intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Ferguson

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật Ferguson áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng nghiên cứu là 190 bệnh nhân (BN) trĩ độ 3, độ 4, được phẫu thuật theo phương pháp Ferguson tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1 - 9 - 2012 đến 31 - 12 - 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Ferguson

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHẪU THUẬT FERGUSON<br /> Phan Sỹ Thanh Hà*; Nguyễn Xuân Hùng*; Trần Minh Đạo*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật Ferguson áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.<br /> Đối tượng và phương pháp: 190 bệnh nhân (BN) trĩ độ 3, độ 4, được phẫu thuật theo phương<br /> pháp Ferguson tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1 - 9 - 2012 đến 31 - 12 - 2013. Kết quả:<br /> tuổi trung bình 46,58 ± 14,72 (18 - 83 tuổi). Nam 57,4%, nữ 42,6%. Trĩ độ 3 chiếm 72,6%, trĩ độ<br /> 4 chiếm 27,4%. Chảy máu sau mổ 2,1%, bí tiểu 23,1%. Tại thời điểm kết thúc: 92,6% có chức<br /> năng đại tiện rất tốt, 7,4% đạt chức năng tốt. Hẹp hậu môn 0,5%. Tái phát trĩ 3,7%. Kết quả<br /> xa tốt 90%. Kết luận: phẫu thuật Ferguson điều trị bệnh trĩ là phẫu thuật an toàn, hiệu quả,<br /> chăm sóc sau mổ đơn giản, nhanh lành vết mổ. Không có tai biến và biến chứng cần phải can<br /> thiệp lại.<br /> * Từ khóa: Bệnh trĩ; Phẫu thuật Ferguson; Kết quả điều trị.<br /> <br /> Treatment Outcomes of Hemorrhoids by Ferguson Technique<br /> Summary<br /> Objectives: To determine the efficacy and safety of Ferguson technique. Subjects and<br /> methods: A prospective study on 190 patients with grade III, IV and thrombosed external<br /> hemorrhoids were treated by Ferguson technique from 01 September 2012 to 31 December<br /> 2013 at Vietduc Hospital. Results: Mean age 46.58 ± 14.72 years old (18 - 83 years old). Male<br /> accounted for 57.4%; female 42.6%. Hemorrhoids grade III accounted for 72.6%, hemorrhoids<br /> grade IV occupied 27.4%. Postoperative bleeding 2.1%, urinary retention 23.1%. At the end of<br /> the study, 92.6% achieved very good bowel function, 7.4% had good bowel function; anal<br /> stenosis 0.5%. Hemorrhoids recurrence was found in 3.7%. Long-term results were excellent<br /> with the rate of 90%.Conclusions: Removal of hemorrhoids by Ferguson technique is a safe and<br /> effective surgery with simple postoperative care. No accidents and complications need to be<br /> intervented again.<br /> * Key words: Hemorrhoids; Ferguson technique; Treatment outcome.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Năm 1959, Ferguson cắt trĩ cải tiến từ<br /> phương pháp Miligan - Morgan. Điểm<br /> khác biệt của kỹ thuật này là sau khi cắt<br /> bũi trĩ, sẽ khâu lại hai mép niêm mạc trực<br /> tràng - hậu môn - da. Do đó còn được gọi<br /> <br /> là cắt trĩ kín. Phẫu thuật Ferguson có ưu<br /> điểm chăm sóc sau mổ đơn giản hơn, BN<br /> ít đau, nhanh lành vết mổ. Tuy nhiên, việc<br /> khâu kín da, niêm mạc hậu môn trực<br /> tràng có thể gây áp xe, nhiễm khuẩn sau<br /> mổ, nên phẫu thuật viên còn e ngại khi sử<br /> dụng phương pháp này.<br /> <br /> * Bệnh viện 198<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phan Sỹ Thanh Hà (drha198@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 17/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017<br /> <br /> 159<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Năm 2010, báo cáo đầu tiên của<br /> Nguyễn Xuân Hùng cho thấy phẫu thuật<br /> Ferguson an toàn, hiệu quả, chăm sóc<br /> sau mổ dễ dàng hơn [2]. Tuy vậy, nghiên<br /> cứu điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật<br /> Ferguson ở các cơ sở còn lẻ tẻ [1, 3],<br /> chưa đánh giá được kết quả xa. Do đó,<br /> mục tiêu đề tài này nhằm: Đánh giá kết<br /> quả phẫu thuật Fergusson điều trị bệnh trĩ<br /> tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 190 BN trĩ độ 3, độ 4 phẫu thuật theo<br /> phương pháp Ferguson tại Bệnh viện<br /> Hữu nghị Việt Đức từ 1 - 9 - 2012 đến<br /> 31 - 12 - 2013.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Mô tả tiến cứu, can thiệp lâm sàng và<br /> theo dõi dọc.<br /> * Các chỉ tiêu nghiên cứu: một số đặc<br /> điểm lâm sàng BN nghiên cứu.<br /> * Theo dõi gần:<br /> - Đau sau mổ đánh giá theo thang<br /> điểm VAS (Visual Analog Scale).<br /> - Biến chứng hậu phẫu: chảy máu, bí tiểu.<br /> - Thời gian nằm viện, thời gian trở lại<br /> sinh hoạt bình thường.<br /> - Liền vết mổ: liền viết mổ thì đầu 7 10 ngày, thì 2 > 10 ngày.<br /> * Theo dõi xa: BN mời khám theo lịch<br /> sau mổ 2 tuần, 6 tháng, 12 tháng, 24<br /> tháng, 36 tháng và thời điểm kết thúc<br /> nghiên cứu để đánh giá:<br /> - Đại tiện chủ động (kiểm soát đại<br /> tiện): có cảm giác buồn đại tiện, có nhiều<br /> phân trong trực tràng, buồn đại tiện thốt<br /> ra thành lời nhưng nhịn được đại tiện.<br /> Phân độ kiểm soát đại tiện:<br /> 160<br /> <br /> + Kiểm soát đại tiện hoàn toàn (kiểm<br /> soát được cả phân đặc và phân lỏng,<br /> kiểm soát được trong mọi lúc mọi nơi,<br /> nhịn đại tiện hàng phút).<br /> + Kiểm soát đại tiện không hoàn thành<br /> (lúc kiểm soát được, lúc không; kiểm soát<br /> được phân đặc, không kiểm soát được<br /> phân lỏng, nhịn đại tiện hàng giây).<br /> + Không kiểm soát được đại tiện.<br /> * Đánh giá chức năng đại tiện: tại các<br /> thời điểm theo dõi, dựa vào ba tiêu chí là<br /> kiểm soát đại tiện, táo bón và tình trạng<br /> són phân. Cơ sở đánh giá chức năng đại<br /> tiện theo phân loại Krickenbeck [5] và cải<br /> tiến như sau:<br /> - Kiểm soát đại tiện:<br /> + Kiểm soát đại tiện hoàn toàn: nhịn<br /> đại tiện hàng phút: 3 điểm. Nhịn đại tiện<br /> hàng giây: 2 điểm.<br /> + Kiểm soát đại tiện không hoàn toàn:<br /> 1 điểm.<br /> + Không kiểm soát được đại tiện:<br /> 0 điểm.<br /> - Táo bón:<br /> + Không táo bón: đại tiện 1 lần/2 ngày:<br /> 2 điểm. Đại tiện 1 lần/ngày: 3 điểm.<br /> Đại tiện 2 lần/ngày: 2 điểm. Đại tiện 3 4 lần/ngày: 1 điểm.<br /> Đại tiện > 4 lần/ngày: 0 điểm.<br /> + Táo bón độ I (có thể điều trị bằng<br /> thay đổi chế độ ăn): 2 điểm.<br /> + Táo bón độ II (cần dùng thuốc nhuận<br /> tràng): 1 điểm.<br /> + Táo bón độ III (cần phối hợp cả hai hoặc<br /> thụt tháo và thay đổi chế độ ăn): 0 điểm.<br /> - Són phân:<br /> + Không són phân: 3 điểm.<br /> + Són phân độ I (hiếm khi són phân:<br /> són ≤ 2 lần/tuần): 2 điểm.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> + Són phân độ II (thỉnh thoảng són<br /> phân: són phân 3 - 4 lần/tuần, không có<br /> vấn đề về tâm lý xã hội): 1 điểm.<br /> <br /> chức năng đại tiện rất tốt và tốt, không<br /> hẹp hậu môn, không có da thừa hay các<br /> di chứng khác.<br /> <br /> + Són phân độ III (thường xuyên són<br /> phân: ngày nào cũng bị són phân, són<br /> nhiều lần/ngày. Có các vấn đề về tâm lý<br /> xã hội): 0 điểm.<br /> <br /> - Trung bình: còn các triệu chứng biểu<br /> hiện của bệnh trĩ, nhưng ở mức độ nhẹ,<br /> ra máu dính phân hoặc nhỏ giọt. Kiểm<br /> soát đại tiện không hoàn toàn, chức năng<br /> đại tiện trung bình, hẹp nhẹ hậu môn, có<br /> da thừa ít, có một số di chứng sau mổ<br /> nhưng không phải can thiệp bằng phẫu<br /> thuật.<br /> <br /> * Phân loại chức năng đại tiện: tổng tối<br /> đa 9 điểm. Chức năng đại tiện rất tốt 8 - 9<br /> điểm, tốt 6 - 7 điểm, trung bình 3 - 5 điểm,<br /> kém 0 - 2 điểm.<br /> - Hẹp hậu môn, trĩ tái phát...<br /> * Phân loại kết quả xa: theo Nguyễn<br /> Mạnh Nhâm [4] và cải tiến như sau:<br /> - Tốt: không còn đại tiện ra máu hoặc<br /> sa búi trĩ, kiểm soát đại tiện hoàn toàn,<br /> <br /> - Xấu: chảy máu nhiều, tái phát trĩ.<br /> Không kiểm soát đại tiện, chức năng đại<br /> tiện kém, hẹp hậu môn nặng, da thừa hậu<br /> môn nhiều phải can thiệp bằng phẫu<br /> thuật.<br /> Số liệu xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm lâm sàng.<br /> - Tuổi trung bình 46,58 ± 14,72; lớn nhất 83 tuổi, nhỏ nhất 18 tuổi. Tuổi mắc bệnh<br /> cao nhất từ 21 - 60 (82,1%). Nam: 57,4%, nữ: 42,6%. Tỷ lệ nam/nữ = 1,34.<br /> - Trĩ độ 3 chiếm 72,6%, trĩ độ 4 chiếm 27,4%.<br /> 2. Kết quả sớm.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Điểm đau trung bình 2 tuần sau mổ.<br /> 161<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> 112/190 BN được đánh giá đau sau<br /> mổ 14 ngày (58,9%).<br /> * Đau sau phẫu thuật: các biến chứng<br /> hay gặp sau mổ là chảy máu, bí tiểu,<br /> nhiễm khuẩn vết mổ... và đau. Đau xuất<br /> hiện đầu tiên và là biến chứng đáng sợ<br /> nhất của BN cũng như phẫu thuật viên.<br /> Đây là lý do khiến BN trì hoãn phẫu thuật.<br /> Điều trị đau là một khâu quan trọng trong<br /> việc chăm sóc BN sau mổ, điều trị tốt sẽ<br /> giúp BN hồi phục nhanh chóng. Điểm đau<br /> giảm nhanh ngày thứ 2, những ngày sau,<br /> đa số BN đau vừa và nhẹ, đến ngày 14<br /> gần như hết đau. Đau sau phẫu thuật có<br /> thể do nhiều yếu tố như mức độ tổn<br /> thương bệnh lý, phương pháp phẫu thuật,<br /> phẫu thuật phối hợp... Để hạn chế đau<br /> sau cắt trĩ Ferguson cần chú ý:<br /> - Trong phẫu thuật, phẫu tích tỷ mỉ bóc<br /> tách đúng lớp, hạn chế dùng dao điện do<br /> dao điện có thể gây bỏng tổ chức, làm<br /> tăng nguy cơ bục vết mổ, đau kéo dài.<br /> - Dùng chỉ khâu tiêu chậm càng nhỏ<br /> càng tốt (vicryl 4.0 hoặc 5.0).<br /> - Hạn chế nhét gạc ống hậu môn.<br /> - Dùng kháng sinh metronidazol phòng<br /> nhiểm khuẩn vết mổ gây đau.<br /> - Dùng thuốc nhuận tràng tránh táo<br /> bón, ứ đọng phân ở bóng trực tràng gây<br /> kích thích đại tiện và đau. Đặt viên đạn trĩ<br /> (protolog) vào ngày thứ 7 sau mổ. Không<br /> chủ trương đặt sau mổ 24 - 48 giờ gây<br /> đau cho BN.<br /> Như vậy, với phương pháp Ferguson<br /> phần nào hạn chế được vấn đề đau kéo<br /> dài sau mổ so với phẫu thuật cắt trĩ<br /> truyền thống khác.<br /> 162<br /> <br /> Bảng 1: Biến chứng sau mổ.<br /> Biến chứng<br /> Bí<br /> tiểu<br /> <br /> n<br /> <br /> Thông tiểu<br /> <br /> 39 (20,5%)<br /> <br /> Chườm nóng<br /> <br /> 5 (2,6%)<br /> <br /> %<br /> 23,1<br /> <br /> Toác vết mổ<br /> <br /> 33<br /> <br /> 17,9<br /> <br /> Hẹp hậu môn nhẹ sau mổ<br /> 2 tuần<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> Chảy máu<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> Đau đầu sau mổ<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> Áp xe vết mổ<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Có 4 BN (2,1%) chảy máu sau mổ từ<br /> ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 không phải<br /> can thiệp ngoại khoa. Cả 4 BN này không<br /> phải mổ lại khâu cầm máu. 6 BN hẹp hậu<br /> môn nhẹ từ ngày thứ 10 sau mổ được<br /> hướng dẫn nong hậu môn hàng ngày.<br /> Biến chứng nhiễm khuẩn, áp xe vết<br /> mổ sau phẫu thuật Ferguson luôn là mối<br /> quan tâm đặc biệt của phẫu thuật viên.<br /> Đây là lý do mà từ trước đến nay nhiều<br /> phẫu thuật viên e ngại sử dụng phương<br /> pháp này. Việc cầm máu trong mổ phải<br /> được thực hiện một cách tỷ mỉ, kỹ càng<br /> sẽ tránh tụ máu vết mổ gây căng vết mổ,<br /> dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ. Dao đốt<br /> điện có thể sử dụng để cầm máu một<br /> cách hiệu quả. Tuy nhiên, dụng cụ này<br /> gây tổn thương mô xung quanh làm suy<br /> yếu khả năng lành vết mổ [3]. Chúng tôi<br /> thấy 100% BN không có áp xe, nhiễm<br /> khuẩn sau mổ. Liền thì đầu: 156 BN<br /> (82,1%), 17,9% liền thì 2. Đến tuần thứ 8,<br /> 100% BN liền vết mổ hoàn toàn.<br /> * Chăm sóc tại chỗ vết mổ: là vấn đề<br /> hết sức quan trọng sau phẫu thuật<br /> Ferguson. Ngoài công tác thay băng hàng<br /> ngày, tuyệt đối không ngâm hậu môn,<br /> điều này sẽ gây bục vết mổ. Giữ vệ sinh<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> sạch sẽ tầng sinh môn, đặc biệt sau đại<br /> tiện, không nong hậu môn hàng ngày từ 4<br /> đến 6 tuần sau mổ. Nếu sau 4 ngày, BN<br /> chưa đi đại tiện, dùng 1 gói fortran 1 g<br /> pha uống tránh ứ đọng phân ở bóng trực<br /> tràng gây kích thích đau và nguy cơ<br /> nhiễm khuẩn vết mổ.<br /> <br /> Thời gian nằm viện trung bình: 3,44 ±<br /> 1,3 ngày (1 - 8 ngày). Gặp nhiều nhất 3 4 ngày (63,1%).<br /> Thời gian trở lại sinh hoạt bình<br /> thường: 2,41 ± 0,76 ngày (1 - 4 ngày).<br /> Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường<br /> ngày thứ 2 và thứ 3 sau mổ 83,7%.<br /> <br /> 3. Kết quả xa.<br /> - Thời gian theo dõi trung bình: 30,65 ± 4,54 tháng (24 - 39 tháng).<br /> <br /> Biểu đồ 2: Kiểm soát đai tiện.<br /> Kiểm soát đại tiện không hoàn toàn giảm qua thời gian theo dõi, khác biệt về khả<br /> năng đại tiện sau phẫu thuật từ 2 tuần đến 24 tháng có ý nghĩa thông kê (p < 0,05).<br /> Đại tiện là chức năng sinh lý bình thường của hậu môn. Đại tiện sau mổ có thể xem<br /> như một bước chuyển từ trạng thái bệnh lý sang trạng thái hồi phục. Khi hậu môn ở<br /> trạng thái bệnh lý, chức năng đại tiện thay đổi, nhất là khi có tác động của thủ thuật,<br /> phẫu thuật ở vùng này dễ gây đại tiện đau, đại tiện nhiều lần do bị kích thích, đại tiện<br /> có máu, mất kiểm soát đại tiện....<br /> <br /> Biểu đồ 3: Phân loại về chức năng đại tiện sau phẫu thuật.<br /> 163<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2