intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Chia sẻ: Kim Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

1.802
lượt xem
587
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo nghiên cứu đặc biệt là luận văn tốt nghiệp Cao học hay chuyên ngành khoa I YTCC là một sản phẩm đầu ra cơ bản của một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh và cũng là cơ sở để đồng nghiệp, các nhà khoa học khác, các giảng viên nhà trường đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu của tác giả, công nhận sự thành công của chương trình đào tạo , dẫn đến công nhận thành quả của học viên, cho phép tốt nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Sử dụng cho: Học viên Cao học và Chuyên khoa I Phòng Đào tạo Sau đại học Năm 2006
  2. A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN VĂN Báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là luận văn tốt nghiệp Cao học hay Chuyên khoa I YTCC là một sản phẩm đầu ra cơ bản của một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, và cũng là cơ sở để đồng nghiệp, các nhà khoa học khác, và giảng viên nhà trường đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu của tác giả, công nhận sự thành công của chương trình đào tạo, dẫn tới công nhận thành quả của học viên, cho phép tốt nghiệp. Báo cáo nghiên cứu/luận văn bao gồm các phần chính có cấu trúc như sau: (lưu ý: đánh số các phần sau đây chỉ mang tính chất liệt kê, cấu trúc đánh số cần tuân theo hướng dẫn cụ thể và ví dụ ở phần sau, các đề mục được trình bày trên nền mầu xám để làm nổi bật, trong báo cáo thực tế không cần trang trí như vậy) 1. Trang bìa cứng: - Tên Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế - Tên trường Đại học Y tế Công cộng - Họ và tên học viên - Tên đề tài: Phải ngắn gọn, cụ thể, nêu lên được nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào? Thường không quá 30 từ - Dưới tên đề tài, ghi “Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng” và Mã số chuyên ngành đào tạo: 60.72.76 – (chỉ cần thiết với luận văn tốt nghiệp Cao học). (xem ví dụ trình bày chi tiết ở phần sau). 2. Trang trong bìa: tương tự như bìa ngoài, nhưng có thêm họ và tên người hướng dẫn khoa học, nếu có hơn một người, ghi tất cả những người đồng hướng dẫn (ghi rõ học hàm học vị, ví dụ: GS. TS. Nguyễn Văn A) 3. Lời cảm ơn (gọn trong 1 trang, không bắt buộc phải có) 4. Trang danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt (cần xếp theo vần ABC) 5. Trang mục lục (có thể tách riêng mục lục và danh mục các bảng, các biểu đồ/ đồ thị) 6. Tóm tắt đề tài nghiên cứu: -2-
  3. Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và/hoặc mục tiêu, phương pháp nghiên cứu (tóm lược về đối tượng, địa điểm, thời gian, cách thu thập thông tin), các kết quả và phát hiện chính của nghiên cứu, các kết luận chính và khuyến nghị (nếu có). Các phần nêu trên được đánh số trang theo kiểu chữ số La Mã: i, ii, iii, sau đó, bắt đầu vào các phần tiếp theo đây (kể từ “Đặt vấn đề” sẽ bắt đầu đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3, …). ĐẶT VẤN ĐỀ Đây là phần đầu tiên, nêu lên thông tin chung liên quan tới vấn đề nghiên cứu, và đặc biệt là tính cấp thiết tại sao phải tiến hành nghiên cứu này. Phần này có thể trình bày theo dàn ý sau đây (không cần đánh số tiểu mục): 1. Trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần giải quyết. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt Nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu. 2. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết quả, hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại) – những nội dung này lưu ý chỉ rất tóm lược, vì phần tổng quan nghiên cứu ở phía sau sẽ đi vào chi tiết. 3. Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì. 4. Sơ đồ cây vấn đề và/hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêu đầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên cứu thực tế của đề tài này chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung. Lưu ý: trong trường hợp đề tài không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây vấn đề mà chỉ khu trú vào một / một số phần thì cũng cần nêu rõ điều đó. Khi trình bày khung lý thuyết mới, tác giả cần nêu rõ cơ sở hình thành. Lưu ý: tác giả cũng có thể trình bày cây vấn đề vào phần phụ lục, cuối báo cáo. Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], khi cần có thể ghi cả số trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh) -3-
  4. Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - trong một số đề tài, có thể không có mục tiêu chung, nhưng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng). Lưu ý rằng bên cạnh mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng có thể trình bày thêm câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu (chẳng hạn với các nghiên cứu bệnh-chứng). - Viết mục tiêu cụ thể phải đảm bảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từ hành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào. - Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng, ví dụ về cách trình bày trang mục tiêu như sau (những phần trong dấu ngoặc vuông sẽ là các câu chữ cụ thể): MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Mô tả thực trạng hành vi nguy cơ [tùy chủ đề nghiên cứu] và các yếu tố liên quan ở [tùy đối tượng] tại [tùy địa điểm nghiên cứu] năm [tùy thời gian cụ thể], trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp với đối tượng nhằm góp phần [tùy đề tài]. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Mô tả hành vi nguy cơ [tùy chủ đề nghiên cứu] 2.2. Mô tả và phân tích một số yếu tố liên quan tới hành vi nguy cơ [tùy chủ đề nghiên cứu] -4-
  5. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đây là chương đầu tiên, ngay sau phần mục tiêu của đề tài, cung cấp những tư liệu nền, cho người đọc biết vấn đề tác giả quan tâm (và những vấn đề chuyên ngành có liên quan) đã được những tác giả trước đó nghiên cứu và phân tích như thế nào (cả quốc tế và trong nước). Có thể trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu, cũng như những kiến thức lý thuyết kinh điển xoay quanh vấn đề này. Ví dụ: nếu là đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề phòng chống HIV/AIDS, phần tổng quan lý thuyết cần mô tả một cách rất cơ bản (nhưng ngắn gọn) về lịch sử đại dịch HIV/AIDS trên thế giới, cấu trúc sinh học của HIV, và các đặc điểm bệnh học của HIV/AIDS, dịch tễ học của bệnh, v.v.. Thông thường trình tự thể hiện các thông tin đi từ tổng quát tới cụ thể, từ rộng đến hẹp: tình hình thế giới, Việt Nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu. Sau những kiến thức nền rất cơ bản về chủ đề, tác giả có thể liệt kê các kết quả nghiên cứu trước đó, các công trình khoa học hay dự án, giải pháp cán thiệp, chiến lược, đường lối, chủ trương thông qua các khung pháp lý, v.v. (điều này tùy thuộc chủ đề nghiên cứu). Nên chia phần tổng quan thành các phần nhỏ, đánh số thành từng tiểu mục chi tiết. Cách cấu trúc các phần là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu và tác giả. Các phần này sẽ lần lượt đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành xoay quanh chủ đề này, phương pháp tiến hành, những kết quả và phát hiện chính của tác giả đi trước, những ưu nhược điểm của những đề tài đó (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại). Thông thường, nên bám sát mục tiêu nghiên cứu để viết phần tổng quan. Chẳng hạn, nếu mục tiêu có tìm hiểu tỷ lệ nhiễm bệnh, nhất thiết vấn đề tỷ lệ nhiễm ở các quần thể khác nhau, ở các nghiên cứu trước cần được liệt kê. Nếu mục tiêu có đề cập tới việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của đối tượng, thì phần tổng quan cần chỉ ra KAP đã được nghiên cứu ra sao ở các đề tài trước đây, kết quả chính là gì, v.v. Nếu đề tài có những khái niệm, định nghĩa chưa phải là phổ biến, tác giả cần mô tả chúng trong phần tổng quan, chỉ rõ các đề tài trước đây đã sử dụng khái niệm, -5-
  6. định nghĩa nào, định nghĩa nào là chuẩn mực (ví dụ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, theo qui định ban hành của Bộ Y tế, v.v.) Ngoài ra, những khung lý thuyết giúp giải quyết vấn đề cũng cần được đề cập trong phần này, đặc biệt là khi chủ đề đã được nhiều tác giả trước đó tìm tòi khám phá. Khung lý thuyết trình bày ở đây mang tính chất cung cấp thông tin nền cho người đọc, tác giả cũng nên đưa ra nhận định của mình về những lý thuyết, những kết quả của các nghiên cứu trước, và nhất là phương pháp luận. Những khung lý thuyết chỉ ra ở đây không nhất thiết sẽ là khung chung cho cả đề tài này, tác giả có toàn quyền xây dựng và đề xuất những mô hình lý thuyết mới (đã trình bày ở trên, trong phần đặt vấn đề). Tất cả các thông tin trích dẫn trong tổng quan cần được chú giải rõ nguồn tài liệu tham khảo (đã giới thiệu ở trên). Cuối phần tổng quan nên có một đoạn kết, trong đó tác giả thể hiện tầm nhìn của mình về vấn đề nghiên cứu, các khía cạnh đã được các tác giả khác đề cập. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phần này áp dụng cho cả thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Xác định rõ đối tượng của đề tài nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phường, quận/huyện tỉnh, thành phố, bệnh viện, trường học, v.v. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Chỉ rõ đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, hay cả hai, hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá, v.v. 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Trình bày phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn v.v. Cần nêu rõ các tính toán cỡ mẫu cần thiết đã -6-
  7. tiến hành trong đề tài. Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu, đặc biệt, nếu mẫu được lựa chọn qua nhiều giai đoạn, từng giai đoạn phải được mô tả cụ thể. 2.5. Phương pháp thu thập số liệu: mô tả riêng cho phần định tính và định lượng, ví dụ: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào), v.v. Điều tra viên, giám sát viên là những ai. Tác giả cũng nên trình bày cả qui trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu trong nghiên cứu. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu: Trình bày những nguyên tắc chung sử dụng trong đề tài này. Mô tả qui trình làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích số liệu. 2.7. Các biến số nghiên cứu và các khái niệm, thước đo, hay tiêu chuẩn đánh giá: Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. Với các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá hay danh mục các biến số chính, tác giả có thể đưa vào những định nghĩa, khái niệm quan trọng sử dụng trong nghiên cứu. Chẳng hạn, các mục kiến thức, thái độ, thực hành về một chủ đề nào đó cần được mô tả cụ thể ở đây. Định nghĩa kiến thức hay thực hành thế nào là “đạt”, “không đạt”, v.v. Tác giả cũng có thể mô tả các thủ thuật y sinh học dùng trong khi thu thập số liệu, phác đồ điều trị, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, v.v. Đặc biệt, trong các thiết kế nghiên cứu phân tích như nghiên cứu bệnh-chứng, tác giả cần mô tả chi tiết các tiêu chí lựa chọn “Bệnh” và “Chứng” như thế nào, v.v. Tác giả cũng có thể đưa ra một bảng danh mục biến số, định nghĩa, phân loại biến, v.v. cách thức thu thập số liệu. 2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: Nêu ngắn gọn hình thức thông qua qui trình xét duyệt về mặt đạo đức y sinh học của đề tài, nơi cấp quyết định thông qua. Nêu những điểm chính về những yếu tố cần lưu ý về mặt đạo đức nghiên cứu của đề tài. -7-
  8. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trình bày các kết quả nghiên cứu đã đạt được theo từng mục tiêu. Có thể chia thành các phần riêng trong chương kết quả, bám sát vào các chủ đề nghiên cứu đã đề cập trong mục tiêu và phương pháp. Các bảng số liệu nên được xen kẽ vào phần chữ viết, lần lượt theo nội dung kết quả. Các số liệu có thể được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ / đồ thị, hình vẽ hay tranh, sơ đồ minh họa, nhưng không nên trình bày cùng một nội dung số liệu dưới cả hai hình thức (bảng và đồ thị). Các bảng nhất thiết phải có tiêu đề và được đánh số lần lượt theo thứ tự xuất hiện, tiêu đề nằm ở phía trên bảng. Tương tự, các biểu đồ, đồ thị cũng có tên và được đánh số. Tên của biểu đồ, đồ thị, hình vẽ nằm ở phía dưới của biểu đồ, đồ thị, hay hình vẽ. Những kết quả của các kiểm định thống kê sử dụng trong khi phân tích số liệu cần được nêu rõ trong phần kết quả. Ví dụ, các bảng thể hiện mối tương quan giữa hai biến số rời rạc cần có giá trị kiểm định và giá trị p, chú thích đó được trình bày ở bên dưới của bảng (ví dụ giá trị Khi bình phương và giá trị p). Nhìn chung, các bảng nên có chú thích về cỡ mẫu trong phân tích, viết dưới dạng: (n=…), nhất là các bảng thể hiện tần số, tần suất, tỷ lệ. Các bảng nên thống nhất về hình thức trình bày, các kẻ khung, đường viền, v.v. Với các phân tích thống kê phức tạp, chẳng hạn thống kê hồi qui logic, bảng trình bày kết quả có thể lược bớt những chi tiết trong kiểm định, chỉ trình bày những thông số chính. Ví dụ về một bảng kết quả mô hình hồi qui logic được trình bày dưới đây. -8-
  9. Bảng 3. Mô hình hồi quy logic dự đoán quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nam thanh thiếu niên chưa kết hôn Yếu tố trong mô hình Hệ số hồi Sai số Mức ý nghĩa (Biến số độc lập) qui (B) chuẩn (SE) (giá trị p) OR Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn (*) — — — 1 Phát vấn -0,4695 0,3402 0,1676 0,6253 Acasi 0,6878 0,3087 0,0259 1,9894 Độ tuổi 15-19 (*) — — — 1 20-24 1,6477 0,3411 0,0000 5,1951 Trình độ học vấn Lớp 12 hoặc ít hơn (*) — — — 1 Cao đẳng/ Đại học/ Dạy nghề -0,4986 0,2537 0,0494 0,6074 Sống cùng với gia đình Sống với bố mẹ đẻ (*) — — — 1 Sống với người khác 0,2768 0,2921 0,3434 1,3189 Làm việc tạo thu nhập Không (*) — — — 1 Có -0,2561 0,2817 0,3633 0,7741 Nam giới không nên quan hệ tình dục trước khi cưới Tán thành (*) — — — 1 Phản đối 1,4665 0,3374 0,0000 4,3341 Có thể tìm, hỏi mua bao cao su Tự tin (*) — — — 1 Không trả lời -1,2592 0,6435 0,0504 0,2839 Không tự tin -0,6629 0,2849 0,0200 0,5153 Áp lực tiêu cực từ bạn bè 0,6416 0,2040 0,0017 1,8996 Cỡ mẫu phân tích (n) = 761 (*) = Nhóm so sánh. — = Không áp dụng. Kiểm định tính phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer & Lemeshow test) χ2 = 4,2703; df=8 ; p=0,832. Với các kết quả nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, cách trình bày tốt nhất là xen kẽ các phần thông tin định tính vào cuối mỗi phần kết quả định lượng có liên quan. Chẳng hạn, phần định lượng trình bày những bảng biểu liên quan tới một chủ đề nào đó, thì ngay tiếp theo, tác giả có thể trích dẫn những kết quả thu được từ phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm. Lưu ý: nếu có quá nhiều bảng số liệu mô tả (tần số và tỷ lệ), tác giả có thể chuyển một phần những bảng biểu này về cuối báo cáo, trong phần phụ lục. -9-
  10. Chương 4 BÀN LUẬN Mục đích chính của phần này là biện giải, đưa ra lời nhận xét, phân tích chi tiết về từng kết quả nghiên cứu. Tác giả cần bám sát mục tiêu nghiên cứu đề bàn luận, cũng có thể chọn bàn luận những kết quả nổi bật nhất trong trường hợp có quá nhiều kết quả chi tiết và nhiều thông tin chỉ mang tính mô tả. Phần bàn luận cũng là cơ hội để tác giả so sánh các kết quả của mình với những tác giả khác đã tiến hành nghiên cứu trước đó (trong nước, quốc tế). Khi so sánh, cần nêu ra những điểm giống nhau, điểm khác biệt, và đặc biệt là lý giải, lập luận hay đưa ra những giả định để lý giải sự khác nhau đó. Ngoài ra, trong phần bàn luận, tác giả cũng cần nêu lên những hạn chế của nghiên cứu, những nguồn sai số tiềm tàng có thể có, và những nỗ lực của mình trong việc hạn chế và kiểm soát những sai số đó, cũng như gợi mở những hướng phân tích, nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Bản chất phân tích của đề tài cũng cần được thể hiện rõ trong phần bàn luận. Nếu có đặt ra mục tiêu tìm hiểu các mối liên quan, các yếu tố tác động, yếu tố ảnh hưởng, v.v. trong phần bàn luận tác giả cần trình bày rõ những kết quả phân tích của mình có ý nghĩa như thế nào. - 10 -
  11. Chương 5 KẾT LUẬN Đây là lúc tác giả tóm lược và khẳng định lại những kết quả nghiên cứu và những phát hiện của đề tài để nhằm trả lời các câu hỏi đã đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu. Những gì đã đặt ra trong mục tiêu cần có câu trả lời cụ thể trong kết luận, dựa trên những bằng chứng khoa học đã thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu. Tuy vậy, tránh đưa hết các chi tiết trong phần kết quả vào phần này. Tác giả cũng cần tránh việc bàn luận, đưa thêm những suy diễn vào phần kết luận. Kết luận cần hết sức ngắn gọn, và thường trình bày gọn trong 2 trang. Cá biệt, nếu đề tài khá lớn, có thể dài hơn nhưng không nên quá 3 trang. Chương 6 KHUYẾN NGHỊ Nếu như kết luận cần bám sát mục tiêu đề ra ban đầu, thì khuyến nghị cần bám sát các kết luận vừa trình bày. Nội dung khuyến nghị cũng cần chỉ rõ là khuyến nghị dành cho ai, với những biện pháp cụ thể nào. Tránh việc: - Đưa ra các khuyến nghị tổng quát, chung chung. - Đưa ra các khuyến nghị không dựa trên kết luận cụ thể của đề tài, mà dựa trên hiện trạng, bối cảnh thực tế, hay kinh nghiệm cá nhân của tác giả mà không có bằng chứng xác đáng từ nghiên cứu này. Phần khuyến nghị chỉ tối đa từ 1 đến 2 trang. Sau chương khuyến nghị, những nội dung chính của đề tài coi như đã kết thúc, tác giả tuy vậy cần trình bày danh mục tài liệu tham khảo, và thông thường là các phụ lục kèm theo. Tài liệu tham khảo đi liền sau khuyến nghị và không cần đánh số - 11 -
  12. chương mục. Phụ lục, tuy vậy, nên phân chia thành các mục nhỏ (phụ lục 1, phụ lục 2, v.v.). TÀI LIỆU THAM KHẢO gồm a/ Tài liệu tiếng Việt, b/ Tài liệu tiếng Anh Pháp, Nga .v.v. (nếu có) - Tài liệu tham khảo gồm: sách, các ấn phẩm, tạp chí, hoặc trang Web đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng để hình thành ý tưởng nghiên cứu. Lưu ý: Học viên chỉ trích dẫn trực tiếp, không trích lại từ nguồn khác. Ít nhất phải có 50% tài liệu tham khảo được xuất bản trong 10 năm gần đây. - Trình tự sắp xếp (theo qui định Bộ Giáo dục): Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể them phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A B C Họ tên tác giả của tài liệu tham khảo theo qui định sau: • Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự A B C theo họ. • Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp vào vần B... - Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) • (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) • Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) • Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) • Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) - Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một cuốn sách... ghi đầy đủ các thông tin sau: • Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - 12 -
  13. • (năm công bố) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) • "Tên bài báo" (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) • Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) • Tập (không có dấu ngăn cách) • (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) • Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) - Tài liệu tham khảo là các trang Web: Nêu tên bài viết, đường dẫn, ngày truy cập/hoặc tải xuống PHỤ LỤC Sau đây là danh sách các mục thông tin thường được đưa vào phụ lục, tuy nhiên, tùy theo nghiên cứu và chủ đề cụ thể, tác giả có thể thêm bớt cho phù hợp. Phụ lục 1: Cây vấn đề Phụ lục 2: Phiếu hỏi (hay các công cụ thu thập số liệu, mẫu thông tin cho nghiên cứu định tính, bảng kiểm, v.v.) Phụ lục 3: Một số kết quả phân tích mô tả (không trình bày ở phần kết quả) Phụ lục 4: Danh sách các cán bộ tham gia nghiên cứu (điều tra viên, giám sát viên, những người có đóng góp cho đề tài, hỗ trợ nghiên cứu) Phụ lục 5: Mô tả các thủ thuật, các qui trình điều trị, phác đồ, v.v. Phụ lục 6: Bản đồ địa bàn nghiên cứu, các hình ảnh trong nghiên cứu (ảnh chụp các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, chụp địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, v.v.). - 13 -
  14. B. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, LUẬN VĂN - Báo cáo nghiên cứu/ luận văn phải sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc, phải in đen trắng trên giấy khổ A4 (21 × 29,7 cm), in một mặt. - Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 13, dòng cách 1,5. - Lề trái cách 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy, đánh số theo từ phần đặt vấn đề (theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3), các phần trước đó đánh số theo chữ số La Mã (như trên đã nêu) và không đánh số trang bìa, trang tiêu đề bên trong. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bầy theo cách này. - Phải đóng thành quyển có bìa như hướng dẫn. Với luận văn có thể đóng bìa cứng thẫm mầu, chữ vàng. - Bố cục về các phần của báo cáo nghiên cứu có thể tham khảo như sau: - Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu: chiếm khoảng 5% tổng số trang - Tổng quan tài liệu: 25-30% tổng số trang - Phương pháp nghiên cứu: 10-15% tổng số trang - Kết quả nghiên cứu: 30-40% tổng số trang - Bàn luận: 15-20% tổng số trang - Kết luận: 5% tổng số trang - Khuyến nghị: 5% tổng số trang - 14 -
  15. Mẫu bìa ngoài của báo cáo nghiên cứu, luận văn (luận văn phải đóng bìa cứng) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA HỌC VIÊN TÊN ĐỀ TÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU BÀI TẬP 1 (HOẶC LUẬN VĂN THẠC SỸ/ CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76 HÀ NỘI, 2006 - 15 -
  16. Mẫu bìa trong của báo cáo nghiên cứu / luận văn (Bên trong bìa cứng), khổ giấy A4 (21 × 29,7 cm) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA HỌC VIÊN TÊN ĐỀ TÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU BÀI TẬP 1 (HOẶC LUẬN VĂN THẠC SỸ/ CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG) MÃ SỐ: 60.72.76 Hướng dẫn khoa học: Tên và học hàm học vị của Tên và học hàm học vị của người hướng dẫn thứ nhất người hướng dẫn thứ hai (nếu có) Chữ ký Chữ ký HÀ NỘI, 2006 - 16 -
  17. Mẫu trang mục lục MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………….. 6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 8 1. Mục tiêu chung: …………………………………………………………… 8 2. Mục tiêu cụ thể: …………………………………………………………… 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………….. 9 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………… 18 1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………. 18 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .………………………………………. 18 3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………. 18 4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………. 19 5. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………….. 22 6. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………… 24 7. Biến số nghiên cứu, các khái niệm dùng trong nghiên cứu ………………. 26 8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………… 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………….. 30 Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………… 50 Chương 5. KẾT LUẬN ……………………………………………………… 60 Chương 6. KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………… 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .………………….………………………..……… 63 PHỤ LỤC : ………………………………………………….……………….. 65 Phụ lục 1: Cây vấn đề ……………………………………………………… 65 Phụ lục 2: Phiếu hỏi ………………………………………………………... 66 Phụ lục 3: Một số kết quả phân tích mô tả …………………………………. 75 Phụ lục 4: Danh sách các cán bộ tham gia nghiên cứu …………………….. 78 Phụ lục 5: Mô tả các thủ thuật, các qui trình điều trị, phác đồ ……………... 79 Phụ lục 6: Bản đồ địa bàn nghiên cứu, các hình ảnh trong nghiên cứu……... 79 - 17 -
  18. Mẫu trang danh mục chữ viết tắt (cần sắp xếp theo vần ABC) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm HIV BCS Bao cao su CBYT Cán bộ y tế CCVC Công chức, viên chức CLB Câu lạc bộ ĐHYTCC Đại học Y tế công cộng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GDDN Giáo dục dạy nghề GMD Gái mại dâm HIV Tên virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người KAP Kiến thức, thái độ, thực hành NXB Nhà xuất bản PTTH Phổ thông trung học QHTD Quan hệ tình dục SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam SKSS Sức khỏe sinh sản STD Các bệnh lây truyền qua đường tình dục THCN Trung học chuyên nghiệp TTYT Trung tâm y tế UNAIDS Ủy ban phòng chống AIDS liên hợp quốc VTN Vị thành niên XN Xét nghiệm WHO Tổ chức Y tế thế giới - 18 -
  19. Mẫu cây vấn đề: Các yếu tố tác động tới tỷ lệ bỏ điều trị cao ở bệnh nhân lao CÁC YẾU TỐ DỊCH VỤ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI BỆNH TẬT CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ XÃ HỘI Sự chỉ dẫn không phù hợp Tính sẵn có của các Bệnh cảnh nặng Đáp ứng đối với loại điều trị lao khác (triệu chứng, điều trị (không đáp trong cộng đồng Giám sát dấu hiệu sớm) ứng hay giảm nhanh không chặt các triệu chứng) chẽ Cung ứng thuốc không thường Sự thiếu hiểu biết của Đào tạo không xuyên đầy đủ cộng đồng về dáu hiệu, nguyên nhân và Chất lượng dịch TỶ LỆ BỎ ĐIỀU TRỊ hậu quả của bệnh Hiểu biết, nhận vụ kém CAO CỦA BỆNH Tuổi thức kém NHÂN LAO Sự thiếu hiểu biết Giới Chế độ điều trị Tư vấn không đầy đủ của bệnh nhân về không phù hợp Trình độ các yêu cầu điều trị học vấn Sự giúp đỡ và động Ít người tới các cơ sở viên không đầy đủ khám và điều trị từ phía họ hàng Chi phí đi lại cao người bệnh Thành phần gia đình (thời gian và tiền bạc) Người đến khám phải đợi lâu Giờ bắt đầu làm việc Sự thiếu hiểu biết và Nghề nghiệp không thuận tiện thiếu hỗ trợ từ phía cán bộ cấp trên của người bệnh
  20. Mẫu mô hình/khung lý thuyết Mô hình lý thuyết về các yếu tố gây tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ ( WHO, UNFPA, UNICEF) YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CÁC GIAI ĐOẠN CHẬM TRỄ Chậm phát hiện nguy Yếu tố văn hoá/xã hội/kinh tế cơ và quyết định sử (kiến thức của bà mẹ và cộng dụng dịch vụ đồng, phong tục tập quán…. Phương tiện chuyển tuyến, Chậm tiếp cận cơ sở đường xá, giá cả, sự sẵn có y tế của dịch vụ…) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, Chậm trong việc thuốc, trình độ cán bộ y tế… chăm sóc và ra quyết định điều trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2