intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Jean Cabane tại Huế: Tranh giản dị, lời cầu kỳ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế là một căn nhà rất sáng sủa, vui mắt. Nhưng trước khai mạc một tiếng đồng hồ, không khí vẫn im ắng. .Poster triển lãm thấy ghi một cái tên rất dài. Lại có cả hội đàm. Bên trong phòng triển lãm, họa sĩ Jean Cabane đang nói chuyện với người đại diện của Trung tâm. Jean Cabane sinh ra tại Nime, Pháp, hiện sinh sống tại Hội An. Trong triển lãm này, ông dùng chất liệu là mực tàu và giấy dó. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Jean Cabane tại Huế: Tranh giản dị, lời cầu kỳ

  1. Jean Cabane tại Huế: Tranh giản dị, lời cầu kỳ
  2. Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế là một căn nhà rất sáng sủa, vui mắt. Nhưng trước khai mạc một tiếng đồng hồ, không khí vẫn im ắng.
  3. Poster triển lãm thấy ghi một cái tên rất dài. Lại có cả hội đàm. Bên trong phòng triển lãm, họa sĩ Jean Cabane đang nói chuyện với người đại diện của Trung tâm. Jean Cabane sinh ra tại Nime, Pháp, hiện sinh sống tại Hội An. Trong triển lãm này, ông dùng chất liệu là mực tàu và giấy dó.
  4. Tại một góc phòng, vợ họa sĩ đang bận rộn chuẩn bị bàn tiệc nhẹ. Khách bắt đầu đến lác đác. Vui nhất là có sự xuất hiện của các bạn trẻ.
  5. Nhưng có vẻ đa phần là khách nước ngoài. Không thấy những gương mặt họa sĩ đình đám của Huế.
  6. Anh Nguyễn Đăng Lướng, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Huế cũng đến sớm, tranh thủ xem tranh khi chưa đông người. Họa sĩ Võ Xuân Huy (đeo máy ảnh) cũng đến, đang nói chuyện với ông Hồ Tấn Phan - nhà nghiên cứu gốm sứ Huế.
  7. Có nhà văn, dịch giả Bửu Ý (áo trắng) đến dự. Ông được coi là một "bảo tàng sống" về Trịnh Công Sơn.
  8. 17h30 triển lãm khai mạc. Họa sĩ Jean Cabane có bài phát biểu ngắn gọn, giới thiệu chủ đề các bức tranh của ông và những gì ông đang theo đuổi trong hội họa. Tóm lại, tranh của Jean vẽ một thứ phong cảnh “thấp thoáng nhân hình” và thay đổi muôn hình vạn trạng. Phong cảnh, theo Jean, không phải là thứ nhìn vào thấy ngay, mà là cái hội tụ của: cảm nhận (mắt họa sĩ), cái (mà phong cảnh) biểu trưng, và điều (mà họa sĩ) có thể thể hiện. Tuy nhiên, trang statement này viết cầu kỳ, ở cuối bài xin được in nguyên văn.
  9. Khách tuy vắng nhưng rất chăm chú lắng nghe.
  10. Sau bài phát biểu, khách nhanh chóng tản ra đi vòng vòng quanh phòng tranh, sau đó chia nhóm nhỏ bàn tán rôm rả. Không thấy có hỏi đáp, hội đàm như poster nói. Họa sĩ Võ Xuân Huy (bên trái), Nguyễn Đăng Lướng, nhà thiết kế nội thất (áo sọc, đứng giữa), và nhà điêu khắc Vũ Hữu Chung là một nhóm “bàn tán”.
  11. Trong khi ông Hồ Tấn Phan chăm chú xem tranh. Tranh được treo trên những bức giá như thế này, phần nào làm ảnh hưởng tới độ tập trung khi xem.
  12. Một số bạn gái sau khi xem tranh xong thì tạo dáng chụp ảnh. Lại có cả một vị khách Tây dẫn theo một con chó cưng (nằm dưới chân) tới phòng tranh. Rõ ràng là ở ta chưa thể quen với việc này… Một số tác phẩm của Jean Cabane: Vì ảnh chụp lên rất oan cho các tác phẩm, do treo trong khung kính, phòng để đèn vàng…, nên xin phép được tải một số hình trên trang web tranh Jean Cabane để các bạn có chút khái niệm về tranh của người họa sĩ yêu Hội An này.
  13. Không đề - Mực và màu trên giấy dó
  14. Không đề - Mực, màu trên giấy dó Không đề - Mực và màu trên giấy dó.
  15. Không đề - Mực và màu trên giấy dó.
  16. Không đề - Mực và màu trên giấy dó. Không đề - Mực và màu trên giấy dó.
  17. Cây – Mực, màu trên giấy dó Cây - Mực, màu trên giấy dó Cây - Mực, màu trên giấy dó
  18. Nhịp điệu - Mực, màu trên giấy dó
  19. “Rythmes-traces-empreintes” (bạn nào biết tiếng Pháp dịch giúp với!) – Mực, màu trên giấy dó. Và đây là đoạn statement của Jean Cabane, được phát ra cho mọi người đọc (mà khi đọc tôi thấy hơi bị cầu kỳ): Những họa phẩm của Jean Cabane thoát thai trên mặt giấy như mời gọi người xem thử dấn mình vào sự khai mở vạn vật muôn hình vạn trạng hay muôn cảnh vật thấp thoáng nhân hình. Sự tìm tòi hiện thực, tái hiện lại cái nhãn quan nắm bắt, là thuộc tính riêng tư của hội họa: thể hiện sống động những mối tương quan giữa màu sắc, hình khối những bề mặt chan chứa hay trống vắng. Điều chắc chắn là phong cảnh không là cái tự thân. Phong cảnh hình thành nên từ sự nắm bắt ở giao điểm của sự cảm nhận, cái biểu trưng và điều khả dĩ thể hiện. “Thẩm mỹ nhân sinh” do đó chính là dòng lịch sử không ngơi nghĩ hòa quyện nguồn cảm xúc với mạch thấu đạt. Cái gì làm nên cái đẹp của những bức phong cảnh theo dòng thời gian? Trong những thời khắc nhất định trong hai thế kỷ qua? Người xem có thể sẽ tự hỏi, trong những cách biểu trưng, những khuôn thứơc và những mẫu đề tài, đâu là những nét chấm phá lôi cuốn con mắt
  20. thưởng ngoạn. Qua biện pháp, những phương tiện nào để những nét cọ dung chứa nguồn lực khêu gợi nên sự chiêm ngưỡng trầm tư? Nếu hạnh phúc viên mãn chính là sự chiêm ngưỡng sâu lắng thì, theo như cách quan niệm của nhà thơ Mario Suarès, chức năng của nghệ thuật cũng chính là làm cho con người thưởng ngoạn dấn mình hơn trong nhãn quan về cõi nhân sinh. Từ đó có thể tác động vào cuộc sống để rồi tự làm chủ số phận, tự định đoạt vận mệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2