intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 7: Mạch điện đơn giản (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 7: Mạch điện đơn giản (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn; thực hành lắp được một mạch điện thắp sáng đơn giản;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 7: Mạch điện đơn giản (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. BÀI MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN 7 (2 tiết) 1. Yêu cầu cần đạt 1.1. Năng lực khoa học tự nhiên – Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn. – Thực hành lắp được một mạch điện thắp sáng đơn giản. 1.2. Năng lực chung – Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm và bày tỏ ý kiến. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đưa ra dự đoán và lắp được mạch điện thắp sáng trong cuộc sống. 1.3. Phẩm chất chủ yếu – Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận. – Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng. 2. Đồ dùng dạy học – Tiết 1 Hoạt động GV HS Khởi động Hình 1 (SGK trang 29). SGK trang 29. Tìm hiểu các bộ phận của một Hình 2a, 2b, 2c, 2d (SGK SGK trang 29. mạch điện thắp sáng trang 29). Thí nghiệm “Lắp một mạch – Hình 3a, 3b (SGK SGK trang 30. điện thắp sáng đơn giản” trang 30). – Một pin, một bóng đèn, một công tắc, ba đoạn dây dẫn (8 bộ). Đố em – Hình 4a, 4b, 4c, 4d SGK trang 30. (SGK trang 30). – Một pin, một bóng đèn, một công tắc, ba đoạn dây dẫn (8 bộ).
  2. – Tiết 2 Hoạt động GV HS Khởi động Bộ câu hỏi khởi động. Khám phá mạch điện trong – Hình 5 (SGK trang 31). SGK trang 31. đèn pin – Một đèn pin. Tìm các mạch điện thắp sáng Hình 6, 7 (SGK trang 31). SGK trang 31. trong đời sống Tiết 1 3. Các hoạt động dạy học (tiết 1) 3.1. Hoạt động khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về mạch điện thắp sáng đơn giản. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV đặt tình huống: Nhà bạn An bỗng dưng – HS trả lời: Bạn An có thể bật đèn trên điện thoại, bị mất điện. Theo em, bạn An cần làm gì để bật công tắc đèn pin hoặc đốt nến để thắp sáng. chiếu sáng? – GV đặt câu hỏi: Vì sao khi bật công tắc đèn – HS trả lời: Khi bật công tắc đèn pin, sẽ có pin, đèn có thể sáng? một dòng điện từ pin đến bóng đèn làm đèn phát sáng. – GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. – HS trình bày câu trả lời. – GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: – HS lắng nghe. “Mạch điện đơn giản”. d) Dự kiến sản phẩm: – HS làm việc cá nhân. – Câu trả lời của HS: Khi bật công tắc đèn pin, sẽ có một dòng điện từ pin đến bóng đèn làm đèn phát sáng. 3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức 3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của một mạch điện thắp sáng (5 phút) a) Mục tiêu: HS kể được tên các bộ phận của một mạch điện thắp sáng. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp trực quan.
  3. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS, – HS chia nhóm, quan sát các hình và thực hiện tổ chức cho HS quan sát các hình 2a, 2b, 2c, 2d nhiệm vụ. (SGK trang 29) và yêu cầu các nhóm cho biết – HS trả lời: tên của từng bộ phận trong mỗi hình. + Hình 2a: Pin (nguồn điện). + Hình 2b: Bóng đèn. + Hình 2c: Khoá K (công tắc). + Hình 2d: Dây dẫn. – GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện hai nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Mạch điện thắp sáng đơn giản gồm các bộ phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn và dây dẫn. – GV có thể cung cấp thêm thông tin cho HS: – HS lắng nghe. + Pin luôn có 2 cực: cực dương (thường lồi lên) và cực âm (thường bằng phẳng). + Hiện nay, chúng ta thường sử dụng bóng đèn LED để thắp sáng. d) Dự kiến sản phẩm: – HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS. – HS rút ra được kết luận: Mạch điện thắp sáng đơn giản gồm các bộ phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn và dây dẫn. 3.2.2. Hoạt động 2: Thí nghiệm “Lắp một mạch điện thắp sáng đơn giản” (15 phút) a) Mục tiêu: – HS nhận biết được vai trò của mỗi bộ phận trong mạch điện thắp sáng; mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng. – HS thực hành lắp được một mạch điện thắp sáng đơn giản. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học hợp tác. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực – HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm hiện thí nghiệm (SGK trang 30) và nhận dụng và nhận dụng cụ thí nghiệm. cụ thí nghiệm.
  4. – GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm – Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thực hiện và thực hiện nhiệm vụ: nhiệm vụ. – HS trả lời: + Khi công tắc mở (mạch điện hở), có dòng điện + Khi công tắc mở (mạch điện hở), không có trong mạch điện không? Vì sao em biết? dòng điện chạy trong mạch điện vì bóng đèn không phát sáng. + Khi công tắc đóng (mạch điện kín), có dòng + Khi công tắc đóng (mạch điện kín), có dòng điện trong mạch điện không? Vì sao em biết? điện chạy trong mạch điện vì bóng đèn phát sáng. + Vai trò của mỗi bộ phận trong mạch điện thắp + Vai trò của các bộ phận trong mạch điện thắp sáng là gì? sáng là: dây dẫn nối các bộ phận của mạch điện + Mô tả cấu tạo và hoạt động của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua; pin (nguồn thắp sáng. điện) cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng; công tắc dùng để đóng, ngắt điện. – GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện hai nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Trong mạch điện, dây dẫn nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua, nguồn điện cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng, công tắc dùng để đóng, ngắt điện. d) Dự kiến sản phẩm: – HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS. – HS rút ra được kết luận: Trong mạch điện, dây dẫn nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua, nguồn điện cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng, công tắc dùng để đóng, ngắt điện. 3.3. Hoạt động luyện tập: Đố em (10 phút) a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về cấu tạo và và hoạt động của mạch điện thắp sáng. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV tổ chức cho HS quan sát các hình 4a, 4b, – HS quan sát các hình và thực hiện nhiệm vụ. 4c, 4d (SGK trang 30) và thảo luận nhóm để trả – HS trả lời: lời các câu hỏi: Bóng đèn trong hình nào có thể + Hình 4a: Bóng đèn không sáng vì các dây dẫn sáng khi đóng công tắc? Vì sao em biết? đều nối vào cực âm của pin. + Hình 4b: Bóng đèn có thể sáng vì có dòng điện chạy qua mạch khi đóng công tắc.
  5. + Hình 4c: Bóng đèn không sáng vì các dây dẫn không nối với hai cực của pin. + Hình 4d: Bóng đèn không sáng vì các dây dẫn đều nối vào cực dương của pin. – GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện hai nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV yêu cầu các nhóm tiến hành lắp mạch – Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. điện như các hình để kiểm chứng câu trả lời của nhóm mình, từ đó rút ra kết luận về cách mắc mạch điện đúng để đèn trong mạch sáng. * Lưu ý: GV nhắc nhở HS không được nối trực tiếp hai cực của pin với nhau. – GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện hai nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách mắc mạch điện đúng để đèn trong mạch có thể phát sáng khi đóng công tắc. – GV mở rộng: Trong thực tế, người ta có thể lắp – HS lắng nghe. nhiều hơn một bóng đèn trong mạch điện. d) Dự kiến sản phẩm: – HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS. – HS rút ra được kết luận về cách mắc mạch điện đúng để đèn trong mạch có thể phát sáng khi đóng công tắc. Tiết 2 4. Các hoạt động dạy học (tiết 2) 4.1. Hoạt động khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về mạch điện thắp sáng. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi, phương pháp vấn đáp. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS và tổ – Các nhóm tích cực tham gia cuộc thi. chức cho các nhóm thi trả lời nhanh các câu hỏi dưới đây vào bảng nhóm. Nhóm trả lời đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc. – HS trả lời: 1. Mạch điện thắp sáng đơn giản gồm các bộ 1. Mạch điện thắp sáng đơn giản gồm các bộ phận nào? phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn và dây dẫn.
  6. 2. Bộ phận nào dưới đây là nguồn điện? 2. D. A. Dây dẫn. B. Bóng đèn. C. Công tắc. D. Pin. 3. “Khi công tắc mở (mạch điện hở) thì vẫn có 3. Nhận định này sai. dòng điện trong mạch điện và giúp bóng đèn phát sáng.”. Nhận định này đúng hay sai? – GV nhận xét chung, khen ngợi nhóm thắng – HS lắng nghe. cuộc và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học. d) Dự kiến sản phẩm: – HS tích cực tham gia cuộc thi và trả lời được các câu hỏi. 4.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Khám phá mạch điện trong đèn pin (15 phút) a) Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận của một mạch điện thắp sáng được ứng dụng vào mạch điện trong đèn pin. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV tổ chức cho HS quan sát hình 5 (SGK – HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ. trang 31) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: – HS trả lời: + Kể tên các bộ phận chính của mạch điện trong + a: Bóng đèn; b: Khoá K (công tắc); c: Dây dẫn; đèn pin. d: Pin (nguồn điện). + Công dụng của mỗi bộ phận này là gì? + Bóng đèn: phát sáng; Khoá K (công tắc): dùng để đóng, ngắt điện; Dây dẫn: nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua; Pin (nguồn điện): cung cấp điện. – GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện hai nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV nhận xét chung và củng cố kiến thức cho HS về các bộ phận của một mạch điện thắp sáng. – GV nhắc nhở HS không chiếu ánh sáng từ đèn – HS lắng nghe. pin hoặc đèn laser vào mắt của mình hoặc của người khác vì có thể gây tổn thương mắt. d) Dự kiến sản phẩm – HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS. – HS rút ra được kết luận về các bộ phận chính của mạch điện trong đèn pin và công dụng của các bộ phận này.
  7. 4.3. Hoạt động luyện tập: Tìm các mạch điện thắp sáng trong đời sống (15 phút) a) Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về mạch điện thắp sáng trong đời sống. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp trực quan. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV yêu cầu HS đọc nội dung ở mục Hoạt động – HS đọc nội dung ở mục Hoạt động luyện tập, luyện tập, thực hành (SGK trang 31) và yêu cầu thực hành (SGK trang 31) và thực hiện nhiệm vụ. các nhóm tìm các ví dụ về mạch điện thắp sáng – HS trả lời theo hiểu biết của bản thân. trong đời sống mà em biết. – GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận – Đại diện các nhóm trình bày. trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – GV nhận xét chung. – HS lắng nghe. – GV khuyến khích HS đọc nội dung trong mục – HS đọc nội dung trong mục Em tìm hiểu thêm Em tìm hiểu thêm (SGK trang 31) để có thêm (SGK trang 31). kiến thức về một số nguồn điện thường dùng trong cuộc sống như ắc-quy, đi-na-mô và điện sử dụng trong sinh hoạt gia đình được cung cấp từ nhà máy điện, qua hệ thống truyền tải đến ổ điện trong nhà. – GV gợi ý và dẫn dắt để HS nêu được các từ – HS nêu được các từ khoá trong bài. khoá trong bài: Mạch điện; Bóng đèn; Công tắc; Nguồn điện; Pin. d) Dự kiến sản phẩm: – HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS. – HS rút ra được một số ví dụ về mạch điện thắp sáng trong đời sống như: mạch điện thắp sáng trong đèn bàn; mạch điện thắp sáng trong đèn xe máy, ô tô;… – HS nêu được các từ khoá trong bài: Mạch điện; Bóng đèn; Công tắc; Nguồn điện; Pin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2