước phải làm khi tìm kiếm Giới thiệu: các Phiếu Kỹ thuật trong cuốn hướng dẫn được sắp xếp theo loại nguồn tài trợ theo thứ tự sau đây: a. Nguồn tài trợ ngân hàng: NH quốc doanh, NH liên doanh, NH cổ phần; b. Dự án phát triển: theo thứ tự A B C c. Công ty thuê tài chính: theo thứ tự A B C Bây giờ đã đến lúc các bạn tra những phiếu kỹ thuật nhằm tìm hiểu tổ chức tài trợ mà bạn có thể xin những khoản tài trợ cần thiết để thực hiện dự án đầu tư của mình. Bạn sẽ thực hiện lựa chọn đầu tiên nhằm mục đích kiểm tra xem những tổ chức tài trợ nào mà doanh nghiệp cũng như dự án đầu tư của bạn có vẻ là đủ tiêu chuẩn: Muốn thế, bạn làm như sau: Xem xét lần đầu các phiếu: tra từng phiếu kỹ thuật có trong cuốn Hướng dẫn những điểm sau: • 6.1: để kiểm tra xem hoạt động trước và hoạt động mà bạn muốn làm có nằm trong những hoạt động mà tổ chức tài trợ chấp nhận tài trợ hay không. • 6.2: để kiểm tra xem các đặc điểm của doanh nghiệp của bạn (hay dự án của bạn), nhất là những đặc điểm liên quan đến quy mô (giá trị tài sản có, số lượng nhân công, tổng chi phí của dự án đầu tư ...) có phù hợp với
- Page 10 of 13 những tiêu chí xin tài trợ được không. • 6.3: để kiểm tra xem loại dự án đầu tư mà bạn muốn thực hiện (có thể là một dự án mở rộng - hiện đại hoá của một hoạt động đã tồn tại, hay một dự án thành lập doanh nghiệp mới) thực tế có thể được tài trợ hay không. Bạn sẽ tiếp tục công việc của mình bằng cách thực hiện giai đoạn 2 nhằm mục đích: • một mặt, kiểm tra xem loại tài trợ có phù hợp với những gì bạn tìm kiếm hay không; và • mặt khác, để kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn được tài trợ (có nghĩa là những chi phí mà bạn dự định dùng khoản tài trợ để trang trải) có được tổ chức tài trợ mà bạn đã đáp ứng đủ điều kiện chấp nhận hay không. Muốn thế, bạn làm như sau: Xem xét các phiếu lần thứ 2: sau khi đã lập xong một danh sách liệt kê các khoản chi tiêu khác nhau mà bạn muốn thực hiện nhờ vào nguồn tài trợ, hãy xem xét những điểm sau trên các phiếu đã được lựa chọn ở bước trên : • 5.1: để kiểm tra xem loại hình nguồn tài trợ có phù hợp với loại bạn tìm kiếm hay không; • 5.2: để kiểm tra xem các loại chi phí nào có thể được trang trải nhờ vào nguồn vốn tài trợ: Nếu bạn định dùng nguồn tài trợ để trang trải các chi phí đầu tư, có nghĩa là để mua trang thiết bị và các phương tiện hoạt động, bạn cần chắc chắn rằng một số trong số đó không bị loại trừ khỏi danh mục những khoản chi tiêu được tổ chức tài trợ chấp nhận. Nếu bạn có ý định dùng nguồn tài trợ để trang trải cho những chi phí hoạt động (có nghĩa là chi của "vốn lưu động"), bạn phải chắc chắn rằng điều đó hoàn toàn được chấp nhận. Lưu ý: Nếu như mục đích sử dụng nguồn tài trợ không được bất kỳ một tổ chức tài trợ nào chấp nhận, bạn phải sửa đổi lại kế hoạch tài trợ dự án của mình: • hoặc, nếu có thể, tăng nguồn vốn tự có mà bạn định dùng đầu tư vào dự án, sao cho nguồn vốn này có thể trang trải được cho những chi phí liên quan đến vốn lưu động; • hoặc tìm kiếm tại các ngân hàng địa phương khác một khả năng tài trợ cho những chi phí này bằng các nguồn tài trợ ngắn hạn. Giả sử rằng hai giai đoạn trên cho phép bạn tìm ra được một hay nhiều tổ chức tài trợ, đến lúc này bạn kết thúc công việc bằng cách kiểm tra xem trong số các tổ chức tài trợ này, những tổ chức nào cấp các khoản tài trợ phù hợp nhất với các nhu cầu của bạn về giá trị khoản vay, thời hạn, đơn vị tiền tệ, chi phí... và về những yêu cầu liên quan đến vấn đề bảo đảm mà bạn có thể đáp ứng được. ở đây tốt hơn là chia công việc như sau:
- Page 11 of 13 Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 3: xem xét điểm 7.9 trên các phiếu kỹ thuật đã được chọn sau hai lần xem xét ở trên để kiểm tra xem: • Một mặt, bạn đã có những bảo đảm mà tổ chức tài trợ yêu cầu chưa; • Mặt khác, giá trị những khoản bảo đảm mà bạn đưa ra có đủ để trang trải khoản tài trợ mà bạn muốn đạt được hay không. Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 4: kiểm tra lại phiếu kỹ thuật một lần nữa ở những điểm 7.1 và 7.2 để xem: • Một mặt, giá trị khoản tài trợ có phù hợp với nhu cầu của bạn không; • Mặt khác, bạn có thể tập hợp được vốn cá nhân cần thiết để đảm bảo phần đóng góp cá nhân như yêu cầu hay không. Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 5: kiểm tra các điểm 7.5 và 7.6 trên các phiếu kỹ thuật còn lại để xem: • Một mặt, loại tiền tệ của khoản tài trợ được cấp có phù hợp với bạn không; • Mặt khác, chi phí cho khoản tài trợ có tương ứng với những dự kiến của bạn không (không được quên tính cả những khoản chi phí và hoa hồng có thể đi kèm với tiền lãi). Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 6: bây giờ bạn sẽ tiến hành xem xét lần cuối cùng ở những điểm 7.3 và 7.4 để xem: • Một mặt, thời hạn của khoản tài trợ có phù hợp với nhu cầu của bạn không. • Mặt khác, liệu có thể đạt được một khoảng thời gian ân hạn trong việc hoàn trả khoản tài trợ không (nếu điều đó là cần thiết cho bạn). Lưu ý: việc kiểm tra các yếu tố có liên quan qua lần xem xét thứ 4, 5 và 6 trên đây đòi hỏi bạn phải có một ý niệm tương đối cụ thể về dự án của mình, điều đó có nghĩa rằng ít nhất bạn cũng đã thực hiện một Nghiên cứu tiền khả thi. Công việc tìm hiểu các tổ chức tài trợ mà bạn có thể trình đơn xin tài trợ đến đây là kế t thúc. Nếu như kết quả của công việc này là khả quan, có nghĩa là nếu những sự lựa chọn trên dẫn đến kết quả là tìm ra một hay nhiều tổ chức tài trợ, bạn phải lấy lại phần 8 của phiếu để biết được cụ thể nội dung của hồ sơ xin tài trợ gồm những gì. Đối với phần Nghiên cứu khả thi (đây luôn là tài liệu cốt lõi của hồ sơ), nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể làm được với phương tiện tự có, hãy tìm hiểu để biết rằng bạn có thể có được sự giúp đỡ ở đâu
- Page 12 of 13 Bằng cách gọi điện đến: Hiệp hội và Câu lạc bộ các giám đốc doanh nghiệp UAIC - Hà nội: 95 Lý Nam Đế; Tel / Fax: (84-4) 8434794 UAIC - TP HCM51 Bến Chương Dương, D1 Tel: 08 8.293389/ 90 08 8.2902; Fax: 08 8.211806 VCCI - Hà nội9 Đào Duy Anh, Hà NộiTel: 04 5.742022; Fax: 04 5.742020 VCCI - TP HCM171 Võ Thị Sáu, D3Tel: 08 8.231499/ 0301; 8.202343Fax: 08 8.294472 hay các Dự án phát triển sau: Chương trình phát triển dự án Mê kông (Mekong Project Development Facility - MPDF) MPDF Ha Noi63 Ly Thai To Buidling,Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (84-4) 8 247 892; Fax: (84-4) 8 247 898 MPDF HCMRegency ChancellorCourt, Unit 3823 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí MinhTel: (84-8) 8 235 266; Fax: (84-8) 8 235 271 Văn phòng hỗ trợ các doanh nghiệpvừa và nhỏ ở Việt nam47A Quán Thánh,Hà NộiTel: (84-4) 8 437 038 / 8 439 246; Fax: (84-4) 8 439 218 Dự án GTZ-VCAHỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh97, Trần Quốc Toản, Hà NộiTel: (84-4) 8222308 - 8224901/02/03; Fax: (84-4) 8224889 Nguồn thông tinEURO – TAP VIET PROJECTDr. Le Corre Phụ lục Ngân hàng thương mại quốc doanh • Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV) • Ngân hàng công thương Việt nam (ICBV) • Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (VBARD) • Ngân hàng ngoại thương Việt nam (VietComBank) Ngân hàng liên doanh • Ụndovina Bank Ltd (IVB) • VinaSiam Bank (VSB) Ngân hàng thương mại cổ phần • Ngân hàng thương mại á châu (ACB) • Ngân hàng thương mại Đông á (EAB) • Ngân hàng xuất nhập khẩu (Ọxim Bank) • Ngân hàng công thương Sài gòn (SBIT)
- Page 13 of 13 • Ngân hàng cổ phần thương mại và công nghệ (TechComBank) • Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (Maritime Bank) • Ngân hàng thương mại cổ phần doanh nghiệp tư nhân (VP Bank) • Ngân hàng quốc tế (VIB) Các dự án phát triển kinh tế có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ • Quĩ phát triển nông thôn (RDF) • Công ty tài chính quốc tế (SFI) • Quĩ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) Các công ty cho thuê tài chính • Công ty cho thuê tài chính KEXIM (KEXIM) • Công ty cho thuê tài chính VENA (VENA) • Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) • Công ty cho thuê tài chính Việt nam (VLC) • Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV LC) • Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB LC) Chương trình tín dụng lập nghiệp Việt - Đức
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn