intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn trồng, chiết, giâm và ghép cành, rễ bonsai

Chia sẻ: Cay Bonsai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

261
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là các hướng dẫn về cách trồng bonsai, chiết bonsai, giâm cành, chiết cành, rễ của bonsai. Gieo hạt: Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi. Nếu vỏ của hạt cứng quá không hấp thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn trồng, chiết, giâm và ghép cành, rễ bonsai

  1. Hướng dẫn trồng, chiết, giâm và ghép cành, rễ bonsai Dưới đây là các hướng dẫn về cách trồng bonsai, chiết bonsai, giâm cành, chiết cành, rễ của bonsai. Độ khó: Cực dễ  1 Gieo hạt: Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi. Nếu vỏ của hạt cứng quá không hấp thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ rơm rạ hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn
  2. thì bỏ lớp phủ ra. Ta có thể gieo hạt vào tất cả các mùa trong năm nhưng tốt nhất là mùa xuân.  2 Giâm cành: Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm -15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới ,chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt) để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và xử lý hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.
  3. Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó. Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Người ta cũng có thể thực hiện phương pháp ghép cành bằng phương pháp sau đây: cắt một cành già, dáng đẹp, nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít lá. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để lú lên phần ngọn có lá. Ta có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm.
  4. Sau khi cành giâm như thế rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.  3 Chiết cành trên không: Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta có thể dùng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh vết thương và thúc cho mọc rễ mới.
  5. Vết cắt cần được phủ kín bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu. Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non
  6. và chiết cạnh phương pháp này thường được dùng để truyền giống các loại thông. Một cành non từ một đến hai năm tuổi được chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Cần giữ lại khoảng 10 cụm lá ở đỉnh, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần "cambnan" (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, cột chúng lại bằng một lớp ny - lông. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép. Chiết giâm: Phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần "cambnan" của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép
  7. cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp ny- lông rồi ta nén đất cho chặt. Chiết gân (ghép áp): Kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bình thường bằng rễ của riêng chúng. Nhờ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riêng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫubonsai của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm được coi là hoàn hảo. Việc ghép gần hay ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình việc ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi , thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp chính xác hai phần gọt vào nhau, sau đó cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây. Chiết cành non:
  8. Nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những cành đẹp vừa ý. Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đã chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta cột chúng lại bằng ny- lông và dùng bao ny- lông che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô. Chiết rễ: Lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường, cũng có một cách chiết rễ nữa, nếu một cây thiếu một rễ lớn và rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc nhờ vậy ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.  4 Ghép cành xuyên qua thân cây Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật mà những người làmbonsai thực hiện nhằm tạo ra một nhánh cây mới trên cây gốc. Đây là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ thuộc rất cao
  9. kinh nghiệm của người thực hiện. Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện phương pháp tạo tác bonsai độc đáo này: Để ghép một cành cây mới vào cây bonsai theo phương pháp ghép xuyên thân, việc đầu tiên là bạn chọn lựa vị trí trên cây bonsai mà bạn muốn sẽ có một cành cây mới mọc ra ở đó. Lưu ý là vị trí mà bạn chọn phải là vị trí “độc” mà bạn chắc chắn rằng nếu áp dụng phương pháp “tỉa cành ép nhánh” thì cũng không có được một cành cây mới như ý muốn. Hơn thế, bạn cũng phải nghĩ đến việc tiếp theo là sẽ phải khoan một lỗ xuyên qua thân cây bonsai, do đó vị trí được chọn phải nằm trên đoạn thân đủ lớn để vết thương không làm cây gốc chết hoặc bị chột (chững lại không phát triển), chưa nói đến việc liền vết khoan và phụ nuôi cành mới ghép.
  10. Cành để ghép xuyên thân: bạn nên chọn cành cây nhỏ, vừa dài, vừa mềm để uốn được và có thể xỏ xuyên qua thân cây. Cành này có thể lấy ngay từ cây bonsai mà bạn đang chuẩn bị khoan lỗ, hoặc từ một cây khác trồng chung trong một chậu (dĩ nhiên là hai cây phải cùng loài với nhau). Sau khi chọn được một cành phù hợp rồi, bạn tiến hành khoan lỗ xuyên qua thân cây bonsai. An toàn nhất là dùng một cái mũi khoan nhỏ, khoan một lỗ thăm dò trước, rồi khoan rộng ra từng tí một cho đến khi cái lỗ trên thân cây vừa đủ rộng hơn cành cây non để có thể xỏ nó qua. Lỗ khoan đừng rộng quá hoặc hẹp quá vì nếu rộng quá, cây sẽ mất nhiều thời gian để liền vết thương và “ôm” lấy cành mới ghép, còn nếu
  11. hẹp quá, khi xỏ cành non qua nó sẽ hỏng những mầm non mới nhú trên cành cây đó. Bắt đầu khoan ở mặt phía mặt sau của thân cây để vị trí sau cùng của cành cây ghép sẽ nằm chính xác ở nơi mà bạn muốn ghép cành mới. Còn vị trí phía xỏ vào của cái lỗ thì không cần phải chính xác lắm. Tuy nhiên, vì tính thẩm mỹ, bạn nên bắt đầu mũi khoan từ đằng sau hay bên hông thân cây, nơi nằm ngoài tầm mắt của người xem, vì sau khi hoàn thành việc ghép xuyên thân thì trên thân “cây nhận” chắc chắn sẽ có một “vết sẹo” mờ. Cũng không cần thiết lắm, nhưng bạn nên tạo sao cho cuối lỗ khoan cao hơn đầu lỗ khoan. Nếu để cành cây hướng lên, nó sẽ tiếp tục mọc ngọn, và bên phía mọc cành mới (phía cuối của lỗ khoan) sẽ đâm chồi nảy lộc và phát triển mạnh mẽ hơn phía đầu vào. Tuốt hết lá và cả cuống lá của cành cây non cần ghép, nhưng bạn chú ý không làm hại đến những mắt mầm ở nách lá, vì sau này cành ghép của bạn có phát triển tốt hay không, phụ thuộc vào những mắt mầm này. Từ từ và cẩn thận xỏ cành ghép qua cái lỗ bạn vừa khoan. Đặc biệt là đối với những nhánh cây loại gỗ mềm, nếu được thì bạn hãy cố gắng kéo nhánh cây chứ đừng đẩy nó. Điều đó sẽ giúp bạn tránh làm oằn nhành cây mà vẫn đưa nó xuyên qua lỗ được. Để đảm bảo sau này lóng cây đầu tiên của nhánh ghép là lóng ngắn, bạn hãy đặt nhánh cây vào vị trí sao cho mắt mầm mới nhú (lóng đầu
  12. tiên) cách lỗ khoan một khoảng ngắn thôi. Nếu bạn chừa nhiều quá cho lóng cây đầu tiên, thì lóng thứ hai sẽ cách thân cây một khoảng rất xa. Để cành ghép vào đúng vị trí, bạn hãy chèn một miếng gỗ nhỏ, mỏng (lấy từ chỗ khác trên cây chẳng hạn) vào lỗ khoan, đặt miếng gỗ dọc theo cành ghép để nó có thể chêm chắc chắn vào vị trí. Nếu cành ghép có thể di chuyển bên trong lỗ khoan thì thời gian để chỗ ghép có thể hòa nhập vào thân cây sẽ lâu hơn. Cuối cùng, trét sáp (bột nhão) để trám lại. Bạn nên hỗ trợ cho cành non mới ghép phát triển mạnh mẽ. Chăm sóc cây thật tốt để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh. Nên cắt bỏ những cành mới nhú phía bên “đầu vào” của lỗ xỏ để dồn tối đa lực cho sự phát triển ở “đầu ra”. Không nên tỉa nhánh ghép vì như vậy sẽ làm cho quá trình phát triển cành dày lên bị chậm lại. Thời gian đầu, cành ghép hoàn toàn “tự lo cho chính nó”. Khi nhánh ghép và lỗ ghép phát triển dày lên thì lớp gỗ thượng tầng phát sinh của chúng sẽ bị ép vào với nhau và bắt đầu gắn kết. Đó cũng là lúc nhánh ghép được thân cây nuôi dưỡng. Với nguồn năng lượng được nhận thêm từ thân cây, phía đầu ra của nhánh ghép bắt đầu phát triển nhanh hơn phía đầu vào, và kết quả là sự gia tăng đường kính khá rõ rệt. Điều này cho thấy là nhánh cây non ở vị trí mới đã được thân cây nuôi dưỡng đầy đủ và có thể bắt đầu cắt được.
  13. Nói theo lý thuyết thì có thể thực hiện ghép xuyên qua thân cây vào mọi thời điểm trong năm, nhưng vào giữa mùa hè là tốt nhất, vì đây là thời điểm cành cây ghép sẽ phát triển được ngay và khỏe mạnh, còn vết thương cũng liền nhanh hơn. Khoảng thời gian để có thể cắt gốc cành ghép, tùy thuộc vào từng loài cây cũng như sự phát triển cụ thể của cây bonsai và cành đem ghép vào. Đối với những loài lớn nhanh như cây đa thì nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chọn thời ghép vào ngay trước thời kỳ phát triển sung mãn nhất của cây thì sau 2-3 tháng là ta có thể cắt gốc cành ghép, còn đối với các cây chậm lớn như loài táo gai thì để có một cành ghép theo phương pháp xuyên thân phải mất chừng 2 năm. Sau khi đã nhận thấy phần “đầu ra” của cành ghép phát triển lớn hơn phần “đầu vào”, bạn cũng đừng vội cắt bỏ phía “đầu vào” ngay lập tức vì thực tế cành cây vẫn nhận được sự nuôi dưỡng của hai nguồn là thân “cây nhận” và cây bố mẹ. Khi cắt bỏ phần “đầu vào” bạn nên chừa lại một đoạn để phần “đầu ra” của quen dần với việc chỉ còn tiếp nhận dinh dưỡng từ thân cây mà nó mới ghép vào. Sau 3, 4 ngày, từ từ cắt ngắn dần đoạn đầu vào còn chừa lại cho đến khi sát thân cây. Bạn có thể tỉa lỗ khoan ghép sao cho nhẵn với thân cây và trám khít lại. Có thể áp dụng kỹ thuật này cho tất cả các loài cây thuộc họ lá rộng, nhưng không áp dụng được cho cây có quả hình nón, vì ở loài này, việc tuốt hết lá sẽ làm cây bị shock và không phát triển được.
  14. Những trường hợp thất bại có thể xảy ra là khi bạn không đủ kiên nhẫn để chờ cho 2 lớp gỗ thượng tầng của thân cây và cành ghép dính vào nhau, hoặc đôi khi vì bạn nóng vội trong việc cắt bỏ phía đầu vào của cành cây ghép. Vì thế yếu tố quan trọng là bạn phải hiểu biết về sự phát triển của từng loại cây và đặc biệt là phải biết kiên trì, nhẫn nại nữa  5 Ghép rễ bonsai Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng: Làm cho cây đứng vững trên mặt đất; hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển. Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ. Chủng loại cây ghép rễ: Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.
  15. Phương pháp ghép rễ: Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó. Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá. Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
  16. Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng. Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn
  17. dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc. Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0