YOMEDIA
ADSENSE
Khái quát bảo hiểm xã hội
907
lượt xem 185
download
lượt xem 185
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mặc dù BHXH đã hoạt động hàng trăm năm nhưng cho đến nay các khái niệm về BHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Vì vậy để đi đến thống nhất về BHXH phải đi từ 2 đặc trưng cơ bản
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái quát bảo hiểm xã hội
- I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI. 1. Khái niệm, đặc điểm, và nguyên tắc hoạt động của BHXH. 1.1Khái niệm. Mặc dù BHXH đã hoạt động hang trăm năm nhưng cho đến nay các khái niệm về BHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Vì vậy đề đi đến thống nhất về BHXH phải đi từ 2 đặc trưng cơ bản sau: • Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động • Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật quy định. Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH. Từ những đặc trưng cơ bản trên có thể đi đến khái niệm về BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất đi khả năng thu nhập từ lao động hoặc mất việc làm thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. 1.2 Đặc điểm của BHXH. BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc gia, nó có một số đặc điểm cơ bản sau: • Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng. • Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và Nhà nước tạo lập tài chính để phân phối sử dụng nó đảm bảo bù đắp một phần thu nhập nhất định nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm xuất hiện như: tai nạn, ốm đau, hưu trí… Điều đó có nghĩa là mục đích của quỹ BHXH là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao
- động bình thường để giành bảo đảm cho cuộc sống trong những ngày không lao động không có thu nhập. • Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần: - Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH. - Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nghĩa là khi người lao động trong quá trình lao động không bị ốm đau, tai nạn thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn thì được bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn và theo quy định trong điều lệ BHXH hiện hành. Sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng. Việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tế về lao động quy định hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hộ của từng nước, để vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn đinh phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.3 Nguyên tắc thực hiện BHXH. BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng được thực hiện nhằm bảo về lợi ích của ngwoif lao động trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ lao động. Chính sách BHXH được thực hiện có thể thay đổi một cách linh hoạt tùy từng thời điểm song phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản sau: • Nguyên tắc 1: Phải nhằm mục đích bảo vệ người lao động đặc biệt là người làm công ăn lương. Đối với bất kỳ nền sản xuất nào người lao động cũng là vốn quý bởi vì người lao động cung cấp sức lao động – một nhân tố quan trọng cần thiết cho việc tạo ra của cải vật chất. Vì vậy, bảo vệ người lao động đã trở thành một nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn bộ các hoạt động của BHXH.
- • Nguyên tắc 2: BHXH phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi việc bảo vệ người lao động bằng chính sách BHXH phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật của quốc gia.Việc bảo vệ đó không còn chỉ là việc tự phát tự nguyện của một vài cá nhân hay là một nhóm người lao động là thành viên của xã hội. Đồng thời người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập vào quỹ BHXH theo các phương thức thích hợp thường xuyên đều đặn trong những năm tháng còn lao động. Quyền được hưởng phải phù hợp với mức đóng góp theo quy định của pháp luật 2. Nội dung hoạt động của BHXH 2.1 Đối tượng BHXH Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ quy định BHXH ở nước ta bao gồm 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXh tự nguyện. a) BHXH bắt buộc: - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần linh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các khu chế xuất, khu công nghiêp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoắc tổ chức quốc tế tại Việt Nam. - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang . - Người giữ chức vụ dân cử trong các cơ quan: Đảng chính quyền, các cấp từ cấp huyện trở lên.
- Những đối tượng áp dụng chế dộ BHXH bắt duộc nêu trên có đặc điểm chung nổi bật là: Những người này có công việc, thu nhập và nơi làm việc tương đối ổn định, những đối tượng này đều có người sử dụng lao động đóng them phí BHXH cho họ, thong thường mức đóng cao hơn so với chính bản thân người lao động đóng. Ngoài ra những người nói trên khi tham gia BHXH luôn được sự bảo trợ, tài trợ từ phía nhà nước. b) BHXH tự nguyện: - Những người làm nghề tự do: bác sĩ, luật sư, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công… - Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động. những công việc có thời hạn dưới 3 tháng,,, công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm thời khác. Luật BHXH qui định, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Mức tham gia BHXH tự nguyện được quy định hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn. Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần, người lao động sẽ đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Người lao động được phép chọn một trong các phương thức đóng hằng tháng, hằng quý, 6 tháng một lần. Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu chung hiện nay là 540.000 đồng). Đặc điểm chung của nhóm đối tượng này là họ có công việc, nơi làm việc và thu nhập không ổn định, không có người sử dụng lao động cụ thể hoặc ổn định đề được người sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH ngoài phần đóng góp của bản thân họ. Những đặc điểm này đã làm cho việc áp dụng các chế độ BHXH gặp khó khăn trong việc đăng ký tính toán mức phí đóng góp để tổ chức nguồn thu, thực hiện chi tự cấp kịp thời…
- chính vì vậy mặc dù bộ luật lao động nước ta có 2 loại hình BHXH nhưng mới chỉ có điều lệ về loại hình BHXH bắt buộc, còn BHXH tự nguyện hiện nay chỉ mới mang tính chất áp dụng thử nghiệm. c) BHXH thất nghiệp. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động Một quy định khác hoàn toàn mới của Luật BHXH là việc hình thành Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009. Khi đó, người thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương của người lao động trước khi thất nghiệp. Ngoài ra, người hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% tiền lương, tiền công hàng tháng. 2.2 Các chế độ BHXH Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thề hóa việc thực hiện mục đích của BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở eoongj và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo của xã hội với đời sống người lao động. Năm 1952, tổ chức lao động quốc tế ICO ra công ước đầu tiên về BHXH gồm 9 chế dộ: - Chăm sóc y tế
- - Phụ cấp ốm đau - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp tuổi già - Trợ cấp tai nạn lao động - Trợ cấp gia đình - Trợ cấp sinh đẻ - Trợ cấp khi tàn phế - Trợ cấp mất người nuôi dưỡng Hiện nay ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc sau: - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp thai sản - Chế độ hưu trí - Tiền mai táng và chế độ tuất. BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây - Chế độ hưu trí - Trợ cấp tử tuất BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây - Trợ cấp thất nghiệp - Hỗ trợ học nghề - Hỗ trợ tìm việc làm Để được hưởng chế độ trợ cấp về BHXH, người lao động phải hội đủ các điều kiện cần thiết như sau: - Phải là người tham gia BHXH, có đóng phí BHXH - Quyền hưởng trợ cấp BHXH gắn liền với một biến cố rủi ro ngẫu nhiên nào đó - Người lao động tham gia BHXH phải không trong tình trạng phạm pháp luật
- - Ngoài ra, còn có những điều kiện riêng đối với từng đối tượng hưởng trợ cấp của tiêng từng loại chế độ BHXH khác nhau Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: - Tùy thuộc vào rủi ro biến cố mà người lao động phải gánh chịu - Trong từng cế độ cụ thề, mức trợ cấp còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro xảy ra cụ thể, tùy thuộc vào số năm đống BHXH và mức đóng BHXH 2.3 Vai trò của BHXH Trong nền kinh tế thị trường, BHXH có vai trò rất to lớn. Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau: BHXH mang lại sự đảm bảo và ổn đinh cuộc sống cho người dân đặc biệt là người làm công ăn lương. Khi có sự cố bảo hiểm, những ngưởi tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận được một số tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo điều kiện duy trì mức sống đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nghĩa là tạo sự an tâm cho những người lao động trong quá trình lao động. Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người lao động Đây là vai trò tích cực của BHXH đối với người lao động vì nó vừa có thể nâng cao đời sống cho người lao động lại vừa giảm bớt được các khoản chi trợ cấp về tai nạn, bệnh nghề nghiệp,… vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục đích bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. Trong điều kiện kinh tế thị trường, qũy BHXH cũng là một nguồn tài chính quan trọng của thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Quỹ BHXH, đặc biệt phần chi cho chế độ hưu trí có thời gian nhàn rỗi tương đối dài, hang chục năm. Vì vậy. có thể sử dụng nguồn vốn này
- để tham gia vào thị trường tài chính với mục đích bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Tình hình thực hiện pháp luật về BHXH của cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động. Trong hơn một năm qua, với những quyền hạn, trách nhiệm được qui định trong Luật BHXH và những chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ giao, để triển khai thực hiện thu BHXH có hiệu quả, BHXH các cấp đã tăng cường, mở rộng tuyên truyền, vận động, phổ biến và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các chế độ, chính sách, pháp luật, hướng dẫn thủ tục thực hiện BHXH không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động mà còn đến cả mọi người dân các tổ dân phố, khu dân cư với nhiều hình thức như báo, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, quảng cáo, tờ rơi .... Cán bộ BHXH được trau dồi phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm, tinh thần vì người tham gia và thụ hưởng mà phục vụ. Cán bộ BHXH cũng đã dành phần lớn thời gian đến từng đơn vị sử dụng lao động được phân công phụ trách để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn và cùng cơ sở xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho người lao động. Cơ quan BHXH đã từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và cơ chế "một cửa liên thông" đem lại hiệu quả tích cực; hồ sơ, thủ tục giấy tờ liên quan đến việc tham gia và hưởng chế độ đã từng bước được đơn giản hoá; các qui định, qui trình nghiệp vụ ngày càng phù hợp với thực tiễn, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn; các thủ tục người sử dụng lao động và người lao động phải làm ngày càng giảm; thời gian giải quyết được rút ngắn hơn; khiếu nại, kêu ca về những sai sót, phiền
- hà, chậm giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động đã giảm bớt đáng kể... Với những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện công tác thu BHXH theo Luật BHXH, số người tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng và ngày một tăng: năm 2007 tăng 18,5% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 tăng thêm được khoảng 7%. Trên 3 triệu lượt đối tượng đang hưởng các chế độ, chính sách BHXH được giải quyết hưởng trợ cấp kịp thời, đúng qui định của pháp luật; góp phần đảm bảo ổn định đời sống người lao động, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Việc chấp hành các qui định của pháp luật về BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động, đăng ký sử dụng thang bảng lương, kê khai, lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Năm 2007, thời điểm bắt đầu thực hiện Luật BHXH, số đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia đã tăng thêm gần 20 ngàn so với năm 2006, nhiều đơn vị ngay sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Đặc biệt, nhiều hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH theo qui định cho người lao động… 2. Một số kết quả bước đầu Luật BHXH được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Đấy là đạo luật có hiệu lực thi hành khá đặc biệt với 3 thời điểm hiệu lực khác nhau: từ 01 -01 -2007 cho các quy định của luật nói chung: từ 01-01-2008 cho chế độ bảo hiểm tự nguyện và từ 01-01- 2009 cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp Chỉ một năm sau khi đạo luật có hiệu lực, số đối tượng theo quy định tạo khoản 1 điều 2 của Luật BHXH tăng từ 6.759.723 người năm 2006 lên
- 8.148.123 người năm 2007 ( tăng 20,7%). Trong đó lao động ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp tăng 4%: doanh nghiệp dân doanh tăng 25,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,3%; doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 2%. Như vậy số lao động tham gia BHXH tăng thêm trong năm 2007 chủ yếu thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và lực lượng vũ trang. Sáu tháng đầu nắm 2008, số người thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH ước tính tăng thêm 1,21 triệu người. Tính chung lại, số người có quan hệ lao động (có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên) tham gia BHXH đến giữa năm nay đã lên 9,35 triệu người; trong đó, số mới tăng thêm từ khi Luật có hiệu lực thi hành là hơn 2,6 triệu người. Đây là mức tăng khá nhanh, thể hiện nội dung các chế dộ bảo hiểm mới có sự hấp dẫn hơn. Các chế độ BHXH được quy định tại điều 4 của Luật bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và dưỡng sức. Khi đối tượng tham gia BHXH tăng lên, Quỹ BHXH trên đà phát triển thì đối tượng được chi trả BHXH cũng sẽ được mở rộng Trong năm 2007, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chi trả các chế độ BHXH nói trên với số kinh phí lên tới 33.951 tỉ đồng, trong đó chi cho chế độ hưu trí là 27.702 tỷ đồng chiếm 81,5% tổng chi. Trong năm có thêm 120.315 người hưởng chế độ hang tháng, 208.710 người hưởng chế độ một lần, hơn 2 triêuh người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 750000 lượt người hưởng trợ cấp dưỡng sức và 35.000 người qua dời được mai táng phí. Sáu tháng đầu năm 2008, số người hưởng các chế độ tăng nhanh. Có 51.604 người được hưởng BHXH hang tháng tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó hưởng chế dộ hưu trí là 41.061 người, 173.849 người hưởng trợ cấp một lần, tăng 145% so với cùng kỳ năm 2007 (số này tăng cao là do số người nghỉ việc chờ giải quyết chế độ trong năm 2007 sang năm 2008 mới đủ thời gian); 1,3 triệu người được hưởng trợ cấp ốm đau; gần 200.000 lượt người
- được trợ cấp thai sản và 150.000 người được hưởng trợ cấp dưỡng sức… Nhìn chung, Luật BHXH đã quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng của người lao động trên cơ sở thời gian đóng BHXH, tuổi đời, mức suy giảm khả năng lao động, tính chất công việc và điều kiện làm việc của người lao động. Các chế độ bảo hiểm đã được cải tiến, hoàn thiện và được quy định rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tiễn hơn trước đây. BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã xử lý khá kịp thời các chế độ chính sách theo các quy định của luật. 3. Những tồn tại, vướng mắc. * Đối với BHXH bắt buộc: Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc thực hiện Luật BHXH trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Tình trạng đối tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn xảy ra ở nhiều nơi, hầu như địa phương nào cũng có. Luật BHXH qui định: “trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia BHXH cho tổ chức BHXH”. Nhưng thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động, có sử dụng lao động từ những năm 2004, 2006, thậm chí, có doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ năm 1999 (như Công ty TNHH thuỷ, hải sản Phước Hoà) đến nay vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động; hoặc có trường hợp khi thanh tra việc thi hành pháp luật lao động tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát hiện doanh nghiệp “bỏ quên” không tham gia BHXH cho 131 lao động. Tình trạng đóng BHXH không đúng thời gian qui định (chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài) còn diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí có
- doanh nghiệp nợ tiền BHXH lên đến hàng tỷ đồng trong thời gian vài ba năm. Cơ quan quản lý Nhà nước đã tiến hành thanh tra, xử phạt nhưng cũng chưa giải quyết được dứt điểm, khởi kiện doanh nghiệp ra tòa thì chậm được xử lý (Ví dụ: BHXH Thành phố Hồ Chí Minh có đơn khởi kiện Công ty TNHH Lucky Việtt Nam nợ 887,6 triệu đồng BHXH, Công ty Giày Anjin nợ gần 5,53 triệu đồng BHXH trên 4 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý). Việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị không tuân thủ pháp luật về BHXH đã được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau khi nộp phạt doanh nghiệp vi phạm vẫn không chấp hành nghiêm túc qui định về thu nộp BHXH, việc xử lý tiếp theo chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có doanh nghiệp không nộp phạt. Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những qui định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động... Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Ngoài ra, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, vũ trường, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ... không ký kết hợp đồng với người lao động. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người
- sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn đề không dễ đảm bảo. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc là cơ chế, chính sách, chế độ đã ban hành chưa đồng bộ, chậm được triển khai, hướng dẫn. Nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về BHXH. Trong khâu tổ chức thực hiện Luật, mặc dù hệ thống bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp đã nỗ lực tuyên truyền, vận động thực hiện luật nhưng cho đến nay cũng mới chỉ có 70% số người có quan hệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Trong số 30% lao động chưa tham gia, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã. Nguyên nhân của sự việc này thuộc về cả hai phía (người lao động và người sử dụng lao động). Nhiều người lao động chỉ lo cuộc sống trước mắt mà chưa tính đến cuộc sống mai sau, hơn nữa, thu nhập lại không cao nên họ phải “ưu tiên” cho các khoản chi để bảo đảm cuộc sống hiện tại nên chưa đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp (người sử dụng lao động) còn có biểu hiện trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như việc không ký kết hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng trở xuống và nói là đã trả vào tiền lương hằng tháng cho công nhân. Hay việc một số doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động nhưng dây dưa, nợ đọng. Chỉ riêng năm 2007, trên phạm vi cả nước, một số doanh nghiệp còn nợ tới 1.200 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội. Tình hình đó, đòi hỏi việc chỉ đạo thực hiện phải “rốt ráo” hơn, trong đó phải xem xét, sửa đổi nội dung và mức phạt vi phạm hành chính theo hướng truy thu, yêu cầu nộp đủ các khoản nợ đọng, tiếp đó là phạt với mức đủ sức răn đe vi phạm chứ không chỉ nộp phạt tối đa 20 triệu đồng là xong như hiện nay. Ngoài
- ra còn phải nộp thêm một khoản ít nhất bằng lãi suất ngân hàng đối với số tiền nợ đọng. Sự phối kết hợp trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm BHXH còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Các đoàn thể như Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ trong nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, đơn vị ngoài công lập chưa có hoặc có nhưng vừa thiếu, vừa yếu. Các cơ quan thông tin đại chúng chưa chú trọng và chưa thực sự vào cuộc trong việc thực hiện thông tin, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước. Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa được đề cao, do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách tránh né, không thực hiện BHXH cho người lao động hoặc dây dưa chậm nộp, nợ đọng trong thời gian dài nhưng không bị xử lý. *Đối với BHXH tự nguyện: Hiện thời thu nhập của người lao động là rất khác nhau nên BHXH tự nguyện khó triển khai hơn so với BHXH bắt buộc. Vì BHXH bắt buộc có thể thu tại cơ quan, doanh nghiệp còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải thu của từng người một. Và nếu triển khai như vậy thì chi phí cho hoạt động của bộ máy sẽ rất lớn. Thứ đến, liệu người dân có ý thức được lợi ích của mình khi hết tuổi lao động hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống để mà nhiệt tình tham gia hay không? Một cái khó khác là BHXH tự nguyện khác với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác là nó không được phá sản. Và Nhà nước sẽ phải bảo đảm hoạt động cho quỹ BHXH tự nguyện và có thể phải hỗ trợ những khi cần thiết.
- III. GIẢI PHÁP. Hiện nay, trong một đơn vị sử dụng lao động, người lao động đang thực hiện và được hưởng các quyền lợi về BHXH và BHYT cùng một lúc; tuy nhiên phương thức, căn cứ đóng và một số trường hợp đối tượng tham gia BHXH và BHYT chưa đồng bộ, thống nhất. Đề nghị các cấp, các ngành liên quan cần sớm xác định đồng bộ và nhất thể hoá các đối tượng cùng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc; thay đổi và hoàn chỉnh phương thức quản lý, thu nộp BHXH và BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động yên tâm khi tham gia BHXH, BHYT; cơ quan BHXH có điều kiện, cơ sở pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ "trong sạch vững mạnh" hàng năm. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động. Các cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, đồng thời có những biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH. Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân
- trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng./. - Mức đóng BHXH sẽ tăng từ 5% lên 8% tiền lương 02:05' PM - Thứ tư, 26/07/2006 Ngày 21-7, Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động sẽ tăng 5%- 8%.
- Theo Bộ LĐ-TBXH, hiện nay, trong số hơn 10 triệu người có quan hệ lao động, mới chỉ có 6,2 triệu người tham gia BHXH, chủ yếu vẫn là lao động ở khu vực nhà nước. Theo mức đóng hiện nay, tổng số tiền đóng BHXH trong 30 năm của 1 người hưởng lương hưu chỉ đủ chi trả lương hưu bình quân trong 8 năm của người đó. Trong khi đó, thời gian hưởng lương hưu bình quân hiện nay là 16 năm. Với mức đóng và hưởng như hiện hành, Quỹ BHXH chỉ có thể cân đối thu- chi đến năm 2020. Bắt đầu từ năm 2010, sẽ điều chỉnh mức đóng theo lộ trình cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt 8% (vào năm 2016). Tương tự, mức đóng của người sử dụng lao động trước mắt vẫn giữ nguyên là 15%. Tuy nhiên, từ năm 2010, mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ điều chỉnh cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt 18%. Cùng với việc tăng mức đóng BHXH, nhiều quyền lợi của người đóng BHXH sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Luật BHXH tăng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thêm 10 ngày đối với người có thời gian đóng BHXH từ 30 năm trở lên, quy định chi tiết hơn về mức hưởng ốm đau với người mắc bệnh cần chữa trị lâu dài. Về chế độ thai sản, luật tăng số lần nghỉ việc đi khám thai từ 3 lên 5 lần, bổ sung quy định nghỉ 6 tháng với lao động nữ là người tàn tật. Đối với chế độ hưu trí, luật quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để đủ điều kiện nghỉ hưu là 20 năm. Để không bị lạc hậu, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn