intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y LƯ TỨC

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

116
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên Huyệt: Lư = đỉnh đầu. Tức ở đây có nghĩa là hưu tức, làm cho yên. Huyệt có Tác Dụng thanh tả tướng hỏa của Tam Tiêu, khiến cho phong tà được ổn định, là hưu tức. Vì vậy gọi là Lư Tức (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.. Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của kinh Tam Tiêu. Vị Trí: Sau loa tai, trên huyệt Khế Mạch 1 thốn hoặc ép sát vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 2/3 dưới và 1/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ huyệt Ế Phong đến Giác Tôn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HUYỆT VỊ ĐÔNG Y LƯ TỨC

  1. HUYỆT VỊ ĐÔNG Y LƯ TỨC Tên Huyệt: Lư = đỉnh đầu. Tức ở đây có nghĩa là hưu tức, làm cho yên. Huyệt có Tác Dụng thanh tả tướng hỏa của Tam Tiêu, khiến cho phong tà được ổn định, là hưu tức. Vì vậy gọi là Lư Tức (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.. Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của kinh Tam Tiêu. Vị Trí:
  2. Sau loa tai, trên huyệt Khế Mạch 1 thốn hoặc ép sát vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 2/3 d ưới và 1/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ huyệt Ế Phong đến Giác Tôn. Giải Phẫu: Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, xương chẩm. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2. Chủ Trị: Trị tai giữa viêm, tai ù, nôn mửa, co giật Châm Cứu: Châm xiên 0, 3-0, 5 thốn - Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút. Ghi Chú: Nếu ngộ châm gây ra tai ù, đau, dùng huyệt Dương Trì để giải, châm 0, 3 thốn, vê kim hướng về phía trong chừng 10 giây, xong rút kim ra th ì có thể khỏi (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu). Tham Khảo:
  3. “Co giật mà không dùng đến huyệt Lư Tức thì không khỏi (Bách Chứng Phú). LƯƠNG MÔN Tên Huyệt: Lương = ý chỉ chứng Phục Lương. Môn = nơi ra vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh chứng Phục Lương, vì vậy, gọi là Lương Môn (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính:
  4. + Huyệt thứ 21 của kinh Vị. + Huyệt trở nên nhậy ca?m (đau) đối với người bị bệnh tá tràng loét. Vị Trí: Trên rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Trung Quản (Nh.12). Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, mạc ngang, phúc mạc, bên phải là gan, bên trái là dạ dầy. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7. Tác Dụng: Điều trung khí, hóa tích trệ. Chủ Trị: Trị dạ dầy viêm cấp và mạn tính, thần kinh Vị (dạ dầy) đau, nôn mửa, bụng sôi.
  5. Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. Ghi Chú: + Trị bệnh dạ dầy, châm gây đ ược ca?m giác chạy sâu vào trong bụng thì càng tốt. + Phụ nữ có thai từ tháng thứ 5 trở lên: không châm Lương Môn (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2