intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kể chuyện làm giàu cho nông dân: Phần 2

Chia sẻ: Mucnang555 Mucnang555 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Nông dân kể chuyện làm giàu bao gồm 62 bài viết về một số tấm gương nông dân điển hình, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, mạnh dạn tìm hướng đi mới trong sản xuất để vươn lên làm giàu cho gia đình, làm giàu cho quê hương, có tác động lan tỏa, khích lệ, động viên các hội viên nông dân khác học tập và làm theo, nhất là trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào quá trình canh tác, sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kể chuyện làm giàu cho nông dân: Phần 2

  1. III. MÔ HÌNH TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH TRANG TRẠI TỔNG HỢP Anh Dương Thái Xuân Tuấn Thôn Phường Thuốc, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam Mô hình trang trại tổng hợp tiêu biểu của địa phương Nhờ sự cần cù lao động, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học mới, công nghệ cao, cùng với sự quan tâm của tổ chức hội ở địa phương, anh Tuấn được đi tham quan nhiều mô hình ở nhiều nơi để học hỏi đúc kết kinh nghiệm, cách làm hay, anh đã xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà, phát triển vườn cây giống và cây ăn quả. Trang trại của anh gồm 1 dãy chuồng nuôi gà, 1 dãy chuồng nuôi lợn, 2 dãy chuồng 163
  2. cách nhau khá xa và cùng xây dựng trên khu đất có diện tích khá rộng gần 8 ha. Ban đầu, anh ươm cây giống để cung cấp giống cây trồng cho bà con trong huyện. Sau đó, anh tìm hiểu và nhận các gói thầu về cung ứng cây giống cho các dự án nông nghiệp trong và ngoài huyện. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, song song với việc sản xuất cây giống, anh chăn nuôi gà bản địa, lợn rừng. Để học tập kinh nghiệm và tìm kiếm thị trường, anh sản xuất ở quy mô vừa, sau đó mới tăng dần quy mô. Đến năm 2022, trang trại của anh có 1.500 con gà, 200 con lợn (trong đó có 20 con lợn nái và 2 con lợn đực giống). Các loại vật nuôi đều được nuôi theo hình thức bán chăn thả, thời gian nuôi kéo dài từ 5 tháng trở lên. Con giống được tiêm phòng vắc xin theo quy trình. Ngoài ra, để phòng trị bệnh cho vật nuôi, anh còn dùng rượu tỏi, các loại cây thảo dược như hoàng ngọc, rau tần, thuốc cứu, sả, quế... cho vào thức ăn, nước uống, có thể thay thế kháng sinh, giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng. Thức ăn cho vật nuôi được phối trộn từ các nguyên liệu như ngô, sắn, cám gạo, bánh dầu, bột đầu cá, hèm bia, bã đậu nành,... bổ sung thêm các loại rau xanh như rau lang, rau muống, cỏ voi, cây chè đại... Với cách nuôi như vậy, vật nuôi luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt, ít bị dịch bệnh và có chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng. 164
  3. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Với cách nuôi gối đầu, 1 năm anh nuôi được 4-5 lứa với số lượng 7.500 con gà và 800 - 1.000 con lợn. Với giá bán từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg gà, từ 110.000 đến 140.000 đồng/kg lợn, doanh thu của anh lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gà, ngoài việc tiêu thụ tại địa phương, anh còn liên kết tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh; đối với sản phẩm từ thịt lợn, anh chủ yếu tiêu thụ tại các nhà hàng ở thành phố Đà Nẵng. Trang trại của gia đình anh thường tạo công ăn việc làm cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định 5-6 triệu đồng/người/tháng. Mô hình chăn nuôi của anh Tuấn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, phù hợp với nhu cầu của xã hội về ăn uống lành mạnh, thức ăn sạch, an toàn, không kháng sinh... nên được mọi người quan tâm. Vì thế, thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng và cơ hội. Dự kiến trong thời gian tới anh tiếp tục đầu tư hạ tầng để mở rộng quy mô phát triển, đồng thời nuôi bò để có thêm thu nhập. Đồng thời, anh sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con nông dân đang nuôi heo mọi, gà thả vườn hoặc đang có nhu cầu liên kết để tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. 165
  4. L M GI U TRÊN ĐẤT DỐC Ông Lò Văn Quốc, dân tộc Kháng Bản Mấc Líu, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Tiên phong đi đầu trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi bò nhốt chuồng Mong muốn thoát khỏi đói nghèo trên chính đồi đất quê mình, ông Quốc cất công đi nhiều nơi trong tỉnh, tham khảo nhiều mô hình trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng nhãn ghép ở huyện Sông Mã, trồng mận hậu ở Mộc Châu... để về áp dụng vào sản xuất trên thửa đất của gia đình. Năm 2014, ông là người đầu tiên ở bản Mấc Líu mua 30 cây mận hậu về trồng trên đất dốc. Tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều năm, bây giờ ông tự tách chiết, ghép cành nhân giống được 500 gốc mận hậu, 200 gốc nhãn cho thu hoạch. Để tạo bóng mát, tăng độ ẩm cho đất, ông Quốc trồng xen kẽ bưởi da xanh 166
  5. trên 5.000 m2 đất trồng mận, nhãn. Ngoài ra, ông còn trồng xen kẽ cam, quýt, xoài... với diện tích lên đến 2,5 ha, cùng 2,5 ha lê, 1 ha cây sa nhân tím. Thấy nhiều nơi khác bà con chuyển đổi chăn nuôi gia súc từ chăn thả sang nuôi nhốt có hiệu quả, ông Quốc mạnh dạn áp dụng phương pháp này với đàn gia súc nhà mình. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhốt chuồng, ông trồng 5.000 m2 cỏ voi, trồng chuối, dự trữ rơm rạ để làm thức ăn cho bò. Áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc gia súc, trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có trên dưới chục con bò đực, mỗi năm xuất bán bò thịt, rồi lại tiếp tục mua bò nhỡ về nuôi. Phân bò thu gom được tận dụng để bón cho cây trồng, giúp giảm chi phí cho gia đình, trái cây trồng thơm ngon, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình ông từ trồng trọt, chăn nuôi, sau khi trừ các chi phí, lãi trên dưới 200 triệu đồng là niềm mơ ước của nhiều hộ gia đình nông dân xã Mường Giôn. Không giấu nghề, ông Quốc sẵn sàng chia sẻ cách trồng trọt, chăn nuôi; tạo điều kiện cho bà con trong bản có hoàn cảnh khó khăn ứng trước phân bón, cây con giống để sản xuất kịp thời vụ, đến mùa thu hoạch mới thanh toán. Với sự góp sức 167
  6. của ông Quốc, cùng nỗ lực của bà con dân bản, cả bản Mấc Líu giờ chỉ còn 10 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo trong tổng số 125 hộ toàn bản. Từ mô hình của gia đình ông Quốc, nhiều gia đình trong xã, bản đã đến học tập và làm theo. Đến nay, hầu hết nhà nào cũng trồng cây ăn quả và hơn 10 hộ đã phát triển mô hình nuôi bò nhốt chuồng thành công. Theo đánh giá, có khoảng 50% số hộ trong toàn xã Mường Giôn có cuộc sống khá trở lên. Vươn lên làm giàu cho gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ông Lò Văn Quốc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen Nông dân có nhiều thành tích trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. 168
  7. TRỞ TH NH TỶ PHÚ TỪ MÔ HÌNH TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI DÊ Anh Nguyễn Văn Phong Ấp 3, xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Tiên phong trong chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi Năm 2012, được sự giúp đỡ của các cấp hội, anh Nguyễn Văn Phong tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật làm trang trại, sau khi học hỏi và nắm bắt được kỹ thuật và tự trau dồi kinh nghiệm anh đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ trồng tiêu sang trồng mít, bưởi da xanh và nuôi dê. Anh chia sẻ, đối với những hộ nuôi dê nhỏ lẻ, vốn đầu tư không cần nhiều vì việc làm chuồng trại nuôi dê khá đơn giản, chỉ cần một khu đất trống với diện tích vài chục mét vuông làm chuồng trại, tận dụng các loại cây như cây tre, cây keo, cây cà phê đóng chuồng cao từ mặt đất lên khoảng hơn một mét, lợp mái bằng tôn hoặc tấm fibro xi măng là có thể chăn nuôi được. 169
  8. Mỗi chuồng rộng khoảng 4 m2 cùng với một cái máng đặt bên dưới để cỏ cho dê ăn. Tuy nhiên, bí quyết để nuôi dê thành công là biết cách chọn lọc con giống và phải học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người đi trước, có như vậy mới tránh được những bệnh thông thường ở dê. Theo anh, dê dễ nuôi, ít công chăm sóc, thức ăn chủ yếu của chúng là các loại lá như lá xoan, lá mít, lá keo, rau muống hay cơm trộn nước cám và một số cỏ trồng quanh vườn. Trại nuôi dê phải thoáng mát, sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 3 lần/năm. Người nuôi dê không phải bỏ công chăm sóc vất vả như những loài khác. Dê nuôi khoảng 3 đến 4 tháng là đã trưởng thành, trong đó dê cái mỗi năm đẻ từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 con với tỷ lệ sống là gần 100%. Dê là loài ít bệnh, cứ 5-6 tháng dê mẹ đẻ 1 lứa từ 2 đến 3 con, nuôi trong vòng 5-6 tháng, có trọng lượng bình quân 25 kg, với giá như hiện nay khoảng 3 triệu đồng/con. Hiện nay, giá dê thịt trên thị trường có xu hướng tăng nên nông dân nuôi dê rất phấn khởi và có động lực trong sản xuất chăn nuôi dê thịt. Dê thịt được các thương lái thu mua với giá trên 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, còn dê giống có giá từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng/kg. Trước lợi nhuận thu được cũng như việc chăn nuôi thuận lợi, anh đang mở rộng quy mô chuồng 170
  9. trại ở xã Phú Điền và xã Trà Cổ để tiếp tục phát triển hơn nữa. Không những thế, anh còn tạo điều kiện cho trên 20 hộ nuôi gia công, nhằm giúp cho những hộ nghèo, khó khăn tận dụng sức lao động của gia đình chăn nuôi dê để tăng thêm thu nhập. Nhiều hộ khó khăn không có vốn để mua dê về nuôi, anh đã cho mượn dê giống để nuôi sinh sản, sau khi dê đẻ anh nhận mua lại, không những vậy, anh còn hướng dẫn cách chăm sóc dê đúng kỹ thuật nên nhiều gia đình đã ổn định, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Từ những thành công trong mô hình trang trại, anh đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã mua bán chăn nuôi dê Văn Phong. Hợp tác xã được thành lập từ năm 2019 với 11 thành viên và anh làm Giám đốc, tổng số vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, Hợp tác xã đã đem lại hiệu quả cho từng xã viên, từ đó hội viên nông dân thấy được hiệu quả kinh tế, đã làm đơn tự nguyện xin tham gia Hợp tác xã, nâng tổng số hội viên lên 27 với vốn điều lệ 1,9 tỷ đồng Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Đến nay mô hình của anh đã mở rộng diện tích với hơn 2 ha cây ăn quả; 3 cơ sở trang trại nuôi dê với 1.200 con dê cho thu nhập ổn định. Lợi nhuận thu được hằng năm gần 4 tỷ đồng. 171
  10. Hợp tác xã mua bán chăn nuôi dê Văn Phong đã xây dựng được 3 trại nuôi dê, tổng đàn gồm 1.700 con dê, lợi nhuận mỗi tháng 300 triệu đồng, đi vào hoạt động ổn định đem lại hiệu quả cho các thành viên, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 37 lao động. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn hợp tác với nông dân các xã trên địa bàn huyện để hợp đồng chăn nuôi theo phương thức hỗ trợ dê giống không tính lãi và thu mua dê thành phẩm. Không những làm kinh tế giỏi anh còn làm công tác hội, với vai trò là chi hội trưởng của ấp, anh đã vận động hộ khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo được 69.000.000 đồng, 2.200 cây bưởi da xanh giống, 284 con dê giống, sửa chữa 01 căn nhà cho hộ nghèo với số tiền 10.000.000 đồng; ủng hộ xây dựng nông thôn mới hàng chục triệu đồng. Từ những việc làm thiết thực đó, anh đã được Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen; năm 2021, anh được nhận Giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện. Năm 2022, anh vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Thủ đô Hà Nội. 172
  11. ANH NÔNG DÂN MƯỜNG CANG L M KINH TẾ GIỎI Anh Lìm Văn Nguyễn Bản Lả Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Hội viên nông dân điển hình “dám nghĩ, dám làm”, vượt qua khó khăn xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt với quy mô lớn Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, anh Lìm Văn Nguyễn ở bản Lả Mường là một trong những điển hình nông dân biết khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đem lại lợi nhuận cao. Lúc vừa lập gia đình, được bố mẹ cho ở riêng, hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, chủ yếu sống dựa vào nghề nông, chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhận thấy tiềm năng từ vùng đất đồi, rừng của địa phương, thích hợp cho chăn nuôi và trồng trọt, đồng thời, bên cạnh đó, điều kiện thời tiết, khí hậu tại địa phương 173
  12. cũng rất phù hợp với phát triển chăn nuôi. Anh đã tìm hiểu qua sách báo, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người, học các lớp dạy nghề ngắn hạn để từ đó chuyển hướng sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi kết hợp với trồng rừng. Anh chọn nuôi trâu, bò, dê vì đây là nguồn thực phẩm có giá thành cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, huyện lại có những cánh đồng lớn nên lượng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch nhiều. Gia đình anh có diện tích đất đồi cỏ, vì vậy anh mạnh dạn đầu tư nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa tập trung. Nhờ sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Than Uyên, anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng mua 03 con trâu và trồng 4 ha đất rừng. Nhờ xác định được hướng sản xuất phù hợp, với sự đồng tâm, hiệp lực của hai vợ chồng, gia đình anh đã từng bước gây dựng được cơ sở kinh tế. Năm 2005, đàn trâu sinh sản được 6 con. Tận dụng đồi cỏ hoang, vợ chồng anh đã mua thêm 5 cặp bò và 12 con dê sinh sản về nuôi thêm, ngoài ra gia đình anh còn trồng 0,7 ha lúa, trồng cỏ, xây chuồng nuôi lợn, gà, trồng rau... để cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập cho gia đình. Để gia súc phát triển, anh Nguyễn đã chú trọng khâu phòng dịch, tiêm phòng vắc xin định kỳ theo quy định, xây chuồng trại kiên cố, trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh chăn nuôi, anh Nguyễn còn thu mua gia súc của các hộ dân trong và ngoài huyện; nuôi gia cầm, trồng rừng. 174
  13. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Việc sản xuất kinh doanh của gia đình anh Nguyễn hết sức thuận lợi. Anh dùng số vốn tích cóp được để mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây hàng năm như: lúa, ngô, rau. Đến năm 2022, đàn trâu lên đến 90 con, đàn bò có 50 con và đàn dê là 54 con. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, các cây lâu năm và ngắn hạn đều phát triển tốt. Bình quân mỗi năm thu nhập của gia đình anh đạt khoảng 1 tỷ đồng. Do tăng quy mô sản xuất, chăn nuôi, anh đã thuê thêm 06 lao động thường xuyên để chăn dắt và chăm sóc đàn trâu, bò, trả lương cho 06 lao động mỗi năm từ 50 đến 60 triệu đồng/người và thuê thêm khoảng 19 lao động thời vụ. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Nguyễn còn tận tình giúp đỡ cho mọi người trong thôn xóm, những hộ khó khăn về kinh nghiệm trong sản xuất và chăn nuôi. Hằng năm, gia đình anh thường xuyên giúp đỡ từ 06 đến 09 hộ nghèo ở địa phương về con giống, sức cày kéo để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Với những nỗ lực trong bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo việc làm cho người dân địa phương, anh Lìm Văn Nguyễn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2019”. 175
  14. NGƯỜI NÔNG DÂN L M KINH TẾ GIỎI Ở “CỔNG TRỜI” MƯỜNG LỐNG Anh Vừ Tồng Pó, dân tộc Mông Xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Dám nghĩ, dám làm, dám đi đầu trong đổi mới tư duy, nuôi giống gà đen theo mô hình an toàn sinh học Chàng trai Vừ Tồng Pó với quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình đã suy nghĩ về việc tận dụng những lợi thế, tiềm năng của địa phương, phát triển những đặc sản của quê hương để xóa cái đói giảm cái nghèo. Nghĩ là làm, anh bắt đầu với việc chăn nuôi giống gà đen - một giống gà quý của đồng bào người Mông. Anh đã vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi gà đen. Anh dành 20 triệu để tìm mua 50 con gà đẻ, giống gà đen bản địa trong các bản làng, số tiền còn lại anh mua 01 máy ấp trứng công suất 600 quả/lượt, cùng với tu sửa chuồng, vườn, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vườn dùng để nuôi gà. Để có thêm kiến thức, 176
  15. anh tích cực tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà quy mô trang trại và cách phòng trừ dịch bệnh. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng anh còn trồng thêm rẫy ngô làm thức ăn cho gà, thường xuyên thả gà trong khu vườn rộng dưới gốc mận, gốc đào. Năm 2018, anh Vừ Tồng Pó được tham gia dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi gà đen theo hướng an toàn sinh học” do Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức. Nhờ áp dụng quy định nghiêm ngặt trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giống gà bản địa vốn thích nghi với điều kiện khí hậu và tập quán chăn nuôi của bà con vùng cao, nên đàn gà nhà anh phát triển rất tốt, tăng trọng đều, nuôi đến đâu bán hết đến đó. Anh đã nhân rộng mô hình từ 350 con lên 1.200 con trên diện tích 500 m2. Anh lựa chọn để lại những con gà đẹp, khỏe nhất để tiếp tục tạo giống, đồng thời sưu tầm thêm gà trống, mái thuộc dòng thuần chủng gà đen bản địa. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Mô hình nuôi gà đen bản địa của anh Pó đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng. Anh Pó còn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn để bà con cùng làm theo mình, giúp đỡ có hiệu quả 5 hộ gia đình nghèo về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất. Năm 2019, được sự quan tâm của Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, gia đình anh được lựa chọn tham gia mô hình chi - tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen. Anh là chi hội trưởng 177
  16. chi hội nghề nghiệp đầu tiên của huyện Kỳ Sơn, góp phần phát triển, tập hợp các hộ chăn nuôi gà đen thành Chi hội chăn nuôi gà đen Mường Lống với 15 hộ và 32 thành viên tham gia, quy mô đàn phát triển 7.000 - 10.000 con. Phát huy điều kiện lợi thế của địa phương, gia đình anh Vừ Tồng Pó còn phát triển kinh tế trang trại, trồng hơn 2 ha cỏ voi, chăn nuôi đàn trâu, bò vỗ béo, mỗi năm thu lãi từ 60 đến 80 triệu đồng. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn của dự án “Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý rừng và phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19” năm 2021, gia đình anh đã tiên phong xây dựng mô hình homestay. Du khách ngoài việc được thưởng thức ẩm thực từ gà đen còn được trải nghiệm ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm với những vườn đào, vườn mận. Nhờ đó, mỗi tháng gia đình anh lại có thêm thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng từ các dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, anh Pó luôn tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng. Anh được dân làng bầu chọn là người uy tín của đồng bào Mông nhiều năm liền. Mô hình kinh tế của gia đình anh được đánh giá là mô hình đi đầu trong dòng họ nói riêng và dân tộc Mông nói chung. Năm 2021, anh được tôn vinh là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Năm 2022, anh được công nhận đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017-2022. 178
  17. TỶ PHÚ NÔNG DÂN TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN MẶN Ông Ngô Thọ Hòa Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang Tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng Khi Nông trường Vĩnh Điều A (Kiên Giang) giải thể, cấp cho vợ chồng ông Hòa một căn nhà nhỏ của nông trường và 4 ha trồng cây điều. Thời gian này đất còn nhiễm phèn nặng, gia đình có diện tích trồng lúa nhưng chỉ trồng được 1 vụ/năm, khó khăn bủa vây trăm bề. Song, khó khăn càng khiến vợ chồng ông quyết tâm hơn. Vợ chồng ông vừa cần mẫn lao động, vừa cần cù tiết kiệm dành dụm mua được 1 chiếc máy cày MTZ, khai phá thêm 15 ha đất trồng lúa nhưng chỉ canh tác được 1 vụ/năm. Có đất trong tay, ông Hòa đã dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm ở nhiều mô hình kinh tế; nghiên cứu quy luật thời tiết 179
  18. rồi quyết định thay đổi mùa vụ cây trồng theo thời gian khác nhau để tránh gặp nắng hạn và nhiễm mặn, nhiễm phèn; không ngừng tìm hiểu cách làm mới, tích cực đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất, lựa chọn giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao được thị trường ưa dùng, thay cho giống lúa truyền thống của địa phương. Đến năm 1994, Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi, gia đình ông chuyển sang trồng lúa 2 vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng lúa hằng năm đều tăng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2010, nhờ sự hỗ trợ của các ngành chức năng ở địa phương, gia đình ông Hòa được vay vốn của ngân hàng để mở rộng kinh doanh, vợ chồng ông quyết định mua máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp để phục vụ bà con trong xã. Để giúp người dân trong xã có việc làm, ông Hòa thành lập tổ sản xuất, thu hoạch lúa thuê, rồi vận động bà con tham gia để có việc làm. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Ngoài cho thu nhập bình quân hằng năm khoảng 1,6 tỷ đồng, trang trại của gia đình ông Hòa còn tạo việc làm cho 30 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân 7,5 triệu/người/tháng. Từ khi kinh tế gia đình khá giả hơn, ông tiếp tục mua thêm đất và đến nay đã có hơn 50 ha. 180
  19. Gia đình ông cho thuê 35 ha thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm. Diện tích còn lại, gia đình làm lúa 10 ha, trồng chanh 5 ha, nuôi cá các loại... Việc kinh doanh máy tuốt lúa và máy gặt đập đã đem lại hiệu quả cao, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư thêm. Hiện nay, gia đình ông có 2 chiếc máy cày, 5 máy gặp đập liên hợp và 4 máy kéo. Đặc biệt, khi kinh tế gia đình đã ổn định, ông thường xuyên đóng góp kinh phí để làm cầu, đường và các phong trào do địa phương phát động, ngoài ra ông còn chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ sản xuất cho bà con trong vùng... Với tinh thần tương thân, tương ái, bản thân ông và gia đình đã giúp cho 20 hộ nghèo về vốn, vật tư, cây con để vượt khó vươn lên. Ông cùng gia đình luôn gương mẫu đi đầu, tiên phong thực hiện các mô hình sản xuất do Hội Nông dân và chính quyền địa phương khuyến khích như: Sản xuất lúa hữu cơ, nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe con người. Năm 2019, ông Hòa được tôn vinh là “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Năm 2022, ông được vinh dự là đại diện tiêu biểu cho nông dân Kiên Giang tham dự Lễ biểu dương Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI tại Hà Nội. 181
  20. NÔNG DÂN XUẤT SẮC VỚI MÔ HÌNH TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ông Lê Văn Cần Xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Nỗ lực vượt qua khó khăn xây dựng trang trại nông nghiệp Quyết định khởi nghiệp tại quê hương, ông Cần nhận thấy phải gắn bó với đồng ruộng và công việc chăn nuôi. Năm 1990, ông bắt đầu nuôi lợn và làm vườn. Lứa lợn đầu tiên của ông chỉ là đàn lợn 10 con. Vốn có sẵn kiến thức về chăn nuôi được học ở Trường Nông Lâm Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) và tích lũy trong thời gian đi làm thuê, ông phát triển dần đàn lợn của mình lên đến hơn 100 con/lứa. Đến năm 2001, ông Cần chuyển sang mô hình nuôi lợn nái ngoại, với tổng đàn 10 con. Đây là mô hình nuôi lợn nái ngoại đầu tiên của huyện. Năm 2007, dịch lợn tai xanh bùng phát, đàn lợn hơn 100 con gồm cả lợn nái và lợn con bị bệnh 182
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2