YOMEDIA
ADSENSE
Indonesia thời cận đại
172
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Indonesia thời cận đại trình bày các nội dung về Indonesia và sự xâm lược của các nước phương Tây, sự thống trị của Hà Lan và Anh ở Indonesia, chế độ thống trị của Hà Lan và phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Mời bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Indonesia thời cận đại
- INDONESIA THỜI CẬN ĐẠI INDONESIA THỜI KỲ CẬN ĐẠI I- Inđônêxia và sự xâm lược của các nước phương Tây 1- Xã hội Inđônêxia trước khi Hà Lan xâm lược Trước khi thực dân Hà Lan xâm lược Inđônêxia, xã hội Inđônêxia đang bước vào giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến. Vương triều Magiapahít bị chia năm xẻ bảy. Giava - hòn đảo lớn nhất, nơi có 2/3 dân số Inđônêxia sinh s ống, b ị chia làm 2 vương quốc: Bantam và Mataram. Ngay 2 vương quốc này cũng không thống nhất mà bị chia thành nhiều tiểu quốc. Công xã nông thôn vẫn là hình thức tổ chức phổ biến ở Inđônêxia. Người nông dân công xã là người sử dụng ruộng đất nhưng không có quyền thừa kế. Ngoài ruộng đất công làng xã, còn có ruộng đất thuộc s ở h ữu c ủa quí t ộc phong kiến đó là thái ấp. ở đây, nông dân nhận ruộng đất của quí tộc và nộp tô cho chúng. Số tô thường chiếm 1/2 đến 2/3 thu hoạch của người dân. Đến đầu thế kỷ XVII, công xã nông thôn lâm vào khủng hoảng, tình trạng mua bán ruộng đất và tập trung ruộng đất vào tay đ ịa ch ủ giàu có ngày càng nhiều, phần lớn nông dân công xã không có ruộng đất. Quy ền hành của b ọn quí tộc trong công xã ngày càng tăng. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã dần dần phá vỡ tính chất tự nhiên của nền kinh tế. Đặc biệt, ở vùng duyên hải, nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển. Thế lực kinh tế của lãnh chúa vùng duyên hải ngày càng lớn đã làm tăng y ếu tố li khai khỏi chính quyền trung ương. Như vậy, trước khi bị Hà Lan xâm lược, xã hội phong kiến Inđônêxia đã lâm vào khủng hoảng. Điều đó tạo cơ hội cho Hà Lan xâm lược đất nước này. 2- Sự xâm lược của tư bản phương Tây. Trước thế kỷ XV, các nước phương Tây hiểu biết về phương Đông rất ít, việc buôn bán với phương Đông nằm trong tay người ả rập. Bởi v ậy, vàng b ạc của châu Âu bị hao hụt rất nhiều do phải mua hàng hoá của lái buôn ảrập. Phong trào tìm vàng để phát triển kinh tế ở châu Âu dấy lên sôi n ổi vào cu ối th ế kỷ XV. Mùa xuân 1498, Vaxcô Đơ Gama chỉ huy 4 tàu đến Canlicút ở Ấn Độ. Chuyến đi này đã làm rung động cả châu Âu và đã lôi cu ốn các th ương nhân châu Âu kéo sang phương Đông. Con đường hàng hải Tây- Đông đã mở ra dẫn tới cuộc cách mạng thương nghiệp ở châu Âu. Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trên lĩnh vực này.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Malắcca (Malaixia). Năm 1512, họ xây d ựng cứ điểm trên đảo Ambon (Inđônêxia) và năm 1592, xây dựng pháo đài ở Técnát. Do lực lượng có hạn, Bồ đào nha chỉ xây dựng các cứ điểm dọc bờ biển mà không chiếm cứ đất đai. Từ các cứ điểm này sẽ tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục các vùng đất, bắt lãnh chúa ở đó c ống nạp, tiến hành buôn bán bằng lừa đảo và ăn cướp. Họ còn tiến hành buôn bán nô lệ ở Inđônêxia. Năm 1522, người Tây Ban Nha cũng có mặt ở Inđônêxia, họ chiếm đảo Tido và lập thương điếm ở đây. Sự có mặt của Tây Ban Nha đã gây nên mâu thuẫn giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Kết quả là hai bên dàn x ếp với nhau, Bồ Đào Nha trả cho Tây Ban Nha một số vàng, còn Tây Ban Nha rút khỏi Inđônêxia và chuyển sang hoạt động ở Philíppin. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Tây Ban Nha, từ nửa sau thế kỷ XVI, Hà Lan phát triển mạnh mẽ. Trước kia, thương nhân Hà Lan là ng ười môi gi ới v ận chuyển hàng hoá phương Đông từ Lixbon (thủ đô Bồ Đào Nha) sang các nước châu Âu nhưng từ sau khi Hà Lan độc lập, các tàu buôn Hà Lan b ị c ấm đ ến các cảng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, vì vậy các th ương nhân Hà Lan li ền l ập nhiều công ty để tìm đường buôn bán với phương Đông. Năm 1595, người Hà Lan mở cuộc viễn chinh đầu tiên sang phương Đông. Năm 1596, đoàn thương thuyền do Hốtman chỉ huy cập bến Giava. Từ đó đến năm 1602, số thuyền buôn của Hà Lan không ngừng tăng lên (1602 có 65 chiếc). Để cạnh tranh có hiệu quả với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, năm 1602 chính phủ Hà Lan cho thành lập công ty Đông Ấn (Vereenigde Oost Indische compagnie - V.O.C) với số vốn đầu tiên là 6,5 tri ệu gunđen. Sau đó, công ty này trở thành mẫu mực cho các công ty khác cùng loại và là hiện tượng độc đáo trong lịch sử cướp bóc thuộc địa. Công ty được quyền thay mặt nghị viện ký các thương ước, tiến hành chiến tranh, xây dựng pháo đài, tổ ch ức quân đ ội, xét x ử các quan chức của mình... nói chung quyền hạn của công ty nh ư quy ền h ạn c ủa một chính quyền nhà nước. Nghị viện còn qui định quyền hạn của công ty có hiệu lực trong 21 năm và có thể gia hạn. Thực tế, quy ền lực c ủa công ty t ồn t ại tới 200 năm. Trong quá trình xâm lược Inđônêxia, công ty Đông Ấn có kẻ cạnh tranh là Bồ Đào Nha, nhưng Bồ Đào Nha là đối thủ y ếu nên dần d ần bị g ạt b ỏ kh ỏi Inđônêxia. Vào năm 1609, Hà Lan chiếm Ambon và Técnát từ tay Bồ Đào Nha. Năm 1619, người Hà Lan xây dựng thành phố Batavia phía Bắc Giava, thành ph ố này về sau trở thành trung tâm của đất thực dân Hà Lan. Để chiếm Inđônêxia, thực dân Hà Lan đã không từ thủ đoạn nào. Chúng ủng hộ giai cấp phong kiến để đàn áp khởi nghĩa nông dân, lợi dụng mâu thuẫn trong các t ập đoàn phong kiến để ký các hiệp ước bất bình đẳng. Đến cuối thế kỷ XVI, Hà Lan đã thống trị toàn bộ đảo Giava.
- Mác nhận xét: “Lịch sử việc cai trị thuộc địa của người Hà Lan là một b ức tranh miêu tả những sự giết hại, phản trắc, sa đoạ và đê tiện, không thời nào sánh kịp”. Mục đích của công ty Đông Ấn Hà Lan trong thời kỳ đầu là vơ vét hàng hoá, chủ yếu là hương liệu để bán ở thị trường châu Âu. Chúng không chủ trương chiếm đất để cai trị trực tiếp vì công ty chưa có kh ả năng trực ti ếp th ống tr ị. Chúng không tước quyền cai trị của lãnh chúa phong kiến mà d ựa vào l ực l ượng này để vơ vét hàng hoá, chỉ có khi nào thật cần thiết chúng mới can thi ệp vào công việc nội bộ của các tiểu quốc phong kiến. Lừa lọc, bạo lực, sách nhi ễu luôn luôn đi liền với hoạt động buôn bán của công ty Đông Ấn. N ếu nh ư công ty phải mua một sản phẩm nào đó thì giá cả do công ty tự ý quy ết định. Th ường người Hà Lan mua gia vị bằng mọi thứ hàng hoá kể cả đồ cũ không cần thiết đối với người bản xứ. Trong lúc đó số hàng hoá của Inđônêxia đưa sang châu Âu mang lại món lời từ 7 - 10 lần so với giá mua. Từ giữa thế kỷ XVIII, vai trò của Hà Lan trong nền kinh tế th ế giới ngày càng suy giảm. Anh vươn lên trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất. ở ph ương Đông, công ty Đông Ấn Hà Lan phải cạnh tranh quyết liệt với công ty Đông Ấn của Anh và ngày càng thất thế. Việc Hà Lan chỉ chú trọng vào thương nghiệp, chỉ biết bóc lột mà không xây dựng công nghiệp đã không tạo ra ch ỗ đ ứng vững chắc cho công ty. Đến năm 1785, nợ của công ty lên tới 55 triệu gunđen, năm 1795, nợ 125 triệu gunđen. Bởi vậy, năm 1799, công ty phải tuyên bố giải tán. Công ty Đông Ấn Hà Lan đóng vai trò mở đường xâm chiếm thuộc địa đã vĩnh viễn bị loại bỏ sau 200 năm tồn tại. 3- Phong trào đấu tranh của nhân dân Inđônêxia. . Khởi nghĩa của Tơrunô Giôgô nổ ra vào năm1675. Những người khởi nghĩa nêu cao khẩu hiệu chống nước ngoài và khôi phục vương triều Magiapahít. Được sự giúp đỡ của các thế lực phong kiến phản bội, đến năm 1678, thực dân Hà Lan mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa. Cuộc nổi dậy do Surapatti lãnh đạo trong những năm 1683-1719. Vốn là người lính trong quân đội thực dân, Surapatti bất bình với chính sách phân bi ệt chủng tộc của Hà Lan nên đã lãnh đạo nhân dân đứng lên phản kháng. Ông dã xây dựng được một vương quốc độc lập và đã kiên trì lãnh đạo cu ộc kháng chiến kéo dài gần 16 năm (1703-1719). Sau khi ông chết, cuộc kháng chi ến do con trai Surapatti lãnh đạo còn kéo dài đến năm 1767 mới chấm dứt. Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trong thời kỳ đầu ở Inđônêxia đ ều do một bộ phận tiến bộ trong giai cấp phong kiến lãnh đạo. Nông dân là l ực l ượng tham gia đông đảo nhất. II- Sự thống trị của Hà Lan và Anh ở Inđônêxia. 1- Sự thống trị của Hà Lan thời kỳ Đan Đên.
- Đầu thế kỷ XIX, Hà Lan bị Pháp chiếm và buộc phải tham gia vào chính sách “bao vây kinh tế” đối với Anh. Đan Đên là tổng đốc của Hà Lan ở Inđônêxia thời kỳ này. Ông ta thực hiện một loạt chính sách : - Đan Đên cho chấn chỉnh lại quân đội, tăng cường tuyển mộ binh lính người bản xứ, xây dựng hệ thống giao thông và pháo đài khắp trong quần đảo. - Để giải quyết vấn đề tài chính, Đan Đên tăng cường chính sách bóc l ột bằng cách tăng thuế. Đồng thời, y củng cố hình thức bóc lột phong kiến bằng cách bán từng vùng đất đai rộng lớn cho người châu Âu và Trung Quốc. Người mua đất có quyền sở hữu đất và cai quản cư dân ở đó. - Giữ độc quyền mua bán gạo, muối. Chính sách của Đan Đên vẫn không giữ được cái ghế của y. Tháng 8/1811, Đan Đên bị gọi về nước, Giansên lên thay làm tổng đốc ở Inđônêxia. 2- Nền thống trị của Anh ở Inđônêxia (1811-1815). Tháng 8/1811, quân Anh đổ bộ vào Inđônêxia và hầu như không gặp sự kháng cự nào đáng kể của Hà Lan. Giansên phải đầu hàng, Inđônêxia rơi vào tay người Anh. Lúc đầu, Anh thực hiện chính sách mua chuộc các lãnh chúa phong kiến nhưng khi chiếm xong Inđônêxia, chúng liền thay đổi. Râyphơrít, t ổng đ ốc Anh cho chia Giava thành 16 quận và cho các lãnh chúa phong ki ến gi ữ ch ức quận trưởng nhưng quyền hành ở quận chủ yếu nằm trong tay viên quan ng ười Anh. Các lãnh chúa trở thành bù nhìn lĩnh lương c ủa th ực dân Anh. N ếu lãnh chúa nào không phục tùng lập tức bị cách chức. Chính quyền Anh tuyên bố quốc hữu hoá ruộng đất, bi ến nông dân thành tá điền cho Anh. Ruộng đất được chia ra các loại tốt xấu khác nhau và ph ải n ộp tô thuế chiếm từ 1/5 - 1/2 thu hoạch.Họ tiếp tục thực hi ện chính sách bán đ ất cho người Ấn Độ và Trung Quốc để xây dựng đồn điền trồng cây hương li ệu và gia vị. Đồng thời, người Anh ra lệnh cấm buôn bán và sử dụng nô lệ. Trong thời kỳ thống trị của Anh, nền thương nghiệp, kinh tế hàng hoá cũng phát triển mạnh hơn trước. Nhưng tình trạng cuộc sống của nông thôn không có gì thay đổi. Sau khi Napôlêông I thoái vị, Inđônêxia được Anh trả lại cho Hà Lan. 3- Chế độ cưỡng bức trồng trọt. Để độc quyền khai thác và bóc lột Inđônêxia, Hà Lan đã th ực hi ện các chính sách sau: Chính sách bảo hộ mậu dịch: ưu tiên cho hàng hoá Hà Lan và đánh thu ế nhập khẩu cao đối với hàng hoá các nước khác, nhờ vậy hàng nh ập kh ẩu của Hà Lan vào Inđônêxia tăng hơn trước. Chẳng hạn như hàng dệt của Hà Lan chiếm 2/3 hàng dệt nhập khẩu vào Inđônêxia. Trong nông nghiệp, thực hiện chính sách cưỡng bức trồng trọt (do Vanđen Bốt - tổng đốc Hà Lan đề ra). Theo đó thì nông dân ph ải đem 1/5 đất đai c ủa mình trồng cây công nghiệp do chính phủ Hà Lan qui định như mía, cà phê,
- thuốc lá, chàm... Nông dân bán số hoa lợi này l ấy ti ền n ộp chính ph ủ thay thu ế. Nơi nào đất đai do công xã quản lý thì toàn th ể nông dân công xã ch ịu trách nhiệm trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch nộp cho chính phủ. Trên thực tế, số đất giành trồng cây công nghiệp cho chính phủ chiếm 1/2, thậm chí 2/3 diện tích. Theo qui định, số ngày công làm việc trên ruộng đất đó là 66 ngày, nh ưng trên thực tế nông dân phải mất 200 ngày. Để thực hiện chính sách này, thực dân Hà Lan đã dựa vào địa chủ quan lại bản xứ. Nh ằm lôi kéo giai c ấp phong ki ến, chính quyền Hà Lan đã cho chúng được khôi phục lại tước hiệu cũ, đ ược quy ền thế tập và sử dụng đất đai vĩnh viễn, mặt khác chúng còn được hưởng t ỷ l ệ nhất định số thu nhập về trồng trọt của nông dân. Bởi vậy, giai c ấp phong ki ến Inđônêxia ra sức cấu kết với chính quyền thực dân để bóp nặn nhân dân. Chính sách cưỡng bức trồng trọt đã đem lại lợi nhuận kh ổng lồ cho Hà Lan. Chỉ trong 40 năm thi hành, số lợi nhuận thu được bằng cả 200 năm thu nhập của công ty Đông Ấn. Số tiền này được đầu tư vào sản xuất công nghi ệp ở Hà Lan và Inđônêxia. 4- Khởi nghĩa của Đipônêgôrô (1825-1830). , quân đội Hà Lan tấn công lâu đài của Đipônêgôrô vì ông đã ph ản đ ối chính sách phế lập các xuntan và can thiệp vào quy ền th ừa kế c ủa các lãnh chúa. L ập tức, Đipônêgôrô kêu gọi các lãnh chúa và nông dân đứng d ậy ch ống quân Hà Lan. Đã có 70 lãnh chúa và hàng vạn quần chúng nhân dân t ừ kh ắp n ơi tham gia nghĩa quân. Quân khởi nghĩa đã dùng chiến thuật du kích gây cho kẻ thù nhiều tổn thất nặng nề. III- Chế độ thống trị của Hà Lan và phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1- Chế độ thống trị của Hà Lan cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vào những năm 70, nền công nghiệp Hà Lan phát triển khá mạnh, t ư b ản Hà Lan đòi chính phủ phải mở cửa để được tự do kinh doanh. Bên c ạnh đó, các nước Anh, Mỹ cũng ép chính phủ Hà Lan phải mở cửa Inđônêxia đ ể tự do buôn bán. Bởi lý do đó nên năm 1850, thực dân Hà Lan bỏ độc quyền thương mại trên biển Inđônêxia và năm 1860, phải mở 16 cảng cho tàu nước ngoài vào buôn bán. Năm 1870, chính quyền thuộc địa bỏ chế độ cưỡng bức trồng trọt. Chính phủ Hà Lan đề ra chính sách ruộng đất, khẳng định quyền chiếm hữu ruộng đất của nông dân và phạm vi ruộng đất do chính ph ủ sở h ữu. Số ruộng đất do chính phủ sở hữu bán cho tư bản Hà Lan và tư bản nước ngoài hoặc có thể cho thuê. Đến năm 1914, tư bản nước ngoài chiếm 1/4 diện tích trồng trọt và chúng đã lập 2100 đồn điền trồng cây công nghiệp (ký ninh, mía, thuốc lá, ô liu, cao su). Mặt khác, Hà Lan đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt ở Inđônêxia. Từ năm 1905, chính phủ Hà Lan thực hiện chính sách mở cửa để đi ều hoà mâu
- thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau đồng thời tránh tình trạng bị một nước đế quốc nào đó xâm chiếm Inđônêxia. Các công ty của Anh, Mỹ đã tăng cường đầu tư vào Inđônêxia. Trước chi ến tranh thế giới I, ở Inđônêxia có 2 công ty dầu lửa nổi ti ếng là công ty BPM do t ư bản Hà Lan chiếm 60% số vốn, còn Anh 40% và công ty N.K.P.M do tư bản Mỹ lũng đoạn. Chính quyền thực dân tìm cách ngăn cản sự phát triển của công nghi ệp dân tộc Inđônêxia. Các xí nghiệp của tư sản dân tộc ch ỉ được phép hoạt đ ộng trong phạm vi hạn chế như trong ngành làm mũ, dệt chiếu, đan rổ rá, dệt vải thô và thuốc lá. Thường các xí nghiệp chỉ có ít công nhân, nhiều nhất cũng không quá 200 công nhân. Hầu hết kỹ thuật của các xí nghiệp này có trình đ ộ k ỹ thu ật l ạc hậu nên rất khó khăn trong quá trình cạnh tranh. 2- Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. a) Đến năm 70 của thế kỷ XIX, trên đảo Xumatơra của Inđônêxia vẫn còn một vương quốc giữ được nền độc lập của mình đó là vương quốc Achê. Nhiều lần Hà Lan phái sứ thần đến vương quốc này để yêu cầu giao lưu buôn bán nhưng đều bị cự tuyệt. Sau khi kênh đào Xuyê hoàn thành (năm 1869), Hà Lan muốn khống chế eo biển Malắcca để từ đó khống chế đường hàng hải sang Viễn Đông nên đã tìm cách chiếm Achê. Tháng 4/1873, Hà Lan phái quân đội sang xâm lược Achê, đội quân này bị thiệt hại nặng nề buộc phải rút khỏi Achê. Tháng 10/1873, Hà Lan lại m ở cu ộc tấn công lần thứ 2. Nhân dân Achê đã tiến hành chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch. Mặc dù hao tổn nhiều tướng tá và quân lính nhưng Hà Lan vẫn không chiếm được Achê. Chúng buộc phải chuyển sang đóng đồn ở một s ố v ị trí quan trọng trong vương quốc này. b) Phong trào của nông dân: c) Phong trào của giai cấp tư sản: Năm 1908, tổ chức Buđi Utômô (Lương tri xã) thành lập ở Giava. Tổ chức này ra yêu sách đòi chính quyền thực dân cải thiện sinh ho ạt xã h ội, đòi phát triển văn hoá dân tộc. Năm 1909, tổ chức Hiệp hội sinh viên Ấn Độ và sinh viên Inđônêxia ở Hà Lan thành lập. Đến năm 1922, tổ chức này đổi tên thành Hiệp hội sinh viên Inđônêxia. Năm 1911, Hội thương nhân Hồi giáo thành lập, với mục đích đ ấu tranh bảo vệ quyền lợi thương nhân. Nhìn chung, phong trào của giai cấp tư sản ở Inđônêxia ch ủ y ếu nh ằm đ ấu tranh vì quyền lợi của chính họ và bằng con đường cải lương nên không có tác dộng đáng kể đến chính sách của chính quyền thực dân. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Inđônêxia, đội ngũ giai cấp công nhân ngày càng đông đảo. Đến cuối thời kỳ cận đại, Inđônêxia có 6 triệu công nhân, trong đó có 50 vạn là công nhân công nghi ệp. Giai c ấp công nhân
- Inđônêxia sớm thức tỉnh trước vận mệnh dân tộc. Họ đã có tổ chức của mình vào đầu thế kỷ XX. Năm 1905, Hiệp hội công nhân đường sắt thành lập. Năm 1908, Hiệp hội công nhân xe lửa thành lập. Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời, tháng 5/1920, t ổ chức này đổi tên thành Đảng Cộng sản Inđônêxia và tháng 12/1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự ra đời của Đảng C ộng s ản đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào công nhân Inđônêxia. Nhi ều cuộc đấu tranh của công nhân đã diễn ra dưới hình th ức bãi công, bi ểu tình, mít tinh, biểu tình thị uy đã liên tục diễn ra. Nhân dân Java đã trả lời ách thống trò bạo ngược và tham lam này bằng cuộc nổi dậy mang màu sắc tôn giáo, với khẩu hiệu chính là phục hồi và phát triển đạo Hồi. Từ đó về sau, đạo này trở thành ngọn cờ đoàn kết nông dân, một bộ phận phong kiến và tu sĩ Hồi giáo trong dự nghiệp đấu tranh chống thực dân. Lãnh tụ của cuộc khởi nghóa là hoàng tử xứ Jogjakarta – Diponegoro. Ngay từ buổi đầu, giới lãnh đạo đã sớm chòu sự chi phối của tư tưởng "chủ nghóa dân tộc phong kiến", tức tư tưởng muốn phục hồi một quốc gia phong kiến Indonesia hùng cường và độc lập. Họ đã tôn Diponegoro làm sultan và giáo chủ đạo Islam trên toàn đảo Java. Bùng nổ từ tháng 7.1825 và kéo dài đến tháng 3.1830, cuộc khởi nghóa nhiều phen làm thực dân lao đao. Nhưng con số ngày càng tăng các lãnh chúa quý tộc lúc đầu theo phong trào nay dần dần tách ra vì tin theo chính sách mua chuộc của thực dân và mối bất đồng ngày càng lớn giữa Diponegoro và giới tu só Hồi giáo do Kiyay Maja cầm đầu vốn nuôi tham vọng đòi lãnh đạo cuộc khởi nghóa đã buộc Diponegoro phải thương thuyết với người Hà Lan. Trong lúc thương thuyết, bọn thực dân đã trở mặt bắt giam và đày ông sang Sulawesi. Mất người cầm đầu, cuộc khởi nghóa mau chóng bò tàn lụi. Sau thất bại của cuộc khởi nghóa, giai cấp quý tộc phong kiến Java đã trở thành chỗ dựa chế độ của thực dân. Kéo dài trong suốt 40 năm (1873 – 1913), cuộc kháng chiến của nhân dân Acheh là cuộc kháng chiến dài nhất, đẫm máu nhất và tốn kém nhất trong lòch sử xâm chiếm thuộc đòa của Hà Lan ở Indonesia. Toàn bộ tình hình ở Indonesia cho đến đầu thế kỉ XX đã diễn ra dứơi tác động của biến cố này. Trong giai đoạn đầu (1873 – 1880), cuộc kháng chiến chủ yếu do sultan và các
- giới chức phong kiến riêng rẽ đứng ra tổ chức nhằm bảo vệ lãnh đòa riêng của họ, do đó cuộc kháng chiến không phát triển lên được. Sau khi vùng trung tâm của sultanat – Đại Acheh - bò chiếm, phần lớn phong kiến đã quay sang thoả hiệp với thực dân Hà Lan, vai trò của sultan mau chóng bò sụp đổ. Trong giai đoạn hai (1881 – 1896), nông dân tham gia rất đông đảo. Vai trò lãnh đạo lúc này rơi vào tay giới giáo só Hồi giáo và các bậc kì hào trong làng xã với người cầm đầu là Ulama Mohammed Sinan. Họ đã tuyên bố một cuộc chiến tranh thần thánh. Ở bờ biển phía Tây còn tồn tại thêm một phong trào kháng chiến khác do Tenku Umar, kì hào làng xã lãnh đạo, Ở vùng giải phóng bao gồm lãnh thổ Đại Acheh và nhiều vùng khác, Sinan đã dựng lên một chính quyền quân sự tôn giáo. Lúc đầu Sinan và những đồng sự của ông có quan tâm đến ước mơ của nông dân về một "chính phủ công bằng", một "tín ngưỡng trong sạch", nghóa là diệt trừ tệ chuyên quyền phong kiến và lập lại những truyền thống dân chủ của đạo Hồi cổ xưa, nhưng dần dần khi càng được củng cố, thì chính quyền Sinan càng tỏ ra xa lạ với nguyện vọng dân chủ của nhân dân. Sự thoái hoá này đã gây chia rẽ trầm trọng không hàng ngũ ban lãnh đạo phong trào, làm cho nhân dân bất mãn nhất là khi Hà Lan chú tâm khai thác nhược điểm này. Năm 1891, sau khi Sinan chết, giữa Mat Amin – con trai ông - và Tenku Umar đã diễn ra cuộc đấu tranh rất tai hại nhằm giành quyền hành. Bò thất bại, Tenku Umar đã bỏ chạy sang hàng ngũ kẻ thù. Tuy nhiên ba năm sau đó, Tenku Umar lại cầm vũ khí chống Hà Lan. Trong giai đoạn ba này, thực lực của nghóa quân không còn như trước. Thực dân Hà Lan đã mau chóng khống chế được phong trào kháng chiến. Năm 1899, Tenku Umar bò giết.Sau khi nhiều lãnh tụ khác bò bắt và bò giết trong những năm 1908 – 1910, cuộc khángchiến đã thực sự chấm dứt dù còn một số nơi riêng rẽ tiếp tục chiến đấu cho đến năm1913.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn