intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục hiện tượng hành lụi dọc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây hành bị vàng lụi dọc từ trên chóp lá xuống là do nấm Cerrcospora diae gây bệnh đốm khô lá hành xâm nhập và gây hại. Hành vụ đông là cây trồng chủ lực, có thế mạnh và hiệu quả kinh tế cao của huyện Nam Sách (Hải Dương). Vụ đông năm nay, toàn huyện trồng trên 1.000 ha hành. Từ đầu vụ đến nay, cây hành sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các vụ đông trước do điều kiện thời tiết không thuận lợi (thường xuyên có nắng nóng, khô hanh). Nông dân đã nỗ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục hiện tượng hành lụi dọc

  1. Khắc phục hiện tượng hành lụi dọc Cây hành bị vàng lụi dọc từ trên chóp lá xuống là do nấm Cerrcospora diae gây bệnh đốm khô lá hành xâm nhập và gây hại. Hành vụ đông là cây trồng chủ lực, có thế mạnh và hiệu quả kinh tế cao của huyện Nam Sách (Hải Dương). Vụ đông năm nay, toàn huyện trồng trên 1.000 ha hành. Từ đầu vụ đến nay, cây hành sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các vụ đông trước do điều kiện thời tiết không thuận lợi (thường xuyên có nắng nóng, khô hanh). Nông dân đã nỗ lực chăm bón để tạo điều kiện thuận lợi cho cây hành phát triển. Song, ở thời điểm hiện tại (hành sau trồng được 40 - 45 ngày), một số diện tích hành đang bị hiện tượng vàng lụi dọc, cây ngừng sinh trưởng và lùn tụt xuống. Xin khuyến cáo cho nông dân một số biện pháp khắc phục như sau: + Nguyên nhân và triệu chứng bệnh: Cây hành bị vàng lụi dọc từ trên chóp lá xuống là do nấm Cerrcospora diae gây bệnh đốm khô lá hành xâm nhập và gây hại. Hiện tượng này không xảy ra đồng loạt mà chỉ là một số diện tích ruộng nằm rải rác trong các khu đồng trồng hành. Chính điều này cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ bón phân và tưới nước cho cây hành không cân
  2. đối. Đó là, trước điều kiện khô hanh, nắng nóng (không ưu tiên) của thời tiết, cây hành phát triển thân lá chậm nên nhiều nông dân bón phân đạm cho hành quá nhiều khiến cho dọc hành mỏng, mềm. Nông dân không chỉ tưới ngấm mà cón té lên thân lá hành khiến cho bộ lá tích nước nhiều. Trong khi đó, những ngày gần đây, thời tiết lại có sương mù. Tất cả những nguyên nhân trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh đốm khô lá hành xâm nhập phát sinh và gây hại. Vết bệnh ban đầu là những đốm trắng, tròn trên lá. Sau chuyển sang vàng nhạt đến nâu xám, cuối cùng làm lá khô. Bệnh xuất hiện từ phần chóp lá rồi lan dần xuống dưới và thường gây hại từ lá non đến lá già. Bệnh nặng, các lá đều bị bệnh, chóp lá hỏng dẫn đến cây bị lụi dần và lùn tụt lại. + Biện pháp phòng trừ: Phòng bệnh: - Bón phân cân đối giữa đạm và kali, không bón riêng lẻ hoặc quá nhiều đạm. - Cung cấp vừa đủ nước cho cây hành (duy trì cho đất ở mức ẩm độ là 80 - 85%). Nên áp dụng biện pháp tưới ngấm, đưa nước vào các rãnh cho nước ngấm dần lên luống. Khi thấy luống hành đã đạt được độ ẩm như trên thì tháo nước kiệt ruộng. Khi tưới nước phải bảo đảm cây hành về đêm được khô nước trên thân lá. Tuyệt đối không được tưới nước cho hành vào buổi trưa nắng. - Bổ sung các chế phẩm giàu can-xi cho cây hành bằng
  3. cách phun chế phẩm phân bón lá Hi-canxi, hoặc tưới các chế phẩm Calcium xuống rễ giúp cho cây thân lá hành được cứng cáp. - Phun phòng bệnh cho cây hành khi thời tiết ban đêm có sương, cây hành thân lá tốt bằng thuốc Zineb, Antracol 70WP hoặc Booocdo (1%) định kỳ 5 - 7 ngày/lần. Phun trị bệnh khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc sau: Antracol 70 WP, Nativo 750WG, Ridomil Gold 72WP, Derosal 60WP, Score (5cc/12l) hoặc Benlate 50WP. Cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4 - 5 ngày. Không phun phân bón lá có chứa đạm hoặc tưới đạm xuống gốc hành khi bệnh đang gây hại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2