intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kẽm và phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

690
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để phòng chống tình trạng thiếu hụt này. Nhận biết tình trạng thiếu kẽm ở trẻ Thiếu kẽm thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi học đường, trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng… Khi bị thiếu kẽm, trẻ sẽ ăn uống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kẽm và phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

  1. Kẽm và phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
  2. Thiếu kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để phòng chống tình trạng thiếu hụt này. Nhận biết tình trạng thiếu kẽm ở trẻ Thiếu kẽm thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi học đường, trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng… Khi bị thiếu kẽm, trẻ sẽ ăn uống kém thậm chí còn chán ăn thường xuyên, giảm bú, buồn nôn, nôn kéo dài, lưỡi bẩn, miệng hôi, đau bụng kéo dài, ăn thức ăn kỳ quái (ăn bùn đất, xỉ than, tường vôi, đầu thuốc lá, móng tay, móng chân… ). Trí lực, thị lực bị ảnh hưởng: Trẻ bị cận thị, sợ ánh sáng, viêm mí mắt học tập thiếu tập trung, hiếu động… Sức đề kháng giảm, hay bị cảm lạnh, có tổn thương da ở mặt ngoài hai chi dưới, có mụn bỏng, mụn mủ, vết thương chậm lành. Trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm, mộng du, nghiến răng, dễ co giật khi sốt cao…
  3. Khi thiếu kẽm, tế bào sẽ chậm phân chia, ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Tình trạng này cũng dẫn đến chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm lớn và chậm dậy thì. Phòng chống thiếu kẽm ở trẻ Việc phòng chống thiếu kẽm cho trẻ cần được quan tâm cùng với phòng chống thiếu kẽm cho các bà mẹ từ lúc mang thai. Bởi kẽm cũng hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ đến thời kỳ ấu thơ và thiếu niên. Do vậy, những người phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên ăn đầy đủ các bữa ăn và đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thức ăn có nguồn gốc động vật. Đồng thời nuôi con bằng sữa mẹ và không cai sữa sớm trước 12 tháng, bởi kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Vì thế, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
  4. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg phải bổ sung kẽm từ tháng thứ hai sau sinh. Trẻ sau 4-6 tháng phát triển nhanh và nhu cầu tăng, nếu thiếu sữa mẹ, phải cho trẻ bú sữa ngoài. Có thể phòng chống thiếu kẽm ở trẻ qua thức ăn. Tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm sẽ có lợi ích đáng kể đối với sức khỏe trẻ em Việt. Nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất có trong thịt nạc đỏ (heo, bò), hải sản, ngao, sò, thịt gà, thịt cóc, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc thô và các loại đậu (25- 50mg/kg)… Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm trên, riêng với thịt cóc phải làm thật kỹ, bỏ hết ruột, gan, trứng và da để tránh bị ngộ độc cho trẻ. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C. Việc sử dụng kẽm tùy thuộc vào thành phần của chế độ ăn. Khi phytate (có nhiều trong ngũ cốc thô, rau đậu và có một ít ở các rau khác) trong chế độ ăn gấp 6-10 lần kẽm thì sự hấp thu kẽm bắt đầu giảm. Ngược lại, đạm động vật làm tăng hấp thu kẽm từ chế độ ăn có nhiều phytate. Do đó, chế độ ăn thiếu đạm động vật sẽ dễ bị thiếu kẽm do tỷ lệ hấp thu vào cơ thể kém.
  5. Nếu trẻ còn nhỏ không thể ăn nhiều được các loại thực phẩm này, bạn có thể phòng chống thiếu kẽm cho trẻ bằng đường uống và nhất định phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi trẻ có các biểu hiện của sự thiếu kẽm, bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được chỉ định điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2