Lê Thị Nhi Công và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 103 - 108<br />
<br />
KHẢ NĂNG PHÂN HỦY DẦU DIESEL CỦA CHỦNG G10 PHÂN LẬP<br />
TỪ KHO XĂNG VIỆT HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Nhi Công1, Khuông Trường Giang2,<br />
Đỗ Thị Dịu , Cung Thị Ngọc Mai1, Nghiêm Ngọc Minh1*<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
Viện Công nghệ sinh học; 2Đại học Thái Nguyên;<br />
3<br />
Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chủng vi khuẩn G10 có khả năng phân hủy dầu diesel cao được phân lập từ kho xăng Việt Hoàng<br />
tỉnh Thái Nguyên. Chủng G10 thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, ướt,<br />
có màu trắng đục, đường kính từ 1,8 ÷ 2,2 mm. Tế bào có hình que ngắn, hai đầu tù với kích thước<br />
0,6 ÷ 0,8 × 1,6 ÷ 2,3 µm. Dựa trên một số đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của gen mã<br />
hóa 16S rRNA đầy đủ, chủng G10 có độ tương đồng cao với các chủng thuộc chi Klebsiella và<br />
được đặt tên là Klebsiella sp. G10. Chủng vi khuẩn này được đăng ký trên ngân hàng NCBI với<br />
mã số là JX983098. Chủng G10 có thể phát triển tốt trong môi trường có bổ sung 10% dầu diesel và<br />
có khả năng phân hủy tới 53,46% dầu diesel sau 7 ngày nuôi lắc.<br />
Từ khóa: Klebsiella sp. G10, dầu diesel, 16S rRNA, vi khuẩn, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Từ khi được phát hiện đến nay, dầu mỏ đã và<br />
đang là nguồn nguyên liệu quý giá của mỗi<br />
quốc gia nói riêng và toàn nhân loại nói<br />
chung. Sản phẩm của dầu mỏ có mặt trong<br />
hầu hết các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt<br />
cũng như trong công nghiệp. Việt Nam là<br />
nước có tiềm năng về dầu khí, cùng với sự<br />
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp<br />
dầu khí thế giới, nước ta cũng đang có những<br />
bước tiến lớn, góp phần giữ vững an ninh<br />
quốc phòng với các nước trong khu vực và<br />
trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích mà<br />
ngành công nghiệp dầu khí mang lại, tình<br />
trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải có<br />
chứa dầu gây ra đã làm hủy hoại hệ sinh thái<br />
và gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.<br />
Với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường,<br />
ngày nay trên thế giới và ở Việt Nam đã áp<br />
dụng thành công nhiều phương pháp để xử lý<br />
nước ô nhiễm dầu. Tuy nhiên, các phương<br />
pháp vật lý và hóa học thường tốn kém và gây<br />
ô nhiễm thứ cấp cho môi trường, vì vậy<br />
phương pháp phân hủy sinh học đang được<br />
chú ý tới bởi các đặc tính ưu việt của nó như<br />
giá thành thấp, triệt để và an toàn cho hệ sinh<br />
thái. Trong đó, sử dụng các chủng vi sinh vật<br />
có khả năng chuyển hóa các thành phần dầu<br />
gây ô nhiễm mang lại hiệu quả xử lý cao bởi<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988 886930, Email: nghiemminh@ibt.ac.vn<br />
<br />
đặc tính trao đổi chất đa dạng, dễ dàng phân<br />
lập và nuôi cấy.<br />
Hiện nay, có một số lượng lớn các vi sinh vật<br />
có khả năng phân hủy dầu mỏ đã được công<br />
bố bao gồm: Achromobbacter, Aeromonas,<br />
Alcaligenes,<br />
Arthrobacter,<br />
Bacillus,<br />
Brevebacterium,<br />
Coryneforms,<br />
Flavobacterium, Klebsiella, Lactobacillus,<br />
Pseudomonas,<br />
Streptomyces,<br />
Vibrio,<br />
Xanthomyces, v.v… [6].<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Lấy mẫu, phân lập và tuyển chọn các chủng<br />
vi khuẩn có khả năng sử dụng dầu diesel [1]<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện pH,<br />
nồng độ muối NaCl lên khả năng phân hủy<br />
dầu diesel [1]<br />
- Đánh giá khả năng phân hủy dầu diesel<br />
của chủng vi khuẩn phân lập được ở điều<br />
kiện tối ưu<br />
- Phân loại vi khuẩn tuyển chọn bằng phương<br />
pháp sinh học phân tử.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thu thập mẫu<br />
Mẫu đất và nước nhiễm dầu được chúng tôi<br />
thu thập tại kho xăng Việt Hoàng thuộc xã Yên<br />
Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phân lập vi khuẩn phân hủy diesel<br />
Từ mẫu ban đầu, tiến hành làm giàu 3 lần trên<br />
50 ml môi trường muối khoáng Gost có bổ<br />
103<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Nhi Công và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
sung 0,1% vitamin, 1% dầu diesel (v/v), nuôi<br />
lắc ở 200 vòng/phút, 37oC trong 7 ngày [2].<br />
Sau mỗi lần làm giàu, cấy gạt kiểm tra thu<br />
được tập đoàn vi sinh vật và làm sạch để có<br />
các chủng đơn. Để khảo sát khả năng sử dụng<br />
dầu diesel của từng chủng, chúng tôi nuôi đơn<br />
chủng trên 20 ml môi trường muối khoáng<br />
Gost có bổ sung dầu diesel với nồng độ tăng<br />
dần từ 1%, 2%, 5% đến 10%. Quan sát độ đục<br />
dịch nuôi và đo mật độ quang học ở bước<br />
sóng 600 nm (OD600) theo ngày, thí nghiệm<br />
được tiến hành trong 7 ngày.<br />
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của<br />
vi khuẩn<br />
Bao gồm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào<br />
và nhóm Gram. Nhuộm Gram chủng vi khuẩn<br />
được tiến hành theo phương pháp Hucker cải<br />
tiến dựa trên cấu trúc thành tế bào vi khuẩn [8].<br />
Đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện<br />
hóa lý tới khả năng phân hủy dầu diesel<br />
Đánh giá khả năng phân hủy 10% dầu diesel<br />
của chủng vi khuẩn phân lập được trên môi<br />
trường muối khoáng Gost, có dải pH (6; 6,5;<br />
7; 7,5; 8; 8,5 và 9) và ở các nồng độ muối<br />
NaCl khác nhau (0; 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5 và 3%),<br />
trong điều kiện nuôi lắc 200 vòng/phút, 37oC.<br />
Xác định khả năng phân hủy dầu diesel của<br />
vi khuẩn<br />
Chủng vi khuẩn chọn lựa được nuôi cấy trên<br />
50 ml môi trường muối khoáng Gost, bổ sung<br />
10% dầu diesel. Sau 7 ngày nuôi lắc ở 37oC,<br />
200 vòng/phút, tiến hành định lượng hàm<br />
lượng dầu diesel của mẫu chứa chủng vi<br />
khuẩn và mẫu đối chứng. Lượng dầu diesel<br />
được xác định bằng phương pháp phân tích<br />
khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 4582 – 88<br />
tại Viện Hóa công nghiệp.<br />
<br />
101(01): 103 - 108<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn<br />
có khả năng phân hủy dầu diesel<br />
Khi nuôi vi sinh vật trong môi trường muối<br />
khoáng Gost nghèo dinh dưỡng có bổ sung<br />
dầu diesel, vi sinh vật sẽ sử dụng dầu diesel<br />
đó như là nguồn carbon và năng lượng duy<br />
nhất [7]. Thông qua sự phát triển của vi sinh<br />
vật cũng phần nào đánh giá được khả năng<br />
phân hủy dầu diesel của chúng. Sau mỗi lần<br />
làm giàu, tiến hành cấy gạt kiểm tra trên môi<br />
trường muối khoáng Gost thạch có bổ sung<br />
nguồn cơ chất tương ứng để thu được tập<br />
đoàn vi sinh vật. Sau khi quan sát và làm<br />
sạch, phân lập được 10 chủng vi khuẩn với<br />
đặc điểm được liệt kê trong bảng 1.<br />
Kết quả khảo sát khả năng sử dụng dầu diesel<br />
cho thấy, ở nồng độ 1% có 6 chủng phân hủy<br />
dầu diesel mạnh nhất và được chọn lựa để<br />
đánh giá ở nồng độ 2% dầu diesel tiếp theo,<br />
chọn ra 5 chủng để đánh giá tiếp đến 5% dầu<br />
diesel, chọn lọc được 4 chủng mạnh nhất là<br />
G2, G6, G8 và G10. Ở nồng độ dầu diesel<br />
10%, chủng G10 có khả năng phát triển mạnh<br />
nhất (Hình 2). Vì vậy, chủng G10 được chúng<br />
tôi lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
Đặc điểm sinh học chủng G10<br />
Chủng G10 thuộc nhóm vi khuẩn Gram<br />
dương. Khuẩn lạc trên môi trường MPA<br />
thạch, sau 24 giờ nuôi cấy có hình tròn, lồi,<br />
bóng, ướt, màu trắng đục, đường kính 1,8 ÷<br />
2,2 mm. Dưới kính hiển vi điện tử quét JEOL<br />
5410 LV với độ phóng đại 10.000 lần, tế bào<br />
có dạng hình que ngắn, hai đầu tù, kích thước<br />
0,6÷0,8 × 1,6÷2,3 µm. Kết quả thể hiện trên<br />
hình 1.<br />
<br />
Phân loại vi khuẩn<br />
Chủng vi khuẩn được định tên bằng phương<br />
pháp giải trình tự một phần gen mã hóa cho<br />
tiểu phần ribosome 16S. So sánh trình tự 16S<br />
rRNA của chủng vi khuẩn mục tiêu với các<br />
chủng vi khuẩn chuẩn trên LPSN, dựa vào phần<br />
mềm Clustal X và Mega4 để xây dựng cây phát<br />
sinh chủng loại của chủng vi khuẩn này.<br />
<br />
Hình 1. Đặc điểm khuẩn lạc và hình thái tế<br />
bào chủng G10<br />
<br />
104<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Nhi Công và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 103 - 108<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm của các chủng vi khuẩn vi khuẩn phân lập được từ mẫu đất và nước nhiễm dầu<br />
Chủng vi khuẩn<br />
Nguồn gốc<br />
Đặc điểm khuẩn lạc<br />
G1<br />
N0.10-3<br />
Tròn, dẹp, trắng đục, mép nhăn, d=1,2-1,8 mm<br />
G2<br />
Đ2.10-5<br />
Tròn, lồi, bóng, ướt, trắng đục, d=0,8-1,5 mm<br />
G3<br />
N1.10-3<br />
Tròn, xanh trong, dẹt, d=1,8-2 mm<br />
G4<br />
Đ1.10-5<br />
Tròn, bóng, màu vàng nhạt, d=0,5-0,8 mm<br />
G5<br />
N2.10-5<br />
Tròn, bóng, màu vàng nghệ, d = 1,2 -1,5<br />
G6<br />
N2.10-5<br />
Tròn, dẹt, màu xanh trong, d = 1,8-2,2 mm<br />
G7<br />
Đ1.10-5<br />
Tròn, trắng, dẹt, d = 2-3 mm<br />
G8<br />
Đ2.10-5<br />
Tròn, dẹt, mép nhăn, màu trắng đục, d=1-1,2 mm<br />
G9<br />
Đ2.10-3<br />
Tròn, lồi, màu vàng nghệ, d=1,8-2 mm<br />
G10<br />
N2.10-1<br />
Tròn, lồi, bóng, ướt, trắng đục, d=1,8-2,2 mm<br />
N: Phân lập từ mẫu nước, Đ: Phân lập từ mẫu đất, 10x: Độ pha loãng, N(Đ)y: y là số lần làm giàu, tương<br />
ứng lần 1, lần 2 hoặc lần 3<br />
<br />
a<br />
b<br />
Hình 2. Khả năng phân hủy 10% dầu diesel của 4 chủng vi khuẩn G2, G6, G8 và G10<br />
a. Đặc điểm dịch nuôi chủng vi khuẩn trên môi trường muối khoáng Gost có bổ sung 10% dầu diesel<br />
sau 5 ngày nuôi cấy. b. Đồ thị mật độ quang phổ. K. Mẫu đối chứng không có vi sinh vật.<br />
<br />
Ảnh hưởng của pH, nồng độ NaCl đến khả<br />
năng phân hủy dầu disel chủng G10<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện hóa<br />
lý đến khả năng phân hủy dầu diesel của vi<br />
sinh vật nhằm mục đích xác định các điều<br />
kiện tối ưu để vi sinh vật đó phát triển từ đó<br />
có thể kiểm soát được quá trình phân hủy các<br />
nguồn ô nhiễm của vi sinh vật theo mong<br />
muốn và đạt được hiệu quả cao nhất. Các yếu<br />
tố pH, nồng độ muối được xem là có ảnh<br />
hưởng lớn nhất, trực tiếp nhất đến sự phát<br />
triển cũng như khả năng phân hủy dầu diesel<br />
của vi sinh vật, đồng thời đây cũng là yếu tố<br />
dễ kiểm soát nhất. Chủng vi khuẩn G10 được<br />
nuôi đánh giá khả năng phân hủy dầu diesel<br />
trên môi trường muối khoáng Gost có các giá<br />
trị pH từ 6 ÷ 9, với giá trị OD600 đầu vào của<br />
các chủng là như nhau và bằng 0,3. Tuy<br />
nhiên, khi thử nghiệm với các giá trị pH là 8,5<br />
và 9 thì khả năng phân hủy dầu diesel giảm đi<br />
rõ rệt. Điều này có thể lý giải là do chủng vi<br />
khuẩn G10 được phân lập từ các mẫu lấy ở<br />
kho xăng Việt Hoàng, nên pH của mẫu có giá<br />
trị trung tính.<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phân<br />
hủy dầu diesel chủng G10<br />
<br />
Kết quả trên hình 3 cho thấy, ở pH 8 khả năng<br />
phân hủy dầu diesel của chủng G10 là mạnh<br />
nhất và đạt được giá trị OD600 = 4,06 sau 5<br />
ngày nuôi cấy, tiếp đến là các pH 7,5; 7; 6,5<br />
và 6. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu<br />
của Sharma và Pant (2001) [7]. Như vậy,<br />
chủng G10 phân hủy dầu diesel mạnh nhất ở<br />
pH 8 và pH này được lựa chọn để đánh giá tiếp<br />
ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl (hình 4).<br />
105<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Nhi Công và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình 4. Khả năng phân hủy dầu diesel chủng G10<br />
ở các nồng độ muối khác nhau<br />
<br />
Nồng độ muối liên quan đến áp suất tế bào,<br />
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và<br />
chuyển hóa các chất ô nhiễm. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ muối<br />
đến khả năng phân hủy dầu disel chủng vi<br />
khuẩn là rất quan trọng cho việc ứng dụng về<br />
sau. Nồng độ muối NaCl được sử dụng trong<br />
thí nghiệm nằm trong dải từ 0 ÷ 3. Tuy nhiên,<br />
với nồng độ muối cao hơn 2,5, khả năng sinh<br />
trưởng và phân hủy dầu diesel của chủng vi<br />
khuẩn G10 giảm đi rõ rệt.Từ hình 4, nhận<br />
thấy ở pH 8 giá trị OD600 thu được là cao<br />
nhất. Như vậy, ở pH 8, nồng độ muối NaCl<br />
2% là điều kiện tối ưu cho khả năng phân hủy<br />
dầu diesel chủng vi khuẩn G10.<br />
<br />
101(01): 103 - 108<br />
<br />
Khả năng phân hủy dầu diesel chủng G10<br />
Sau 7 ngày nuôi lắc với điều kiện pH 8, nồng<br />
độ muối NaCl 2%, ở 37oC, 200 vòng/phút,<br />
mẫu được gửi đi phân tích tại Viện Hóa công<br />
nghiệp – Bộ Công thương. Kết quả phân tích<br />
cho thấy, so với mẫu đối chứng (49720 mg/l),<br />
mẫu chứa chủng G10 hàm lượng dầu còn lại<br />
là 23140 mg/l và đạt hiệu suất phân hủy là<br />
53,46%.<br />
Phân loại, định tên và xây dựng cây phát<br />
sinh chủng loại dựa trên trình tự đoạn gen<br />
mã hóa 16S rRNA của chủng vi khuẩn G10<br />
Chủng G10 được định danh bằng phương<br />
pháp giải trình tự đoạn gen 16S rRNA. Kết<br />
quả so sánh trình tự 16S rRNA của chủng vi<br />
khuẩn mục tiêu với các chủng vi khuẩn chuẩn<br />
trên LPSN cho thấy, chủng G10 có độ tương<br />
đồng cao với các chủng thuộc chi Klebsiella,<br />
đặc biệt tương đồng đến 99% so với loài<br />
Klebsiella pneumoniae (Hình 5), do vậy<br />
chủng G10 được đặt tên là Klebsiella sp. G10<br />
và được đăng ký trên ngân hàng Genbank với<br />
mã số là JX983098.<br />
<br />
Bảng 2. Một số chủng có trình tự 16S rRNA tương đồng với chủng G10<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Tên vi sinh vật<br />
Enterobacter aerogenes<br />
Klebsiella ornithinolytica<br />
Klebsiella oxytoca<br />
Klebsiella pneumoniae subsp. ozaenae<br />
Klebsiella planticola ATCC 33531T<br />
Klebsiella pneumoniae<br />
Klebsiella pneumoniae ATCC13884T<br />
Klebsiella singaporensis LX3<br />
<br />
Mã số<br />
AB004750<br />
U78182<br />
AF129440<br />
AF130982<br />
AF129443<br />
X87276<br />
Y17657<br />
AF250285<br />
<br />
Mức độ tương đồng<br />
1367/1391 (98%)<br />
1359/1391 (98%)<br />
1335/1372 (97%)<br />
1358/1372 (99%)<br />
1340/1372 (98%)<br />
1390/1393 (99%)<br />
1385/1392 (99%)<br />
1264/1282 (99%)<br />
<br />
Dựa trên các chủng vi khuẩn có trình tự 16S rRNA tương đồng ở bảng 2, chúng tôi xây dựng<br />
được cây phát sinh chủng loại của chủng Klebsiella sp. G10 (Hình 6).<br />
<br />
106<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Nhi Công và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hiện nay, chưa có nhiều công bố về khả năng<br />
phân hủy dầu diesel của các chủng vi khuẩn<br />
thuộc chi Klebsiella. Tuy nhiên, một số tác<br />
giả trên thế giới đã công bố về khả năng phân<br />
hủy dầu DO của chi Pseudomonas. Nghiên<br />
cứu mới nhất của nhóm tác giả Kaczorek và<br />
cộng sự (cs) năm 2011 khi nghiên cứu về khả<br />
năng phân hủy sinh học các hợp chất<br />
hydrocarbon đã phân lập được chủng vi<br />
khuẩn Pseudomonas alcaligenes S22 có khả<br />
năng phân hủy 92% dầu DO sau 21 ngày nuôi<br />
cấy có bổ sung thêm Triton X-100 [4]. Năm<br />
2009, tác giả Adeline và cs., đã phân lập được<br />
chủng Pseudomonas lundensis UTAR FPE2<br />
từ lò nhiên liệu của nhà máy có khả năng<br />
phân hủy 69% dầu diesel trong 3 ngày đầu<br />
tiên [1]. Năm 2006, nhóm tác giả Ueno A và<br />
cs., đã phân lập được chủng Pseudomonas<br />
aeruginosa WatG trong đất ô nhiễm dầu có<br />
khả năng phân hủy 51% tổng lượng<br />
hydrocarbon mạch thẳng có trong dầu DO [9].<br />
Năm 2004, nhóm tác giả Hong và cs đã phân<br />
lập được chủng vi khuẩn Pseudomonas<br />
aeruginosa IU5 có khả năng phân hủy 60% dầu<br />
DO (8500 mg/kg) sau 13 ngày nuôi cấy [3].<br />
Ở Việt Nam đã có công bố của một số nhóm<br />
tác giả về các chủng vi khuẩn có khả năng sử<br />
dụng dầu DO. Năm 2010, nhóm tác giả tại<br />
Phòng Vi sinh vật Dầu mỏ, Viện Công nghệ<br />
sinh học đã nghiên cứu khả năng tạo chất hoạt<br />
động bề mặt từ chủng vi khuẩn Pseudomonas<br />
pseudomalei H24 giúp tăng cường khả năng<br />
phân hủy dầu DO của vi sinh vật từ mẫu cát<br />
biển có khả năng phân hủy 67% và 37% với<br />
nồng độ dầu ban đầu là 39,2 g/l [5].<br />
Như vậy, so sánh với các chủng vi khuẩn có<br />
khả năng phân hủy dầu DO trên thế giới và<br />
Việt Nam, chủng Klebsiella sp. G10 nhận<br />
được trong nghiên cứu có khả năng phân hủy<br />
dầu khá lớn. Chủng vi khuẩn này cũng đã<br />
chứng minh ưu thế xử lý dầu trong nước thải<br />
công nghiệp. Do đó có thể bổ sung chủng<br />
G10 vào tập đoàn giống tạo bùn hoạt tính để<br />
nâng cao hiệu quả xử lý nước thải công<br />
nghiệp nhiễm diesel.<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn từ<br />
nguồn mẫu ban đầu, trong đó, chủng G10 có<br />
<br />
101(01): 103 - 108<br />
<br />
có khả năng phân hủy dầu diesel mạnh nhất.<br />
Chủng G10 có khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, ướt,<br />
màu trắng đục, đường kính 1,8 – 2,2 mm. Tế<br />
bào có dạng hình que ngắn, kích thước (0.6 ÷<br />
0.8) µm × (1.6 ÷ 2.3) µm. Trình tự đoạn gen<br />
mã hóa 16S rRNA có độ tương đồng cao với<br />
các chủng thuộc chi Klebsiella nên được đặt<br />
tên là Klebsiella sp. G10 và được đăng ký<br />
trên ngân hàng NCBI với mã số JX983098.<br />
Điều kiện tối ưu cho khả năng phân hủy dầu<br />
diesel của chủng vi khuẩn G10 là ở pH 8,<br />
nồng độ muối NaCl 2%. Ở điều kiện tối ưu,<br />
hiệu suất phân hủy 10% dầu diesel đạt<br />
53,46% sau 7 ngày nuôi lắc với hàm lượng<br />
ban đầu là 49720 mg/l.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Adeline S.Y. Ting, Carol H.C. Tan and Aw<br />
C.S. (2009), Hydrocarbon-degradation by isolate<br />
Pseudomonas lundensis UTAR FPE2. Malaysian<br />
Journal of Microbiology 5(2), 104-108.<br />
[2]. Cung Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thùy Linh,<br />
Nguyễn Văn Bắc, Vũ Thị Thanh, Nghiêm Ngọc<br />
Minh (2011), Nghiên cứu khả năng phân hủy<br />
diesel của chủng vi khuẩn BTL5 phân lập từ nước<br />
thải công nghiệp, Tạp chí Sinh học, 33(4), 86-91.<br />
[3]. Hong J.H., Kim J., Choi O.K., Cho K.S. and<br />
Ryu H.W. (2005), Characterization of a dieseldegrading bacterium, Pseudomonas aeruginosa<br />
IU5, isolated from oil-contaminated soil in Korea,<br />
World<br />
Journal<br />
of<br />
Microbiology<br />
and<br />
Biotechnology, 21, 381-384.<br />
[4]. Kaczorek E., Moszynska S., Olszanowski A.,<br />
(2011), Modification of cell surface properties of<br />
Pseudomonas alcaligenes S22 during hydrocarbon<br />
biodegradation, Biodegradation, 22(2), 359-366.<br />
[5]. Lại Thúy Hiền, nguyễn Thị Thu Huyền, Đỗ<br />
Thu Phương, Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Lê<br />
Thị Nhi Công, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Bá Tú,<br />
Hoàng Văn Thắng (2010), Nghiên cứu tạo chất<br />
hoạt hóa bề mặt sinh học từ vi sinh vật nhằm ứng<br />
dụng trong các ngành công nghiệp và xử lý môi<br />
trường, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện<br />
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 199-209.<br />
[6]. Nduka K.J., Umeh N.L., Okerulu O.I.,<br />
Umedum N.L., Okoye H.N. (2012), Utilization of<br />
Different Microbes in Bioremediation of<br />
Hydrocarbon Contaminated Soils Stimulated With<br />
Inorganic and Organic Fertilizers. Petroleum &<br />
Environmental 3(2), 1-9.<br />
[7]. Sharma S. L. and Pant A. (2001), Crude oil<br />
degradation by a actinomycete Rhodococcus sp,<br />
Indian Journal of Marine Science, 30, 146-150.<br />
<br />
107<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />